'Điểm tựa' biên cương (Bài 1): Khi 'nhà' có đảng viên

Trong cuộc sống, ai cũng cần có một 'điểm tựa'. Đối với người dân vùng biên cương, 'điểm tựa' ấy không đơn thuần là vật chất mà còn là tình cảm thiêng liêng của tình quân - dân thắm thiết. Tựa vào nhau tạo nên thế trận lòng dân vững chãi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc Khơ Mú

Đồng bào dân tộc Khơ Mú trên địa bàn tỉnh ta có 224 hộ, trên 1.000 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở huyện biên giới Mường Lát. Tại khu phố Đoàn Kết, xã Tén Tằn (nay là thị trấn Mường Lát) hiện có 169 hộ với hơn 750 nhân khẩu sinh sống và là nơi có hơn 10km đường biên giới giáp huyện Sốp Bâu (Lào). Đồng bào dân tộc Khơ Mú ở đây trước kia sống du canh, du cư, cư trú ở vùng rừng núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy. Phương thức canh tác lạc hậu, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ tín ngưỡng thờ cúng, ma chay, cưới hỏi, lễ tết và sinh hoạt gia đình; hôn nhân theo nguyên tắc thuận chiều, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ; đám ma người Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ngưỡng...

Tắt sóng mạng 2G - 'Mở lối' đưa người dân lên môi trường số (Bài cuối): Những thách thức đặt ra

Việc tắt sóng mạng 2G không chỉ giúp tối ưu hóa hạ tầng, nguồn lực phát triển các công nghệ viễn thông hiện đại hơn mà còn để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên việc tắt sóng mạng 2G hiện nay vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông phải có chiến lược thực hiện và các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu, phương án phát triển hạ tầng... để không làm gián đoạn liên lạc của khách hàng.

Nhận diện khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Mường Lát

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng còn yếu so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho sự phát triển mọi mặt của huyện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là hoạt động của tội phạm liên quan đến ma túy... Đây có thể coi là những cản trở nội tại của huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc thực hiện chương trình XDNTM. Bởi vậy, sau hơn 13 năm nỗ lực triển khai thực hiện XDNTM, Mường Lát vẫn là huyện duy nhất trên địa bàn Thanh Hóa 'trắng' xã NTM.

Cuộc sống mới của người Khơ Mú ở Mường Lát - Bài 1: Thiếu sinh kế bền vững

Từ thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), chúng tôi vượt chặng đường núi gần 300km đến thị trấn Mường Lát. Để tới được khu phố Đoàn Kết - nơi có đến 99% là đồng bào Khơ Mú sinh sống - Chủ tịch Hội LHPN huyện Mường Lát Hà Thị Nhơn phải nhờ sự trợ giúp của các 'tay lái cừ khôi' là cán bộ xã mới có thể thuận lợi đưa đoàn công tác vào.

Xã vùng biên Mường Chanh nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Mường Chanh (Mường Lát) đã và đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí. Mặc dù vẫn còn bộn bề khó khăn, nhưng diện mạo địa phương đã có nhiều đổi thay tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Thanh Hóa: Ít nhất 5.000 hộ nghèo, gia đình chính sách được hỗ trợ về nhà ở

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Sớm cấp phép khai thác mỏ cát xây dựng trên địa bàn Mường Lát

Không có mỏ còn thời hạn cấp phép khai thác, người dân và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Mường Lát đang phải mua cát với giá cao từ các huyện Quan Hóa, Bá Thước, hoặc từ tỉnh Hòa Bình.

Người dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn biên giới, tuyên truyền vận động nhiều người dân tự giác giao nộp nhiều vũ khí, vật liệu nổ.

Bộ đội Biên phòng tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Nhằm thực hiện tốt công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, với phương châm 'Vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng', lực lượng Bộ đội biên phòng đã phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn biên giới đẩy mạnh rà soát, nắm tình hình, lập danh sách những địa bàn trọng điểm, đối tượng có biểu hiện nghi vấn để gặp gỡ tuyên truyền, vận động, ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.

Khó khăn tại một số dự án tái định cư

Với định mức hỗ trợ hiện tại là 300 triệu đồng/hộ với khu tái định cư tập trung và 150 triệu đồng/hộ với khu tái định cư liền kề theo quy định của tỉnh sẽ khó để thực hiện, bởi địa bàn huyện Mường Lát bị chia cắt, độ dốc lớn, giao thông khó khăn, phát sinh chi phí triển khai dự án. Qua rà soát, đến nay đã có 2 dự án chưa thể trình thẩm định do khi thiết kế vượt nhiều so với tổng mức đầu tư. Đây là một trong những khó khăn khiến các dự án tái định cư trên địa bàn huyện Mường Lát chậm triển khai trong thời gian qua.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Mường Lát

Cử tri huyện Mường Lát kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đầu tư một số khu tái định cư phục vụ di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ mất an toàn do thiên tai; nâng chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, bản...

