Cố đô Huế có hàng trăm công trình, di tích, kiến trúc, cổ vật hàng trăm năm tuổi dễ bị tác động của thiên tai. Vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn di tích và khách tham quan.
Lo sợ bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền, gây mưa rất lớn, ngập lụt diện rộng, ngay từ ngày 6/9 người dân đã tích trữ thực phẩm thiết yếu, khiến nhiều chợ truyền thống và các siêu thị 'cháy' hàng.
36 năm công tác trong ngành giáo dục, lễ khai giảng năm nay thật đặc biệt với thầy giáo Lê Xuân Hạnh (54 tuổi) ở Trường Tiểu học Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
Trong những ngày mùa Thu lịch sử, đất nước hân hoan trong không khí hướng tới kỷ niệm 79 năm Quốc khánh mùng 2/9. Đây là dịp để toàn dân tộc nhớ lại ngày lịch sử khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 55 năm sau ngày Bác đi xa, thế nhưng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân, người Thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, vẫn luôn sống mãi trong trái tim của người dân Việt Nam với lòng khâm phục và kính yêu vô hạn.
Mấy hôm nay, trời mưa dầm dề khiến tôi lại nhớ tới chiếc đèn bão. Mẹ tôi nói, chiếc đèn này có mặt trong gia đình trước lúc tôi chào đời. Sở dĩ người ta gọi là đèn bão vì nó có khả năng chịu gió bão rất tốt.
Đến Bảo tàng Hậu cần, chúng tôi được tham quan nhiều hiện vật quý của Bác Hồ và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội với ngành hậu cần Quân đội (HCQĐ); hiện vật về hậu cần nhân dân; kỷ vật của các anh hùng liệt sĩ, tướng lĩnh, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành HCQĐ trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nào vào lúc nhập nhoạng tối, Bến cũng mong có tiếng gọi 'Đò ơi!' tha thiết bên kia sông. Bến cũng không đếm được cô đã chở bao nhiêu người, bao nhiêu số phận vui, buồn qua sông, nhưng với tiếng 'Đò ơi' chiều đó là kỷ niệm xao lòng...
Chợ nổi Cái Răng từ chỗ là nơi buôn bán, giao thương hàng hóa sầm uất trở thành điểm du lịch đón hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm. Nhưng giờ thu nhập của những người mưu sinh nơi đây chẳng còn được như xưa.
Bản thảo 'Lịch sử Việt Nam bằng hình' tập hợp hơn 2.000 tranh ảnh và bản đồ của đất nước từ buổi sơ khai cho đến ngày nay. Dưới đây là các kỷ vật từ thời chống Pháp, Mỹ.
Những ngày hòa bình đầu tiên là thời khắc khó quên đối với cựu trung sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa Lê Hoàng Văn. Ngày con trai chào đời đúng thời khắc giải phóng, ngày hai cha con được đoàn tụ sau 20 năm chia cách.
Những ngày tháng 3, tháng 4 năm 1975, tôi là lính thông tin của Trung đoàn 36, Sư đoàn 308, Quân đoàn 1.
Trong ngôi nhà cổ hơn trăm tuổi ở ngoại thành Hà Nội, một đại gia đình duy trì truyền thống quây quần gói bánh chưng đón tết Nguyên đán. Những đứa trẻ ngóng chờ được đeo lên cổ chiếc bánh chưng con đang chơi đùa tíu tít quanh nhà.
Ghi nhận trong ngày 19-12, dù đã cận kề Noel, song lượng khách tới mua sắm tại 'thủ phủ' hàng trang trí vẫn khá thưa vắng. Nhiều gian hàng chỉ thấy người qua ngắm đồ và chụp ảnh.
Bảo tàng Ngư cụ trước đây là Phòng trưng bày ngư cụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản (Trường Đại học Nha Trang). Từ năm 2007, cơ sở này được nâng cấp thành Bảo tàng Ngư cụ với diện tích 500m2, trưng bày nhiều mẫu vật từ truyền thống đến hiện đại, phản ánh cuộc sống thường ngày của ngư dân vùng biển. Đây cũng là địa điểm tham quan, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu và khách du lịch.
