Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cầm Trường Homestay: Can đảm vượt ra 'vùng an toàn'

Hòa vào xu hướng phát triển du lịch cộng đồng, nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi hướng từ sản xuất nông nghiệp sang xây dựng các homestay, dần cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Cầm Trường Homestay, bản Khá, xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ là một trong các cơ sở đang phát triển theo hướng đó…

Trở lại nơi 'rừng che bộ đội...'

Mang trong tim câu thơ 'Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù' (Việt Bắc) của Tố Hữu, chúng tôi về Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ giữa những ngày các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang sôi nổi diễn ra trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Những bản du lịch cộng đồng hấp dẫn ở Điện Biên

Những bản du lịch cộng đồng hấp dẫn khi đến Điện Biên là: Bản Tả Kố Khừ; Bản Che Căn; Bản Mển.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp Điện Biên bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hoạt động du lịch đóng góp khoảng 10% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Mường Phăng hôm nay

Xã Mường Phăng (dịch theo tiếng Thái cổ có nghĩa là nghe ngóng) được ví như một thung lũng Mường Thanh thu nhỏ nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên hơn 30km. Hơn 300 năm trước, trong đoàn người thiên di từ Thuận Châu (Sơn La), những người Thái đã cắm đất dựng nhà, và bản Mường Phăng có từ thuở ấy. Chính tại nơi này, đầu năm 1954, bằng cái nhìn chiến lược, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chọn đặt Sở chỉ huy trận quyết chiến với quân Pháp ở Điện Biên Phủ...

Lưu ngay những homestay xanh mát tựa cổ tích ở Điện Biên

Điện Biên sở hữu nhiều chỗ nghỉ dưỡng không chỉ đẹp ấn tượng mà còn gần gũi với thiên nhiên.

Bản hùng ca thời bình trên đất Mường Phăng

Năm tháng qua đi, vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ – nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã khoác lên mình màu áo mới. Những bản hùng ca của thời bình đang được viết tiếp bằng niềm tự hào, sự trân quý của cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.

Mường Phăng ngày ấy, bây giờ

Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, ngoài các địa danh nổi tiếng như Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, đồi A1... không thể không nhắc đến Mường Phăng. Đây là nơi đặt Sở Chỉ huy - cơ quan đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày (từ 31/1-15/5/1954).

Mường Phăng ngày ấy, bây giờ (bài 4)

Bài 4: 'Vinh quang thay đất Mường Phăng'ĐBP - 'Vinh quang thay đất Mường Phăng/Có hầm Đại tướng, có rừng chỉ huy'. Chiến tranh đã lùi xa 70 năm, Mường Phăng trở thành địa chỉ chói lọi trong bản đồ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ hôm nay quyết tâm chung tay, góp sức gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử xây dựng quê hương cách mạng khởi sắc.Bài 3: Vùng đất lịch sử vượt khó vươn lênBài 2: Góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên PhủBài 1: Mường Phăng - Trái tim chiến dịch Điện Biên Phủ

Khơi dậy những tiềm năng du lịch còn tiềm ẩn của Điện Biên

Nếu Điện Biên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì điều quan trọng nhất là phải phát hiện, khơi dậy và phát triển mạnh mẽ những tiềm năng còn tiềm ẩn; cần lấy mô hình du lịch cộng đồng làm trung tâm, gắn với phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững...

Sức sống mới ở Mường Phăng

'Diện mạo ngày càng khởi sắc', đó là cảm nhận của nhiều người khi đến xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Có được đổi thay đó là nhờ sự nỗ lực, chung tay góp sức của chính quyền và nhân dân địa phương trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM).

Sức vươn thành phố trẻ

TP. Điện Biên Phủ - thành phố trẻ ở cực Tây Tổ quốc đang nỗ lực không ngừng để 'thay da, đổi thịt'. Từ các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội đến đầu tư, kiến thiết cơ sở hạ tầng đều có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều công trình mới mọc lên, diện mạo đô thị ngày càng khang trang hiện đại, cho thấy sức vươn của một thành phố trẻ, xứng đáng là trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh nhà…

Điện Biên: Hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch

Những năm qua, Điện Biên xác định phải tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương, đặc biệt là từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, để hỗ trợ đồng bào thiểu số khu vực vùng sâu, vùng xa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Ða sắc màu văn hóa Ðiện Biên

Ðiện Biên - mảnh đất cực Tây Tổ quốc, nơi hội tụ 19 dân tộc sinh sống, với 19 sắc màu văn hóa. Di sản văn hóa Ðiện Biên chính là những phong tục, tập quán, những giá trị tinh thần gắn với cuộc sống của đồng bào các dân tộc được lưu giữ từ hàng nghìn năm nay. Trong đó bao gồm cả những lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt; Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La; Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú; Lễ hội Hạn Khuống…

Kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023) - Trở lại Mường Phăng

Chúng tôi về thăm Điện Biên Phủ, nơi dấu tích hào hùng gần 70 năm trước, giờ đây trở thành một quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia, hàng năm thu hút rất nhiều khách tham quan, du lịch trong nước và quốc tế. Đứng giữa bao la đất trời Điện Biên, văng vẳng đâu đây tiếng thì thào của gió, tiếng hò kéo pháo của những người lính Điện Biên năm xưa, mang trong tim niềm khát khao độc lập - tự do.