Để Mường Lát vươn lên thoát nghèo bền vững

Là một huyện biên giới có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thế nhưng bằng quyết tâm chính trị cao, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ các giải pháp cũng như thực hiện nhiều chính sách dân tộc thiết thực, hiệu quả, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả từ hỗ trợ nhà ở cho người nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2079/QĐ-UBND về 'Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025'. Đề án được thực hiện tại 6 huyện nghèo gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước.

Gỡ khó trong thực hiện các dự án sắp xếp dân cư vùng thiên tai

Hiện nay ngành nông nghiệp và các huyện miền núi của tỉnh đang tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư (TĐC), di chuyển các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai đến nơi ở an toàn, ổn định đời sống.

Nhịp cầu nối những bờ vui

Ở những vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều cây cầu treo dân sinh đã và đang góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những bản làng hồi sinh sau lũ

Sau nhiều năm, những bản làng từng bị thiên tai, lũ lụt tàn phá nay đã khoác lên màu áo mới. Một sức sống mãnh liệt đang hồi sinh ở vùng đất 'chết'.

Xóm trọ chật vật trong nắng nóng

Thời tiết những ngày hè nắng nóng cao điểm, khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của những người lao động, công nhân, bệnh nhân... ở những xóm trọ vất vả, chật vật hơn.

Phòng, chống lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi

Do biến đổi khí hậu, những năm gần đây, khu vực miền núi của tỉnh liên tục hứng chịu những trận lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản.

Lễ đón mẹ lúa của đồng bào Khơ Mú huyện Mường Lát

Người Khơ Mú là một trong bảy dân tộc sinh sống trên địa bàn miền núi cao tỉnh Thanh Hóa. Địa bàn cư trú chủ yếu tập trung ở hai bản: Bản Lách, xã Mường Chanh và bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn. Trong cuộc sống và sinh hoạt, đồng bào vẫn còn lưu giữ và thực hành nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, trong đó lễ đón mẹ lúa - phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp là nghi lễ độc đáo và tiêu biểu.

Mường Lát chú trọng phát triển giao thông về các thôn, bản

Xác định phát triển giao thông là 'đòn bẩy' thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo tại các thôn, bản vùng khó. Những năm qua, bằng việc tận dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện vùng biên Mường Lát đã tập trung nguồn lực vào việc nâng cấp, sửa chữa, cũng như đầu tư mới hệ thống các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn bản, từ đó góp phần giúp cho nhiều địa phương khởi sắc.

Tôn trọng và nương tựa vào tự nhiên qua lễ tục cầu mưa của đồng bào Khơ Mú

Tộc người Khơ Mú ở Thanh Hóa sinh sống tập trung ở vùng núi cao tiếp giáp với nước bạn Lào thuộc bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và bản Lách, xã Mường Chanh (Mường Lát). Tộc người Khơ Mú còn có tên như: Xá Cẩu, Pu Thênh. Với lịch sử hình thành ở vùng Bắc Lào và cư trú dọc theo biên giới Việt - Lào, nằm trong khối cộng đồng Lào Thênh nên ở Thanh Hóa đồng bào đồng bào Khơ Mú tự gọi mình là KhMụ, KmMụ, Cư Mụ (nghĩa là người hay nhóm người) hoặc Tênh hay Pu Tênh (có nghĩa là người ở trên núi cao). Người Thái Thanh Hóa gọi người Khơ Mú là người Kha hay người Xá (có nghĩa đen như giàn bếp). Về dân số, người Khơ Mú hiện có 224 hộ với hơn 1.000 người; bản Đoàn Kết có 169 hộ với gần 753 người; bản Lách có 55 hộ với 260 người.

Mường Lát nỗ lực 'xóa trắng' xã nông thôn mới

Đã 13 năm từ ngày tỉnh Thanh Hóa triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng đến nay, Mường Lát là huyện duy nhất vẫn 'trắng' xã NTM. Thực tế này đã và đang đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân huyện Mường Lát phải thật sự nghiêm túc, nhìn thẳng vào những khó khăn nội tại để từ đó chung sức, đồng lòng sớm xóa 'trắng' xã NTM.

