Nâng cao hiệu quả đọc sách, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

Sách pháp luật là công cụ quan trọng, là phương tiện để thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa tri thức pháp lý đến người dân.

Cải cách thủ tục hành chính trong công tác lý lịch tư pháp

Thời gian qua, tỉnh quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát công tác lý lịch tư pháp (LLTP), cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu LLTP, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực LLTP được đẩy mạnh. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý LLTP của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý hộ tịch

Những năm qua, Sở Tư pháp đã làm tốt công tác tham mưu và triển khai hiệu quả các biện pháp tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó bảo đảm công tác quản lý nhà nước về hộ tịch được thực hiện nhanh chóng, khoa học, đáp ứng yêu cầu của người dân.

Công tác tư pháp góp phần phát triển kinh tế, xã hội

Năm 2023, công tác tư pháp đã bám sát chương trình công tác của Bộ Tư pháp, kế hoạch trọng tâm của ngành, gắn việc thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp với công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 25 người giữ chức vụ tỉnh Hòa Bình

Tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Hòa Bình, khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 25 người đang giữ các chức vụ quan trọng do HĐND tỉnh bầu gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND tỉnh...

Đưa kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các cơ quan chức năng trong tỉnh phối hợp triển khai thực hiện tốt. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.

Đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh được triển khai khá đồng bộ, kịp thời, hiệu quả. Hình thức tuyên truyền được triển khai dưới nhiều dạng thức phong phú. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã góp phần định hướng hành vi, nhận thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Đổi mới công tác thi hành pháp luật

Xác định tầm quan trọng của công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL), thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh theo dõi THPL cũng như thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL giai đoạn năm 2018 - 2022. Qua đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, đơn vị, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức THPL.

Tích cực kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Trong những năm qua, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản, kế hoạch về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), đồng thời trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra. Hoạt động này đã góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

Ngành Tư pháp chủ động kiểm soát thủ tục hành chính

Thời gian qua, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu, chủ động tham gia kiểm soát, rà soát các quy định, thủ tục hành chính (TTHC) và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Hồ sơ TTHC giải quyết nhanh gọn tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân khi giao dịch.

Đổi mới trong công tác giám định tư pháp

Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về giám định tư pháp (GĐTP) trên địa bàn tỉnh có bước đổi mới quan trọng, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng, giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án chính xác, khách quan, đúng luật. Đồng thời góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thúc đẩy cải cách tư pháp và phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (TGPL) được các cấp ủy, chính quyền, địa phương quan tâm, chú trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Các cấp, ngành đã linh hoạt, sáng tạo tổ chức tuyên truyền, PBGDPL bằng nhiều hình thức, nhằm đưa kiến thức pháp luật theo phương châm 'dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận' đến với người dân.

Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL sẽ giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn.

Nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở

Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh thường xuyên được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Thực tế cho thấy, ở đâu làm tốt công tác hòa giải, ở đó ANTT, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và phát huy.

Danh sách Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Tại Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, đại biểu đã bỏ phiếu bầu ra các chức danh chủ chốt của UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVI, đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Văn Chương, Quách Tất Liêm, Đinh Công Sứ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Các đại biểu cũng đã bỏ phiếu bầu ra thành viên UBND tỉnh khóa XVII gồm 20 đồng chí; bầu hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm 25 vị.

Hiệu quả công tác thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Thời gian qua, các cấp, ngành đã tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 81, ngày 19/7/2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Thanh tra giao thông tỉnh kiểm tra tải trọng xe tại điểm cân xe thuộc địa phận xã Lạc Thịnh (Yên Thủy).

Xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường góp phần phòng ngừa tội phạm

Sau 8 năm thực hiện Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã đem lại những kết quả tích cực. UBND tỉnh đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, các cấp, ngành, địa phương tập trung triển khai thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) nói chung, áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

Tháo gỡ khó khăn trong thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

Thời gian qua, các cấp, ngành tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), tập huấn nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, giữ gìn ANCT - TTATXH, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) gặp một số khó khăn: quy định của Luật XLVPHC và một số văn bản có liên quan khi áp dụng vào thực tiễn còn bất cập. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào công tác XLVPHC còn thiếu, năng lực, trình độ chưa đồng đều. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cá nhân, tổ chức chưa cao.

Hiệu quả công tác cải cách tư pháp

Trong những năm qua, công tác cải cách tư pháp (CCTP) trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, thiết thực, từng bước đáp ứng yêu cầu công tác CCTP trong tình hình mới.

Tăng cường tuyên truyền pháp luật ở cơ sở

Nếu ví công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống thì đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL chính là cầu nối đưa pháp luật đến với mọi người, đặc biệt là người dân vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Do đó, những năm qua, hoạt động TTPBGDPL luôn được quan tâm hướng hoạt động về cơ sở và đạt nhiều kết quả tích cực.

Hội nghị công chức, viên chức, người lao động năm 2020

Ngày 16/1, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị công chức, viên chức, người lao động năm 2020 và điển hình tiên tiến Sở Tư pháp lần thứ V (2020-2025).