HÌNH ẢNH ĐOÀN ĐBQH CÁC TỈNH/THÀNH TẠI PHIÊN THẢO LUẬN CỦA QUỐC HỘI VỀ DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Chiều 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

HÌNH ẢNH ĐOÀN ĐBQH CÁC TỈNH/THÀNH TẠI PHIÊN KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV

Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH NINH THUẬN: CHÚ TRỌNG LỒNG GHÉP GIỮA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, KHẢO SÁT, TIẾP XÚC CỬ TRI VỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận tiếp tục triển khai toàn diện các mặt công tác. Trong đó, đối với hoạt động xây dựng pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ chú trọng việc lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành chuyên môn tại địa phương; chú trọng việc lồng ghép giữa hoạt động giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri với hoạt động xây dựng pháp luật…

ĐOÀN ĐBQH TỈNH NINH THUẬN: KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, XỨNG ĐÁNG VỚI TRỌNG TRÁCH CỬ TRI GIAO PHÓ

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, với tinh thần chủ động, không ngừng đổi mới, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch công tác, được cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Dấu ấn đổi mới trong từng lĩnh vực hoạt động của Đoàn đã góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của Quốc hội, xứng đáng với trọng trách được cử tri giao phó.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUY ĐỊNH PHẢI ĐẢM BẢO CHẶT CHẼ, TRÁNH TRỤC LỢI CHÍNH SÁCH

Theo Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ năm, sáng 18/01 tại phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tại phiên thảo luận Tổ về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu tán thành cao sự cần thiết ban hành nghị quyết đồng thời nhấn mạnh, cơ chế, chính sách đặc thù cần quy định chặt chẽ tránh trục lợi chính sách trong quá trình thực hiện.

Không để phát sinh thủ tục khi áp dụng cơ chế đặc thù

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành nghị quyết. Đồng thời, đề nghị trong thiết kế các chính sách cần đảm bảo linh hoạt, dễ thực hiện, bởi thời gian thực hiện các chương trình mục tiêu không còn nhiều.

THẢO LUẬN TỔ 10: THÁO GỠ TRIỆT ĐỂ CÁC VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Sáng 16/01, tiếp tục Chương trình kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025… Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí cao sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH NINH THUẬN TIẾP XÚC CỬ TRI CÁC ĐỊA PHƯƠNG SAU KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV

Ngày 14/12, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 1) gồm các đồng chí: Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chamaleá Thị Thủy, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy có buổi tiếp xúc cử tri xã Hộ Hải (Ninh Hải) và xã Phước Kháng (Thuận Bắc).

Quy định cụ thể về lưu trữ điện tử trong Luật Lưu trữ

Chiều 27/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Lưu trữ năm 2011. Tuy nhiên, đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung giao quy định chi tiết, bảo đảm yêu cầu luật hóa tối đa các nội dung đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm và phát huy hiệu quả trên thực tế; quy định rõ thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bổ sung các hoạt động chỉnh lý tài liệu, bảo quản tài liệu lưu trữ và số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ.

Quy định pháp luật cụ thể là điều kiện để công dân chia sẻ, đồng thuận với việc xử lý đơn thư

Phát biểu tại phiên họp sáng 22/11, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận bày tỏ tán thành cao với Báo cáo về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình ra Quốc hội…

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XỬ LÝ ĐƠN THƯ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

Để góp phần đẩy nhanh, nâng cao chất lượng xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các ĐBQH đề xuất một số giải pháp như: giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh việc rà soát, lập danh sách vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài ở một số địa phương; nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền...

THẢO LUẬN TỔ 10: RÀ SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH MỚI ĐƯỢC BỔ SUNG TẠI CÁC DỰ ÁN LUẬT

Sáng 10/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Thảo luận tại Tổ 10, các đại biểu đề nghị rà soát và đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với quy định mới được bổ sung tại các dự án Luật.

THẢO LUẬN TỔ 10: RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ KỸ LƯỠNG VỀ TÍNH KHẢ THI ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH MỚI ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Chiều 09/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 10, đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng đối với một số nội dung, chính sách mới được quy định tại dự thảo nhằm đảm bảo tính khả thi trên thực tiễn.

THẢO LUẬN TỔ 10: RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH

Chiều 08/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

ĐBQH NGUYỄN VĂN THUẬN: CẦN ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA LUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP VỚI CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN

Chiều 8/11, góp ý tại Phiên thảo luận Tổ về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đề nghị, cần đảm bảo tính thống nhất, tương thích giữa dự án Luật này và các luật liên quan, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng trong thực tiễn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật.

Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù đầu tư dự án giao thông đường bộ

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã dành một buổi để thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết cơ chế đặc thù đầu tư dự án giao thông đường bộ.

THẢO LUẬN TỔ 10: RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ KỸ LƯỠNG, ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI TRONG CÁC QUY ĐỊNH TẠI DỰ THẢO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)

Chiều 2/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 10, các đại biểu thống nhất với sự cần thiết phải xem xét, sửa đổi toàn diện để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đồng thời đề nghị, cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi đối với một số quy định được đề xuất tại dự thảo Luật.

Đại biểu Quốc hội đề nghị quan tâm đầu tư, xây dựng chính sách phát huy hiệu quả giá trị văn hóa

Đại biểu Chamaleá Thị Thủy đề nghị cần đầu tư nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa vào yếu tố con người, quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, xây dựng chính sách phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, khơi dậy sức mạnh dân tộc...

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận kiến nghị để doanh nghiệp địa phương tiếp nhận và quản lý hệ thống truyền tải điện 500kv

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Chamaleá Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng, tình hình thế giới đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, Chính phủ cần giải pháp điều hành linh hoạt và quyết liệt hơn nữa, tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, trước hết cần đầu tư hiệu quả vào yếu tố con người.

Cần chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, tạo điều kiện doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận vốn

Thảo luận sáng 1/11 về giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước cần đồng hành với doanh nghiệp nông nghiệp, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, để hóa giải những thách thức gặp phải.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: TĂNG TỶ LỆ VỐN NHÀ NƯỚC THAM GIA DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án đề xuất thí điểm.

ĐBQH: Cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến chậm triển khai sân bay Long Thành

Chiều 27/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh một số nội dung Nghị quyết 53/2017/QH14 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

THẢO LUẬN TỔ 10: TÁN THÀNH CHO PHÉP KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN HẾT NĂM 2024

Chiều 27/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG GIÁO DỤC, Y TẾ

Góp ý về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có giải pháp phù hợp kịp thời tháo gỡ, giải quyết dứt điểm những khó khăn, nút thắt trong phát triển giáo dục, y tế.

Đại biểu Quốc hội đề nghị thanh, kiểm tra dạy thêm, học thêm

Cần có các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm, để không làm phát sinh các vấn đề nan giải.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 10: ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Sáng 24/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về 06 nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước,… Thảo luận tại Tổ 10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đề ra, trong đó lưu ý đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thường xuyên đối thoại, giải quyết thấu đáo cho cử tri

Ngày 28.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận (Đơn vị bầu cử số 1) đã tiếp xúc cử tri (TXCT) xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc sau Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV.

Cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ngày 24/6, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự thống nhất về sự cần thiết ban hành luật trên cơ sở sáp nhập ba lực lượng với các cơ sở chính trị, đây là nhu cầu thực tiễn mà Tờ trình Chính phủ đã nêu.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: BÁM SÁT VẤN ĐỀ NÓNG, TẠO CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ TRONG THỰC TẾ

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV đã kết thúc tốt đẹp sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và thẳng thắn. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nội dung phiên chất vấn đã bám sát những vấn đề nóng trong tình hình kinh tế xã hội, đồng thời bày tỏ kỳ vọng hiệu ứng lan tỏa của phiên chất vấn sẽ tạo nhiều chuyển biến tích cực trên thực tế, đáp ứng mong đợi của cử tri và nhân dân.

Bên lề Quốc hội: Các Bộ trưởng, Tư lệnh ngành nắm chắc lĩnh vực, trả lời chất vấn sâu sắc

Bên hành lang Quốc hội, trả lời phóng viên báo Tin tức, một số đại biểu Quốc hội ghi nhận phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, Trưởng ngành và các Phó Thủ tướng Chính phủ, đã đi thẳng vào vấn đề, đưa ra nhiều giải pháp tích cực phát triển kinh tế đất nước.

Cao tốc xây xong nhưng đường gom, dân sinh chưa thấy đâu

Phát biểu tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Nguyễn Văn Thuận - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng hạng mục đường gom chưa hoàn thiện, ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt, lao động sản xuất của nhân dân.

CAO TỐC XÂY XONG NHƯNG ĐƯỜNG GOM, DÂN SINH CHƯA THẤY ĐÂU

Phát biểu tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Nguyễn Văn Thuận - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng hạng mục đường gom chưa hoàn thiện, ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt, lao động sản xuất của nhân dân.

