Tháng chín
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, người dân Tòng Đậu (Mai Châu) đã biết tự chế vũ khí để đánh giặc. Trong kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp thanh niên Tòng Đậu sôi nổi, hăng hái thi đua đẩy mạnh sản xuất, củng cố hậu phương, góp sức cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ. Với những đóng góp to lớn, Tòng Đậu vinh dự là 1 trong 2 địa phương của huyện Mai Châu được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Làng Cựu (huyện Phú Xuyên, Tp.Hà Nội) với lịch sử hơn 500 năm không chỉ độc đáo với những kiến trúc 'độc nhất vô nhị' mà còn là ngôi làng giàu truyền thống yêu nước, đánh giặc ngoại xâm.
Không chỉ là những người chứng kiến, thanh niên tỉnh Long An còn là những chủ nhân tương lai của quê hương. Họ đã và đang tích cực đóng góp sức trẻ, trí tuệ để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Tri ân truyền thống, chung tay xây dựng quê hương, đó là những trách nhiệm mà đoàn viên, thanh niên Long An luôn hướng tới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của họ.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: 'Kỷ niệm Đội điều trị lán 2'. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Chặng đường 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Long An gắn với 8 chữ vàng 'Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc'.
Sáng 20/8, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức khai hội Lễ hội đền Bảo Hà, thờ phụng danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy - người có công đánh giặc, bảo vệ vùng đất phía bắc và khai khẩn phát triển kinh tế, xã hội nước Đại Việt, thời Hậu Lê.
Sáng 20/8, Lễ hội đền Bảo Hà đã chính thức khai hội tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thu hút hàng ngàn du khách đến từ mọi miền đất nước về tham dự.
Sáng ngày 20/8 (17/7 âm lịch), Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà, thờ phụng danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy - người có công đánh giặc, bảo vệ vùng đất phía bắc và khai khẩn phát triển kinh tế, xã hội nước Đại Việt, thời Hậu Lê.
Thượng tướng quân Doãn Nỗ (tức Lê Nỗ) là một trong những công thần khai quốc triều Lê, từng theo chúa Lam Sơn đánh giặc và lập được nhiều chiến công hiển hách.
Với hơn 30 học viên được huấn luyện quân sự ở khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương (Đà Bắc) vào tháng 2/1945, đây là lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hòa Bình. Từ một đội quân được trang bị vũ khí thô sơ, LLVT tỉnh đã từng bước trưởng thành và trở thành điểm tựa cho toàn dân giành chính quyền trong cao trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc trong các giai đoạn cách mạng sau này.
Sáng 17-8-1966, lực lượng nghi binh của Đại đội 440, huyện Hòa Đa (nay là huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) bám quốc lộ đoạn Suối Nhum đánh bọn biệt kích mở đường (khoảng một trung đội). Địch đánh trả quyết liệt, ta lùi dần về trận địa phục kích theo kế hoạch, lực lượng biệt kích đuổi theo. Cùng lúc đó, một trung đội thám báo của địch ở hướng sông Lũy cơ động hỗ trợ bọn biệt kích ở Suối Nhum. Bộ đội ta vừa đánh trả quyết liệt vừa lùi dần, nhử địch bám theo.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngày 01/7/2024, cả nước đồng loạt tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định địa vị pháp lý, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Mô hình chính quyền, công an phường, điện lực chung tay cùng người dân tính toán, đưa ra các giải pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) được người dân phường Tân Mai đánh giá cao về tính khả thi và mang lại hiệu quả.
Để giải quyết vướng mắc, 2 tỉnh đã thành lập Tổ liên ngành khảo sát thực địa và lấy ý kiến nhân dân. Hơn 99% người dân đề nghị điều chỉnh diện tích thôn 3 về huyện Nam Trà My. Người dân cũng không muốn chuyển hộ khẩu về huyện Kon Plông theo đề nghị của tỉnh Kon Tum.
Những ngày này, trong ngôi nhà của cựu chiến binh (CCB) Đoàn Ngọc Sao (84 tuổi, ở tổ 7, khu 6, phường Thanh Sơn, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), nguyên Khẩu đội trưởng Khẩu đội 2, Trung đội 5 súng máy cao xạ 14,5mm, Đại đội 141, Tiểu đoàn 217 (Quân chủng Phòng không-Không quân) đông khách hơn thường lệ.
Quân khu 1 vừa tổ chức hội thi tuyên truyền viên trẻ Quân khu năm 2024 với chủ đề 'Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh'.
'Cuộc đời một con người mới 43 tuổi đã để lại sự nghiệp như vậy có thể nói là một cuộc đời thật đẹp: Cuộc đời của một người cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc, một vị tướng có đức, có tài, một con người mẫu mực' - Đại tướng Võ Nguyễn Giáp viết về đồng chí Nguyễn Chánh.
Sáng 01/8, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức chương trình trải nghiệm, giáo dục kỹ năng 'Học kỳ trong Quân đội' cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ XI, năm 2024.
Diễn ra trong 3 ngày, từ 29 đến 31-7, Hội thi tuyên truyền viên trẻ Quân khu 1 năm 2024 với chủ đề 'Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh' đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Anh dũng trong thời chiến, tích cực làm kinh tế trong thời bình là tinh thần của người thương binh hạng 4/4 Đinh Công Sỹ, thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận (Yên Sơn). Với mô hình tổng hợp trồng chanh tứ mùa, ổi, cam, keo, nuôi gà mỗi năm thu nhập đến 200 triệu đồng.