Gắn bó với thú sưu tầm đèn măng xông đã hơn 10 năm nay, anh Phan Thanh Trung được biết đến là vị 'bác sĩ' mát tay, chữa trị kịp cho những cây đèn hư.
Trong dịp sơ kết một năm đưa vào hoạt động, Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh (144 Đặng Thái Thân, TP. Huế) khai trương thêm không gian gắn liền với vị Đại tướng anh hùng quê hương xứ Huế: lán làm việc của Đại tướng.
Vào họp, Đại tướng có vẻ trầm ngâm như muốn giãi bày điều gì đó sâu lắng âm ỉ trong lòng. Người im lặng một lúc rồi nói: 'Cái linh cảm có khi đúng cả trong khoa học quân sự'.
Sau khi sở hữu được chiếc xe KIA Morning biển số 30H-999.99, có rất nhiều người ngỏ ý muốn mua lại nhưng anh Hiếu không bán và quyết định giữ lại cho vợ sử dụng.
Nhờ những nét vẽ chính xác trên bản đồ trận chiến Xuân Lộc cùng tinh thần dũng cảm, kiên cường, sau 12 ngày đêm, quân đội ta đã tấn công chính xác, tiến vào Sài Gòn.
Với thiết kế lấy cảm hứng từ quốc huy Qatar, tháp Katara, nơi đặt hai khách sạn sang trọng Raffles và Fairmont, nổi bật giữa thành phố từng tổ chức trận chung kết World Cup 2022.
Đó là một vùng bưng trũng rộng ngút ngàn với hàng hàng, lớp lớp các loài thực vật hoang dại phát triển cao quá đầu người. Giữa vùng bưng trũng ấy không biết tự bao giờ có một gò nổi và cây cối um tùm che mát gần như trọn vẹn gò nổi ấy.
Tôi đặt chân đến Đồng Xoài (lúc đó còn là thị tứ của huyện Đồng Phú) vào một tối tháng chín năm 1997, thời gian tái lập tỉnh mới tròn chín tháng. Mưa dầm dề cả ngày khiến con đường từ quán ăn trên ĐT741, được thắp sáng bằng những chiếc đèn bão về khu nhà trọ sũng nhoét đất đỏ. Cả khu vực thị tứ Đồng Xoài, nhà cửa thưa thớt. Vài hộ kéo điện loằng ngoằng từ rất xa mới có được những bóng đèn đỏ quạch, còn hầu hết thắp đèn dầu. Dù đã chuẩn bị tinh thần là nơi sắp đến sẽ không ít khó khăn, tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi hiện thực bày ra trước mắt. Và tôi thấy phân vân khi lập nghiệp nơi xóm núi này.
Trong nhóm mấy bạn cùng lứa, có lẽ tôi và Hoặc thường đi kéo vó cùng nhau nhất, vào mùa hè là chính.
Sau ngày Đài tưởng niệm Thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên khánh thành, tôi thu xếp ra Bắc thăm em. Em và các bạn nằm dưới hàng phi lao xanh rì, tỏa bóng mát rượi.
Với tinh thần 'tương thân tương ái', nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi bão Noru sắp đổ bộ, hai ngày qua nhiều khách sạn, nhà lưu trú trên địa bàn Quảng Nam đã có thông báo mở cửa đón những người dân trong khu vực nguy hiểm đến tránh bão.
Các món đồ cổ này đối với ông Biểu là vô giá từ việc sưu tập, gìn giữ và giới thiệu cho con cháu đời sau biết về những những giá trị của người đời trước để lại.
Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, những món đồ cũ dường như đang dần bị lãng quên. Nhưng với đam mê tìm về những ký ức xưa cũ, ông Nguyễn Xuân Biểu, gần 70 tuổi, ở thôn Minh Chính, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã sưu tầm, lưu giữ những món đồ cũ để gợi nhớ ký ức, hoài niệm về một thời đã lùi vào quá khứ.