Nhắc đến Bom Bo là nhắc đến hào khí giã gạo nuôi quân, là nhắc đến lòng kiên trung, tinh thần vượt khó, lòng vị tha thật vĩ đại của đồng bào S'tiêng trên sóc Bom Bo. Bù Đăng tròn 50 năm kể từ ngày giải phóng không thể không nhắc đến sự góp công, góp sức to lớn của đồng bào dân tộc S'tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người dân Bom Bo luôn một lòng theo Đảng, theo Cụ Hồ để giải phóng và xây dựng quê hương.
Từ 10 trường học các cấp ngày tái lập huyện, đến nay Bù Đăng đã có 54 trường, trong đó 26 trường đạt chuẩn quốc gia, trở thành địa phương có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao nhất tỉnh. Số lượng, chất lượng học sinh, giáo viên ngày một tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp… là những điểm nhấn của ngành GD&ĐT huyện Bù Đăng trong những năm qua.
Năm 2024, huyện Bù Đăng được phân bổ 453 tỷ đồng để triển khai xây dựng các công trình. Năm nay thời tiết bất thường, cùng với việc vướng quy hoạch khoáng sản bô-xít đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của huyện. Từ đầu tháng 10, huyện Bù Đăng đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Trong đó, một số công trình xây dựng cầu cống, trường học trên địa bàn huyện cũng đang được đẩy nhanh tiến độ.
'Đã có rất nhiều người hỏi em: 'Vì sao chọn sư phạm mà không phải là các ngành khác?'. Có rất nhiều lý do để em chọn ngành này, nhưng lý do lớn nhất thôi thúc em chọn sư phạm chính là ước mơ, mong muốn được đứng trên bục giảng, được truyền đạt tri thức để xây dựng một thế hệ tương lai cho xã hội. Đây không chỉ là ước mơ của riêng em mà còn là của cả gia đình, cha mẹ' - em Trần Phương Linh, học sinh lớp 12A6, Trường THPT Đa Kia, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập chia sẻ.
Với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là địa phương có đa dạng tôn giáo, Bình Phước cũng đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc, đồng thời xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh.
55 năm đã trôi qua, bản Di chúc thiêng liêng mà Bác Hồ kính yêu để lại cho dân tộc Việt Nam vẫn mãi là văn kiện lịch sử, tài sản tinh thần vô giá, kết tinh những tinh hoa tư tưởng, tâm hồn và đạo đức cách mạng trong sáng, đẹp đẽ của người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ Bác đi xa, nhưng tình yêu thương mà Người để lại trong bản Di chúc vẫn tiếp tục dẫn lối chúng ta trên con đường dựng xây quê hương, đất nước. Và chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những việc mà các cấp ủy đảng, chính quyền Bình Phước đã quan tâm thực hiện tốt di nguyện của Người.
Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Lễ hội của đồng bào các dân tộc là một trong những nét độc đáo rất riêng đang được tỉnh Bình Phước gìn giữ và không ngừng phát huy giá trị.
Thấm nhuần đạo lý 'uống nước nhớ nguồn', 'ăn quả nhớ người trồng cây', những năm qua, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thân nhân, gia đình người có công được các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương và người dân Bình Phước quan tâm thực hiện tốt, thể hiện tấm lòng tri ân đến thân nhân, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) và người có công với cách mạng.
Những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em ở Bình Phước được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, một số trẻ em phải đối diện với những nguy hiểm, nhất là tình trạng bạo hành, xâm hại, đuối nước… đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những giải pháp để bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn.
Bù Đăng là huyện miền núi của tỉnh Bình Phước, với hơn 40% dân cư là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, kỹ năng số còn nhiều hạn chế. Với quan điểm lấy người dân là trung tâm, chủ thể và là đối tượng thụ hưởng của chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, huyện Bù Đăng đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân, từ đó thúc đẩy hình thành công dân số, phát triển xã hội số.
Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã tập trung đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, phát triển cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận chuyên đề phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn nhanh và bền vững.
Với việc lựa chọn những nội dung trọng tâm, mô hình tiêu biểu sát với thực tế địa phương, rõ người, rõ việc, rõ đối tượng và rõ trách nhiệm, thời gian qua việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Bù Đăng đã đạt những kết quả tích cực, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực.
Địa bàn huyện Bù Đăng rộng, dân số đông, trong đó số lượng người dân thuộc hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình lớn với hơn 40.000 người. Đây là những đối tượng được hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo Nghị quyết số 13 và Nghị quyết số 16 của HĐND tỉnh Bình Phước. Nguồn hỗ trợ lớn, số tiền bỏ ra mua BHYT còn lại là không nhiều, cùng với thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân trên địa bàn.