Cách đây 50 năm, ngày 18-7-1974, các lực lượng của Sư đoàn 2 (Quân khu 5) đã tiêu diệt cụm cứ điểm của địch tại Nông Sơn-Trung Phước (Quảng Nam), xóa sổ Tiểu đoàn 78 biệt động quân, 1 đại đội bảo an, 10 trung đội dân vệ (lực lượng khoảng 1.500 tên) và phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến đấu của ngụy quân. Ngay sau khi ta tiêu diệt cụm cứ điểm Nông Sơn-Trung Phước, Bộ chỉ huy Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức dự kiến địch sẽ tập trung lực lượng phản kích nhằm chiếm lại khu vực đã mất...
Đại tá Lê Quyên luôn thấm thía hai chữ 'hòa bình', bởi những gì mà ông và các đồng đội đã trải qua là hồi ức mà ông không thể nào quên trong những năm tháng lửa đạn.
Các thành viên Đại đội Giáo dục Ngô Gia Tự - Hà Bắc là những người thầy, tấm gương sáng tiêu biểu cho truyền thống yêu nước hiếu học của dân tộc.
Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố Đà Nẵng đã gặp mặt, tri ân gia đình liệt sỹ là người Công giáo nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024).
Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
Mặc dù đã ở tuổi 'xưa nay hiếm', nhưng cựu chiến binh Hà Ngọc Khánh, 95 tuổi vẫn rất minh mẫn, đôi mắt tinh nhanh, giọng nói hào sảng mang khí phách của người lính trinh sát năm xưa.
Đạn pháo công phá suốt ngày đêm khiến cây rừng cháy rụi, núi đá bị băm vằm, lửa nung trắng xóa thành 'lò vôi thế kỷ'. Thế nhưng, vững chắc hơn sắt đá, những chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) năm xưa đã 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' kiên cường bám trụ, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, viết nên thiên anh hùng ca ngời sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Để hôm nay, sau bốn thập niên, vùng cương thổ Vị Xuyên mướt mát màu xanh hòa bình.
Lễ 'Kỳ phúc lục ngoạt' ở đền Hương Nao là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Trong âm vọng tháng Bảy của những cơn dông oi bức cuối chân trời với những chùm sấm rền và chớp nhì nhằng gạch chéo, tôi lại nghĩ về những người đã ngã xuống. Họ - những liệt sĩ có tên và chưa có tên. Họ - những chàng trai, cô gái tuổi 18, 20 và mãi mãi nằm lại tuổi 20, 18 trẻ mãi như những ngôi sao rạng ngời, gắn trên mộ chí. Họ hy sinh theo đội hình đánh giặc giờ về nằm cùng nhau trong nghĩa trang cũng theo đội hình hàng dọc giống nhau. Tôi bỗng nhớ đến những câu thơ thổn thức từ đáy lòng mình của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trong bài 'Khát vọng Trường Sơn': 'Mười nghìn tấm bia, còn mười nghìn nữa/ Mười nghìn đồng đội nằm rải Trường Sơn/ Mười nghìn hài cốt chưa về khói hương'.
'Con kênh xanh xanh' là ca khúc được viết bằng tấm lòng với đất nước, và tâm hồn rộng mở với quê hương của nhạc sĩ Ngô Huỳnh.
Câu chuyện 'ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam' sau gần nửa thế kỷ vẫn như vẹn nguyên trong ký ức của những người dân Vĩnh Linh. Sau khi sông Bến Hải được chọn làm ranh giới chia cắt tạm thời đất nước, chiến tranh vào hồi ác liệt, những người dân Vĩnh Linh bám trụ quê hương, trở thành những người lính trinh sát, dân quân tự vệ pháo binh, công an vũ trang giới tuyến... Họ ngày ngày vào chiến trường miền Nam thực hiện nhiệm vụ, mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng khí thế sục sôi đánh Mỹ, vì một khát vọng chung là đưa nước nhà đến ngày thống nhất.
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), ngày 17-7, Đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Trước khi viết bài này, tôi cũng như rất nhiều người đều biết ông. Bởi ông là một cán bộ cao cấp với những góc nhìn tâm huyết, sâu sắc về công tác tuyên huấn... Từ chiến sĩ biệt động phát triển thành vị tướng, ông luôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà Đảng, Quân đội và nhân dân giao phó.
Ngày 15-7, tại Vùng Cảnh sát (CSB) biển 3, Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam tổ chức khai mạc Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024.
Hơn 30 năm gắn bó với Đoàn, ông Phạm Hữu Thừa - nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, nguyên Bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre, hiện làm Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong tỉnh Bến Tre. Với ông, trải qua bao thăng trầm, gian khổ nhưng vô cùng tự hào là cán bộ Đoàn, với ông 'nếu có kiếp sau nguyện vẫn làm cán bộ Đoàn'.
Ngày 15-7, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức khai mạc Hội thi 'Tuyên truyền viên trẻ năm 2024'.
Ngày 14/7, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức Hội thi tuyên truyền viên trẻ năm 2024 với chủ đề 'Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh'.
Trên vùng đất Mường Đủ xưa (nay là xã Thạch Bình, Thạch Thành) có đền Tam Thánh. Tương truyền, đây là nơi thờ bộ ba tướng dưới trướng của Tản Viên Sơn thần, gắn liền với truyền thuyết về việc các vị thần phù giúp vua Lý Nam Đế đánh giặc ngoại xâm. Đặc biệt, tại di tích có giếng nước như mang dáng hình bàn chân khổng lồ và người dân địa phương tin rằng, đó là dấu tích thần tiên xưa kia để lại.
Sáng 11-7, tại Thanh Hóa, Kho 661, Cục Xăng dầu, Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội thi 'Tuyên truyền viên trẻ' năm 2024. Dự và chỉ đạo hội thi có Đại tá Vương Đình Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Kho; Đại tá Đặng Ngọc Quyết, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Kho.