CAO TỐC XÂY XONG NHƯNG ĐƯỜNG GOM, DÂN SINH CHƯA THẤY ĐÂU

Phát biểu tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Nguyễn Văn Thuận - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng hạng mục đường gom chưa hoàn thiện, ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt, lao động sản xuất của nhân dân.

Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội sáng qua nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với những khó khăn, thách thức, hạn chế đã được Chính phủ nhận diện. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề nghị cần có các giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; giảm thuế cho doanh nghiệp, thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng với thời gian áp dụng đủ dài nhằm giúp bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng, có chính sách tín dụng hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân, chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người lao động cần dễ tiếp cận hơn.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH NINH THUẬN LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Ngày 31/3, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự (PTDS). Đồng chí Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.

Cần có quy định rõ chính sách về đất đai đối với công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cho rằng, quản lý, quy hoạch nhà ở cho công nhân, người lao động đang còn bất cập, cần đảm bảo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp của công nhân, người lao động.

Phiên chất vấn trực diện, trả lời trách nhiệm làm rõ nhiều lĩnh vực

Sau 2,5 ngày diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tập trung vào 4 nhóm vấn đề gồm Xây dựng, Thông tin và truyền thông, Nội vụ, Thanh tra, cuối phiên chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn một số đại biểu Quốc hội.

Quy định rõ hơn về giá, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có đất bị thu hồi

Thảo luận Tổ về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đánh giá, dự thảo đã giải quyết được một số vấn đề vướng mắc hiện nay. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn nữa nội hàm về tập trung đất đai, tích tụ đất đai; khắc phục độ 'vênh' giữa Luật Đất đai với các luật khác; quy định rõ hơn về giá đất; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất...

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo sinh kế bền vững cho người có đất bị thu hồi

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 3/11, các đại biểu Quốc hội cần khắc phục các vướng mắc trong đảm bảo quyền lợi, tạo sinh kế bền vững cho người có đất thu hồi, đảm bảo có chỗ ở, cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: VIỆC THU HỒI ĐẤT PHẢI ĐẢM BẢO CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TỐT HOẶC BẰNG NƠI Ở CŨ

Các đại biểu Quốc hội tại Tổ 3 cho rằng, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần khắc phục các vướng mắc trong đảm bảo quyền lợi, tạo sinh kế bền vững cho người có đất thu hồi, bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, góp phần giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai...

Cần khắc phục những bất cập trong quản lý hình thức bán hàng online, bán hàng tận cửa

Thảo luận tại tổ ngày 2/11 về dự án Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại các hình thức Bán hàng tận cửa, Bán hàng đa cấp, Bán hàng qua mạng (online) hiện nay đang phát triển với quy mô lớn; nhưng việc quản lý còn nhiều bất cập, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: CẦN CÓ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỐT HƠN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG VÀ LÊN MẠNG XÃ HỘI

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tại Tổ 3 cho rằng cần có một cơ chế quản lý tốt hơn sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường, lên mạng xã hội theo hình thức trực tiếp...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: PHÒNG THỦ DÂN SỰ CÓ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CẢ TRONG THỜI BÌNH VÀ THỜI CHIẾN

Thảo luận ở Tổ 3 về dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc xây dựng dự án Luật là rất cần thiết nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho việc chủ động phòng, chống chiến tranh; phòng, chống ứng phó hiệu quả với các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: CHỈ NÊN QUY ĐỊNH MỘT MỨC GIÁ KHỞI ĐIỂM ĐẤU GIÁ BIỂN SỐ XE Ô TÔ CHUNG ÁP DỤNG TRÊN CẢ NƯỚC

Thảo luận ở Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, nhiều đại biểu Quốc hội đồng thuận với việc chỉ nên quy định một mức giá khởi điểm chung áp dụng trên phạm vi cả nước và nghiên cứu mức giá không quá cao để thu hút được nhiều người tham gia đấu giá.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: VIỆC TỔ CHỨC KỲ HỌP BẤT THƯỜNG KHÔNG CHỈ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH MÀ CÒN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC PHIÊN CHẤT VẤN

Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tổ chức kỳ họp bất thường là không chỉ để giải quyết những vấn đề cấp bách, gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội mà còn nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp của Quốc hội, dự án Luật cũng như các phiên chất vấn.

Đề nghị làm rõ nguyên nhân gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc

Cần phân tích, đánh giá các nguyên nhân tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế.