Phục hồi hệ sinh thái cho tương lai bền vững

Năm 2021 là năm được Liên hợp quốc phát động cho một thập kỷ (2021-2030) phục hồi của các hệ sinh thái trên thế giới, giúp xóa đói, giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. Việt Nam cũng đang nỗ lực hơn nữa để bảo tồn các hệ sinh thái (HST), nét đẹp của tự nhiên, giá trị đa dạng sinh học, hướng đến phát triển bền vững.

Lâm Đồng nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học (bài cuối)

Huy động nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học; đảm bảo các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan tại địa phương đang được Lâm Đồng hướng đến.

Lâm Đồng nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học (bài 2)

Bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên chính là gìn giữ môi trường sống, đảm bảo các loài sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Lâm Đồng nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học (bài 1)

Với đặc thù thiên nhiên độc đáo, Lâm Đồng là tỉnh có tính đa dạng sinh học cao. Những năm gần đây tỉnh đã không ngừng nỗ lực trong quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của mình và coi đây là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại cũng như sự bền vững cho tương lai.

Thành lập Vườn quốc gia Sông Thanh

Sông Thanh là Vườn Quốc gia đầu tiên của tỉnh Quảng Nam và là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất ở Việt Nam với tổng diện tích hơn 76.500 ha, trải rộng trên địa bàn 12 xã thuộc huyện Nam Giang và Phước Sơn. Nơi đây có hơn 830 loài thực vật bậc cao, trong đó 23 loài đặc hữu của Việt Nam; 49 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

TP.HCM: bảo tồn đa dạng sinh học, liên kết hệ sinh thái

TP.HCM có hệ đa đạng sinh học (ĐDSH) rất phong phú với hơn 1.515 loài thực vật và gần 600 loài động vật…

Gần 2,5 tỷ đồng lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học và bảo tồn

Ngày 01/12, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban phê duyệt gần 2,5 tỷ đồng nhằm lập Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học (ĐDSH), xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 2728).

Hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường

Đồng Nai hiện có mạng lưới quan trắc môi trường các thành phần: nước (nước mặt, nước ngầm), đất, không khí. Mạng lưới này sẽ không hoàn thiện nếu thiếu quan trắc đa dạng sinh học (ĐDSH).

Gìn giữ cho tương lai

Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, rừng phòng hộ Long Thành, sông Đồng Nai, hồ Trị An... là những khu vực có sự đa dạng sinh học (ĐDSH) vào loại nhất Đồng Nai, bao gồm cả hệ động - thực vật trên cạn lẫn dưới nước. Nhiều nghiên cứu, đánh giá cũng chỉ ra rằng, nhờ có những chính sách bảo vệ rừng sớm, hệ thống động - thực vật của Đồng Nai đang nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về cả sự phong phú, đa dạng lẫn tính quý hiếm.

Thế giới cần chung tay vì đa dạng sinh học

Thực trạng đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy thoái nghiêm trọng đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho các quốc gia đều phải có trách nhiệm đối với vấn đề này.

Giới thiệu chương trình vinh danh tổ chức, cá nhân đóng góp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 1-10, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ giới thiệu Chương trình Vinh danh tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn 2010-2020 và Trao giải cuộc thi ảnh Đa dạng sinh học (ĐDSH) Việt Nam năm 2020.

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học rừng Kon Plông

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, có hệ sinh thái rừng phong phú và giàu đa dạng sinh học (ĐDSH). Các cuộc khảo sát chuyên sâu được cơ quan chức năng phối hợp cùng các tổ chức xã hội cho thấy, rừng Kon Plông có thể ví như 'kho báu' về ĐDSH; trong đó có nhiều loài cực kỳ nguy cấp đang được ưu tiên bảo vệ ở mức cao nhất tại Việt Nam và thế giới.

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học vịnh biển Nha Trang

Theo ông Huỳnh Bình Thái – Trưởng BQL vịnh Nha Trang, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng hoạt động bảo tồn ĐDSH vịnh Nha Trang vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thử thách khi nhiều dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng ở các đảo và bên lề vịnh Nha Trang...

Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững

Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) có ý nghĩa rất quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này không dễ dàng, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay. Chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5-6) năm 2020 là 'Hành động vì thiên nhiên', là lời nhắc nhở với các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng cần chiến lược bảo tồn và phát triển ĐDSH với các giải pháp cụ thể, thực chất hơn, hiệu quả hơn.

Nhân Ngày Môi trường thế giới (5/6): Khẩn cấp bảo vệ đa dạng sinh học

Với chủ đề 'Hành động vì thiên nhiên', Ngày Môi trường thế giới năm nay Liên Hợp quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH), trước nguy cơ hàng triệu loài động thực vật tuyệt chủng do những tác động của con người.

Ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái đa dạng sinh học bởi các loài động thực vật xâm lấn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Khu Bảo tồn (KBT) thiên nhiên Pù Hu nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát có tổng diện tích trên 27.052 ha và là KBT có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao. Theo kết quả điều tra, hiện trong KBT có 2.640 loài động thực vật (ĐTV), trong đó có 52 loài thực vật, 51 loài động vật quý, hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Tuy nhiên, những năm qua, tình trạng các loài ĐTV xâm lấn đã đe dọa đến ĐDSH ở KBT.

Phòng, chống lây truyền dịch bệnh từ động vật hoang dã

Tình trạng buôn bán, nuôi nhốt, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) trên thế giới và Việt Nam tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp thời gian qua. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân do nhiều loài ĐVHD mang mầm bệnh có thể lây truyền sang người.

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học

Sóc Trăng được đánh giá là tỉnh có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Nhiều khu vực như: rừng ngập mặn Cù Lao Dung, bãi biển Mỏ Ó, rừng tràm Mỹ Phước… đang có những giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú với các loài động vật, thực vật quý cần được bảo tồn.

Tăng cường bảo vệ động vật hoang dã góp phần bảo tồn nền đa dạng sinh học Việt Nam

Từ năm 1993, Ban thư ký Công ước đa dạng sinh học (ĐDSH) đã thống nhất lựa chọn ngày 22/5 hàng năm là Ngày Quốc tế ĐDSH để kêu gọi các quốc gia, tổ chức và toàn cộng đồng cùng hành động để bảo tồn ĐDSH.

Một số bất cập pháp lý về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen

Vấn đề pháp lý của hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen được quy định cụ thể trong Công ước đa dạng sinh học (ĐDSH) năm 1992, Luật ĐDSH năm 2008, Nghị định thư Nagoya năm 2010 về tiếp cận nguồn gen theo Công ước ĐDSH và Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng pháp luật về vấn đề này còn một số hạn chế cần được khắc phục nhằm bảo đảm quá trình thực thi một cách công bằng, đem lại giá trị cao cho cộng đồng.