Khơi dậy tiềm năng du lịch cộng đồng

ĐBP - Cuộc sống càng đủ đầy, hiện đại, dường như càng khiến con người mong muốn trở về với những gì đơn sơ, giản dị, gần gũi thiên nhiên. Vì vậy, du lịch cộng đồng chính là cầu nối hiện thực hóa sở thích của người lữ hành nơi miền đất lạ. Ở Điện Biên, cùng với hệ thống quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là nơi sinh sống tập trung 19 dân tộc thiểu số anh em, cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với những giá trị văn hóa độc đáo của người dân bản địa là địa chỉ không thể bỏ qua trong hành trình khám phá và trải nghiệm của du khách.

Rộn ràng mùa Thu nhặt hạt dẻ trong đại ngàn Mường Phăng

Hạt dẻ Mường Phăng có kích thước đều, vỏ màu nâu đen, nhân hạt chắc có màu trắng tinh, rang lên cho mùi thơm và vị rất bùi, là món ăn vặt được giới trẻ ưa thích...

Phát triển du lịch cộng đồng

ĐBP - Phát huy tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa các dân tộc, những năm gần đây một số huyện trên địa bàn tỉnh quan tâm phát triển du lịch cộng đồng. Đây là loại hình du lịch phù hợp với xu thế hiện nay, hứa hẹn tạo bước đột phá, góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch, xây dựng kinh tế du lịch Điện Biên phát triển bền vững.

Bán ma túy tại nhà, lĩnh 7 năm 3 tháng tù

Sáng 14.9, Tòa án Nhân dân TP Chí Linh xét xử trực tuyến vụ án hình sự đối với bị cáo Phạm Quốc Cường (sinh năm 1996, ở khu dân cư Lạc Sơn, phường Thái Học, Chí Linh) về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Báo Al Jazeera: Việt Nam mở cửa du lịch, người dân Điện Biên lựa chọn làm du lịch bền vững

Người dân Điện Biên tập trung đầu tư các homestay truyền thống để phát triển du lịch nhưng không đánh mất bản sắc và phá vỡ cảnh quan.

Về Mường Phăng ngắm không gian bản làng của đồng bào Thái ở Điện Biên

Sức hấp dẫn, lôi cuốn của Mường Phăng đối với du khách thập phương bởi nơi đây là vùng căn cứ địa cách mạng lịch sử gắn liền với địa danh Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Về Mường Phăng ngắm không gian bản làng của đồng bào Thái

Từ lâu, xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) luôn là điểm đến trong hành trình du lịch của mọi du khách trong và ngoài nước khi đến Điện Biên.

TP. Điện Biên Phủ tập trung chăm sóc lúa chiêm xuân

ĐBP - Vụ chiêm xuân 2022, TP. Điện Biên Phủ gieo cấy hơn 1.070ha lúa, tập trung chủ yếu tại các xã vùng ngoài, như Pá Khoang, Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn. Trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường, nông dân trên địa bàn thành phố đang tập trung chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh để lúa xuân phát triển tốt.

Văn hóa TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Trong bản thống kê 19 dân tộc sinh sống ở tỉnh Điện Biên, có tới 18 cộng đồng dân tộc thiểu số với những đặc trưng riêng về phong tục, tập quán, văn hóa. Đây chính là thế mạnh đặc thù mà Điện Biên đã quan tâm đầu tư, bảo tồn để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, trở thành động lực góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở địa bàn phên dậu của Tổ quốc.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

ĐBP - Giai đoạn 2011 - 2020, với sự đoàn kết, phấn đấu nỗ lực, sáng tạo, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, tỉnh ta đã đạt được những kết quả ấn tượng về Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM). Ðến nay, toàn tỉnh có 38 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, một số xã công nhận đạt chuẩn NTM, các tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, chưa thực sự bền vững. Do đó, việc nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM là vấn đề quan trọng được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và các địa phương đã và đang tập trung thực hiện.

Du lịch Điện Biên ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19

ĐBP - Ngành Du lịch tỉnh Điện Biên đã và đang phải chịu những tác động không nhỏ do ảnh hưởng của đợt dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là đợt bùng phát thứ 4. Trước đó, Lễ hội Hoa Ban - điểm nhấn thu hút du khách của Điện Biên thêm một lần lỡ hẹn. Ngoài ra, Điện Biên lại không may mắn khi có tên trên bản đồ dịch bệnh với 58 ca nhiễm trong đợt dịch. Dù đã kịp thời kiểm soát tốt tình hình nhưng nỗi lo dịch bệnh vẫn khiến Điện Biên không còn an toàn trong mắt du khách. Biến chủng mới của SARS-CoV-2 tiếp tục gây ra những diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành khác trên cả nước nên việc đi lại, di chuyển của người dân cũng hạn chế hơn rất nhiều. Tất cả các nguyên nhân đó dẫn đến thực trạng là lượng khách đến với Điện Biên, nhất là từ sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đến nay sụt giảm nghiêm trọng. Ngành du lịch lại một lần nữa rơi vào trạng thái 'đóng băng' khi đợt dịch thứ 4 bùng phát.

Thu hẹp khoảng cách từ huyện lên phố

ĐBP - Sáp nhập về TP. Ðiện Biên Phủ, 4 xã: Nà Nhạn, Nà Tấu, Mường Phăng, Pá Khoang đang được quan tâm đầu tư về mọi mặt, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới, rút ngắn khoảng cách giữa các xã, phường trên địa bàn thành phố.

Khám phá 'trái tim' của Mường Phăng

Trên bản đồ du lịch, bản Che Căn ở vị trí trung tâm của vùng đất Mường Phăng lịch sử. Từ đây có thể tới tham quan Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, leo lên đỉnh núi Pú Huốt nhìn toàn cảnh TP Điện Biên, hay vào bản làng nghề truyền thống của người H'Mông, người Khơ Mú, đạp xe qua rừng dẻ, ngắm hoa đào bên hồ Pá Khoang thơ mộng.

Chuyển biến tích cực từ chủ trương lớn

ĐBP - Thực hiện Nghị quyết số 815/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Ðiện Biên, từ ngày 1/1/2020, 4 xã: Nà Tấu, Mường Phăng, Pá Khoang và Nà Nhạn (huyện Ðiện Biên) đã được điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập về TP. Ðiện Biên Phủ. Ðây là chủ trương lớn, nhận được sự đồng thuận cao của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Dù mới sáp nhập gần 1 năm, song cuộc sống của người dân, diện mạo các địa phương này đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tạo không gian văn hóa đa dạng sắc màu

ĐBP - Ðiện Biên có 19 dân tộc cùng sinh sống với những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và tín ngưỡng; đồng thời ẩm thực của các dân tộc mang đậm văn hóa của vùng cao Tây Bắc tạo nên sức hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Ðây là những tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch nếu các điểm, khu du lịch biết khai thác một cách hiệu quả…

Giữ gìn nếp nhà Thái cổ Che Căn

Những nếp nhà phủ mầu rêu xám ở bản Che Căn (xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ) có sức níu giữ kỳ lạ bởi nét cổ kính, trầm mặc. Ở bản Thái cổ bình yên ấy, du khách cảm nhận được nhịp sống sôi động thường ngày hòa trong nét văn hóa nghìn đời của người Thái ở Che Căn nói riêng và cộng đồng dân tộc Thái ở Mường Thanh nói chung.

Phát huy sức trẻ, tình nguyện vì cộng đồng

ĐBP - Với tinh thần 'Ðâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên', những năm qua, đoàn viên thanh niên (ÐVTN) TP. Ðiện Biên Phủ không ngừng phát huy sức trẻ, có nhiều hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tạo dấu ấn sâu đậm trong đời sống xã hội, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xây dựng 2 'Nhà nhân ái' cho ĐVTN

ĐBP - Ngày 15/7, Thành đoàn Điện Biên Phủ tổ chức khởi công xây dựng 'Nhà nhân ái' cho 2 gia đình đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có hoàn cảnh khó khăn là Lường Văn Định, bản Che Căn (xã Mường Phăng) và Lò Thị Thơm, bản Văng (xã Pá Khoang).

Du lịch xanh: Khai thác của hiện tại, để dành cho tương lai

ĐBP - Những năm gần đây, du lịch xanh đang trở thành xu hướng ở nhiều nơi. Ðối với Ðiện Biên, có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, lịch sử phong phú đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh. Tuy nhiên, từ thực tế, có thể thấy hướng đi này vẫn chưa phổ biến tại tỉnh ta.

Điện Biên: Nền nhiệt giảm sâu, băng mỏng xuất hiện ở nhiều địa bàn

Tại nhiều xã vùng cao của các huyện Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Nhé... và một vài xã khu vực nằm vùng ngoài lòng chảo Mường Thanh (huyện Điện Biên) đã xuất hiện tình trạng sương muối và băng mỏng.

Băng mỏng xuất hiện ở Điện Biên

Tại tỉnh Điện Biên, do ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục tăng cường, nền nhiệt độ trên địa bàn giảm mạnh.

Xây dựng nông thôn mới ở Mường Phăng: Cách mạng từ lòng dân

Mường Phăng xưa là rừng sâu núi thẳm, thuộc ngoại vi lòng chảo Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Nơi đây, năm 1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt làm đại bản doanh chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ để đưa ra kế sách 'Đánh chắc tiến chắc'.