Nhờ làm tốt công tác quy hoạch gắn với đào tạo và bố trí cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, nên trong những năm qua tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp trên địa bàn huyện Bù Đăng ngày một cao. Hầu hết phụ nữ sau khi được đào tạo, bố trí công việc đều phát huy năng lực, sở trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Năm 2023, huyện Bù Đăng có nhiều nỗ lực vượt khó trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, 15/21 nhóm chỉ tiêu thực hiện vượt so với nghị quyết... Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Bù Đăng, cùng nhìn lại một năm phấn đấu đầy nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện để có thêm động lực, niềm tin, tạo tiền đề cho những thay đổi mạnh mẽ của địa phương trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Trong những ngày qua, do mưa lớn, hầu hết các vùng thấp, trũng trên địa bàn huyện Bù Đăng bị ngập sâu. Để đảm bảo an toàn tính mạng người dân, Ban CHQS huyện Bù Đăng đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực phối hợp các phòng, ban, hội, đoàn thể huyện và dân quân tự vệ địa phương kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó, giúp đỡ nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt, tiến hành di dời tài sản, đưa người dân từ vùng ngập lụt đến nơi an toàn.
Những năm gần đây, tỉnh Bình Phước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao để các công trình ở dọc tuyến biên giới, khu vực có đông đồng bào dân tộc sinh sống nhanh chóng hoàn thành, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước nói chung và của tỉnh Bình Phước nói riêng.
Ngành nông nghiệp Bình Phước đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ tập trung cao độ trong việc xây dựng nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp chế biến chuyên sâu. Cao-su, hồ tiêu, hạt điều và các sản phẩm từ chăn nuôi đang được chế biến, xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD, đem lại thu nhập cao cho người dân và lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp.
Nhiều năm liền, rừng của tỉnh Bình Phước không những được giữ vững mà còn không ngừng tăng diện tích nhờ tỉnh đã tập trung nghiên cứu, triển khai công tác trồng rừng bán ngập tại các lòng hộ thủy điện; đồng thời, mạnh dạn giao khoán cho người dân sống gần rừng để bảo vệ rừng theo phương châm 'bốn tại chỗ'.
Vững như mái nhà dài, trải qua mưa nắng, giông tố lại càng mạnh mẽ và trở thành những điểm tựa vững chắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa - đó là những già làng, người có uy tín trong cộng đồng.
Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Thủy, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn 8, xã Bình Minh, huyện Bù Ðăng, tỉnh Bình Phước luôn gương mẫu, tận tụy với công việc hội. Nhiều năm liền, Chi hội CCB thôn 8 và cá nhân ông Thủy được lãnh đạo địa phương, hội CCB các cấp biểu dương, khen thưởng.
Gần 1 năm sau cơn lũ lịch sử tràn qua, với sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự sẻ chia của cộng đồng, người dân vùng 'rốn lũ' Phú Sơn, huyện Bù Đăng đang dần ổn định cuộc sống. Thế nhưng đối với người dân thôn Sơn Lang, họ vẫn nơm nớp những nỗi lo về đường giao thông. Cùng với đó là mong ước có một cây cầu vững chãi nối hai bờ sông Lấp để đảm bảo an toàn mỗi lần qua sông, nhất là trong mùa mưa bão.
Tại sóc Bù Xiết, xã Ðoàn Kết, huyện Bù Ðăng (Bình Phước), già làng Ðiểu Chon được bà con ví như 'đại thụ' của buôn làng.
Xử phạt người 'bốc đầu' xe máyNgày 4-7, Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết, vừa xử phạt hơn 4 triệu đồng đối với Ð.Q.T (trú tại xã Ðại Ðồng, huyện Thạch Thất) về hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh, không đội mũ bảo hiểm.
Chi hội Cựu chiến binh (CCB) thôn 6, xã Phước Sơn, huyện Bù Ðăng, tỉnh Bình Phước có 28 hội viên, trong đó có 21 hội viên là đồng bào dân tộc S'tiêng. Trong quá trình vận động tham gia đóng góp các phong trào xây dựng địa phương và xây dựng hội gặp rất nhiều khó khăn, vì nhận thức của hội viên còn hạn chế, kinh tế khó khăn, có hộ nghèo, cận nghèo.
Chi hội Cựu chiến binh (CCB) thôn 6, xã Phước Sơn, huyện Bù Ðăng, tỉnh Bình Phước có 28 hội viên, trong đó có 21 hội viên là đồng bào dân tộc S'tiêng. Trong quá trình vận động tham gia đóng góp các phong trào xây dựng địa phương và xây dựng hội gặp rất nhiều khó khăn, vì nhận thức của hội viên còn hạn chế, kinh tế khó khăn, có hộ nghèo, cận nghèo.
Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Từ nay đến ngày 7-4, các địa phương có thể tận dụng thời kỳ triều cường kém để lấy nước tích trữ trong ao, mương và dụng cụ chứa nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Ủy ban Dân tộc (UBDT) vừa tổ chức hội thảo đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020, định hướng giai đoạn 2021-2025 các tỉnh khu vực Nam Bộ.
* Nhiều ngày nay, tại khu vực bãi bồi ven sông Văn Úc, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) xuất hiện xe tải, không biển kiểm soát chắn kín con đường độc đạo, khiến người dân không thể đi lại qua đây.