Tựa lưng vào dãy núi Thi Sơn, mặt hướng ra dòng sông Đáy uốn lượn, quần thể danh thắng Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn là một trong những địa chỉ văn hóa – tâm linh đặc sắc của vùng đất Hà Nam.
Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch năm 2024, ông Ishikawa Isamu, Phó Đại sứ, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cho rằng: 'Thu hút du lịch cũng giống như tình yêu. Trước hết, phải cho đối phương biết đến sự tồn tại của mình, mài giũa để trở nên thật quyến rũ và truyền tải về sự quyến rũ đó'... Du lịch Hà Nam đã và đang cho thấy sự quyến rũ của mình trong bản đồ của du lịch Việt Nam.
Từ năm 2004 đến nay, năm nào cũng vậy, bắt đầu từ ngày mùng mười tháng Giêng đến hết ngày mùng mười tháng 2 (âm lịch), tròn một tháng hội làng, bà trùm Trịnh Thị Phẩm, thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng dành trọn tâm huyết và công sức truyền dạy những làn điệu hát Dậm độc đáo, đặc sắc của quê hương cho các cháu thiếu nữ trong làng.
Du lịch tâm linh là một trong những loại hình du lịch phổ biến tại Việt Nam và Hà Nam hiện là một điểm đến của loại hình du lịch này. Trên thực tế, du lịch tâm linh thường gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể; gắn liền với lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa truyền thống, lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật và những giá trị tinh thần khác. Cũng chính bởi thế mà du lịch tâm linh không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm khám phá vùng đất mới mà còn mang đến những giá trị khác về tinh thần.
Sở hữu nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh và làng nghề nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch, Hà Nam vừa được Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2024 vinh danh là 'Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á'.
Được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV); trong đó, du lịch được xác định là trọng tâm trong phát triển kinh tế của huyện, những năm qua, Kim Bảng đã triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy TM-DV phát triển. Đến nay, sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 12, ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển TM-DV, trọng tâm là du lịch và logistics tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 12), lĩnh vực TM-DV trên địa bàn đã có những bước tăng trưởng tích cực, tạo điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trong công tác nghiệp vụ bảo tàng có rất nhiều hoạt động, từ nghiên cứu, sưu tầm, khảo cổ, kiểm kê, bảo quản đến trưng bày, tuyên truyền giáo dục và truyền thông. Trong đó, công tác tuyên truyền giáo dục chính là làm công tác thuyết minh viên, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa mà các di tích, hiện vật, tư liệu, hình ảnh trưng bày trong và ngoài bảo tàng đến khách tham quan.
Thiết thực kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024),1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáng 4/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bình Lục phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức nói chuyện chuyên đề về 'Tự hào mảnh đất con người Hà Nam' và 'Dạy con tự lập, giao tiếp tích cực với con'.
Năm 2023, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh đã làm tốt sứ mệnh đồng hành, gỡ khó cho nền kinh tế và sẻ chia cùng doanh nghiệp phát triển. Các ngân hàng cũng thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, luôn quan tâm công tác an sinh xã hội.
Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến Hà Nam ước đạt 4.380.000 lượt khách, tăng 38,87% so với năm 2022, đạt 115% kế hoạch năm. Doanh thu du lịch ước đạt 3.382 tỷ đồng, tăng 57,52% so với năm 2022, đạt 109% kế hoạch năm.
Năm 2023, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực gặp khó, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi... nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp; sự đồng thuận của nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và Hà Nam được đánh giá là một địa phương có tốc độ tăng trưởng cao thứ 8 toàn quốc. Đây sẽ là động lực để Hà Nam tiếp tục 'vượt bão', làm bừng sáng hơn nữa bức tranh kinh tế năm 2024.
So với cả nước, Hà Nam là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và hàm chứa nhiều giá trị đặc sắc. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên ngành, trong đó có việc xếp hạng di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bảo vệ di vật, cổ vật; xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích để phát huy hiệu quả các giá trị của di tích.
Dân gian xưa có câu 'Vắng như chùa Bà Đanh' hay là 'Vắng tanh như chùa Bà Đanh'. Vậy chùa Bà Đanh được nói đến trong câu thành ngữ có thật ở ngoài đời hay chỉ là biểu tượng được ví von?
Việt Nam có nhiều nghệ sĩ múa tài năng, từng đoạt giải cao tại các cuộc thi hay liên hoan múa quốc tế, nhưng rất ít được công chúng biết tới.
Nước ta có nhiều nơi thờ Lý Thường Kiệt, một danh tướng lẫy lừng thời Lý có công 'bình Tống, phạt Chiêm'. Song, chỉ ở vùng đất Thi Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) mới có điệu hát múa Dậm Quyển Sơn để tưởng nhớ Ngài. Nghìn năm qua, những làn điệu hát múa vẫn được người dân gìn giữ và truyền dạy cho các thế hệ.
Tối 20.5, tại Hà Nam, đã khai mạc Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023.
Tối 20/5, Liên hoan các trích đoạn hay Nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức đã khai mạc tại Hà Nam.
Trong năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (Phân hiệu Trường ĐHSP Hà Nội tại Hà Nam) đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm gắn liền với chương trình Giáo dục địa phương như: Tìm hiểu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Chùa Bà Đanh; Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn, huyện Kim Bảng; Tìm hiểu về các hoạt động sản xuất của người dân địa phương (tại trang trại Happy Farm, xã Thanh Sơn, Kim Bảng); Tìm hiểu nghệ thuật truyền thống và lịch sử phát triển của địa phương (tại Nhà hát chèo và Bảo tàng tỉnh)... Các hoạt động được học sinh hào hứng đón nhận và cha mẹ học sinh đánh giá cao.
Ở Hà Nam, danh thắng Ngũ động Thi Sơn và đền Trúc ngự tại núi Cấm đẹp kì thú, hấp dẫn gắn với tên tuổi người anh hùng Lý Thường Kiệt cùng chiến tích lẫy lừng của lịch sử.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 khu du lịch và 12 điểm du lịch cấp tỉnh. Đây đều là các khu, điểm du lịch được nhiều người biết đến và khá ấn tượng đối với du khách khi đến với Hà Nam. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích và khai thác tiềm năng du lịch của các khu, điểm du lịch trên còn cần nhiều sự quan tâm với các giải pháp thiết thực và hữu hiệu hơn nữa.
Hà Nam có rất nhiều những lợi thế để phát triển du lịch, có vị trí địa lý cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, trên tuyến du lịch xuyên Việt nên Hà Nam có ưu thế khai thác thị trường khách du lịch xuyên Việt và thị trường khách du lịch cuối tuần của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Cùng với những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và một bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, đây sẽ là điều kiện tốt để du lịch Hà Nam phát triển bền vững.
Nằm bình yên dưới chân núi Cấm, ẩn mình trong vườn trúc cổ, ngày ngày soi bóng bên dòng sông Đáy hiền hòa là đền Trúc (nằm trong Khu du lịch đền Trúc - Ngũ động Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng) nghìn năm tuổi. Từ lâu, nơi đây là điểm du lịch danh thắng, tâm linh được đông đảo du khách xa gần biết đến, tìm về.
Bên cạnh các yếu tố về thể thao, việc đăng cai tổ chức một số nội dung thi đấu tại SEA Games 31 mang lại cho tỉnh Hà Nam cơ hội tốt để quảng bá về văn hóa, du lịch, con người tỉnh.
Dân gian quan niệm 'Tháng Giêng là tháng ăn chơi', tháng của Tết, tháng đầu mùa Xuân, người dân trẩy hội du xuân. Không chỉ là những hội làng, hội vùng, nhu cầu du xuân của mọi người được mở rộng ra, hướng đến các cảnh đẹp, hội vui khắp mọi miền đất nước. Hà Nam hiện đang là điểm đến của nhiều du khách khi sở hữu những ngôi chùa độc đáo với nhiều cảnh đẹp, trong đó ấn tượng nhất là Khu du lịch Tam Chúc trên địa bàn thị trấn Ba Sao.
Đền Trúc - một di tích lưu giữ mạch nguồn của văn hóa Xa Lang nằm bên sông Ngàn Phố (nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi. Tương truyền, khi hai vị tướng anh dũng ngã xuống, máu của họ chảy đến đâu trúc mọc đến đó và đọng thành vũng trên khu đất cao bên bờ sông.
Hát Dặm Quyển Sơn (xã Thi Sơn, Kim Bảng) là một trong 9 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh. Hát Dặm là loại hình ca múa nhạc độc đáo, đặc trưng trong lễ nghi và phong tục chỉ có ở làng Quyển Sơn. Hát Dặm Quyển Sơn xuất hiện từ thế kỷ XI dưới triều đại nhà Lý và được lưu giữ, tồn tại đến ngày nay.
Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là di tích độc đáo bên bờ sông Ngàn Phố, thuộc thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn – Hà Tĩnh).
Đền Trần Thương; Làng Đại Hoàng; Đền Trúc - Ngũ Động Sơn; Làng dệt lụa Nha Xá; Làng trống Đọi Tam.
Chúng tôi đến đền Trúc (nằm trong Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn, huyện Kim Bảng) đúng mùa lễ hội. Những năm trước, mùa lễ hội, đặc biệt là ngày chính hội mỗi ngày nhà đền đón hàng trăm lượt du khách thập phương. Hết ba tháng xuân, từ tháng tư âm lịch đền mới dần thưa khách. Năm nay thì khác, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, đền không mở hội.
Yên Định có niềm tự hào mà không phải nơi nào cũng có được khi có hai gương mặt phụ nữ tiêu biểu cho hai thời kỳ lịch sử trọng đại của dân tộc.