Thách thức trong xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng biên Mường Lát

Bộ tiêu chí mới cho xây dựng nông thôn mới (NTM) được Trung ương ban hành và áp dụng từ tháng 8-2022 với nhiều chỉ tiêu và tiêu chí nâng cao hơn so với trước, đặt ra không ít những thách thức với nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện miền núi. Mường Lát là huyện duy nhất đến nay vẫn 'trắng' xã NTM, áp vào bộ tiêu chí mới khó lại càng khó. Qua rà soát theo bộ tiêu chí mới, Mường Lát chỉ đạt trung bình 4,86 tiêu chí/xã. Và nếu chiếu theo mục tiêu phấn đấu có xã đạt chuẩn NTM và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM trong giai đoạn 2021-2025 thì nhiệm vụ với Mường Lát trở nên khó khăn, nan giải hơn bao giờ hết.

Ban Chỉ đạo 901 tỉnh Thanh Hóa khảo sát thực tế tại huyện Mường Lát

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 901 tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 có chuyến khảo sát 3 ngày (từ ngày 19 đến 21-4) tại huyện Mường Lát để nắm bắt tình hình thực tế phục vụ xây dựng Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Dưới đây là một số hình ảnh đoàn khảo sát thực địa tại huyện Mường Lát.

Bình yên, hồn hậu nơi vùng đất cực Tây xứ Thanh

Vùng đất cực Tây của xứ Thanh luôn đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc với những con người chân chất, bình dị, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, yên bình, níu giữ bước chân lữ khách. Đó là Mường Lát.

Huyện đoàn Mường Lát ra quân Tháng Thanh niên năm 2022

Tại bản Ón, xã Tam Chung, Huyện đoàn Mường Lát đã khởi động Tháng thanh niên và Chương trình 'Tháng ba biên giới - Biên cương tổ quốc tôi' năm 2022.

Chương trình 'Tháng 3 biên giới - biên cương tổ quốc tôi' tại Mường Lát

CLB hiến máu Ngọc Lặc phối hợp với Huyện đoàn Mường Lát, các CLB thiện nguyện và đoàn thanh niên một số đơn vị vừa tổ chức chương trình 'Tháng 3 biên giới - biên cương tổ quốc tôi' tại huyện Mường Lát.

Trên đất trấn ải Tén Tằn - Kỳ 2: Dưới chân dãy Pha Lăng Am

Bản Nà Pang hàng trăm năm nay là địa bàn cư trú của người Khơ Mú, những người nhất mực sùng kính quan Tư mã Hai Đào. Bên dòng suối Cánh Pang, còn đó một hang đá hình hàm ếch nhô ra từ vách núi đá, có một bàn thờ nhỏ đơn sơ. Người dân bản thường đến đây cúng lễ mỗi khi bản có sự kiện trọng đại hoặc bản thân có nguyện vọng gì muốn cầu xin.

Thành lập thêm các chốt, tổ kiểm soát lưu động phòng, chống dịch COVID-19 tại biên giới và khu vực biên phòng

Nhằm tăng cường quản lý người xuất, nhập cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã thành lập thêm 6 chốt, 6 tổ kiểm soát lưu động phòng, chống dịch COVID-19 tại biên giới và khu vực biên phòng.

Ổn định đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Khơ Mú

Sau 4 năm triển khai và thực hiện Đề án 'Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020', đến nay, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Khơ Mú ở huyện Mường Lát có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện đáng kể.

Nâng cao kiến thức cho đồng bào dân tộc Khơ Mú, huyện Mường Lát

Sáng 26-11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa chủ trì phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuộc Đề án 'Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa' năm 2020.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Mường Lát

Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, đơn vị bầu cử huyện Mường Lát, gồm các ông: Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lương Minh Thông - Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát; Sung Thị Xia - Phó Chủ tịch UBND xã Nhi Sơn đã tiếp xúc cử tri xã Mường Chanh, huyện Mường Lát trước kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII.

Mường Chanh nỗ lực thoát nghèo

Gần 10 năm qua, Nhân dân xã Mường Chanh, huyện vùng cao biên giới Mường Lát vẫn còn nhớ như in hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đến thăm bà con trong dịp Tết Độc lập năm 2011.

Thủ tướng tin tưởng một giai cấp nông dân Việt Nam tự cường, sáng tạo

'Tất cả chúng ta đều tin tưởng một giai cấp nông dân Việt Nam tự cường, sáng tạo trong giai đoạn mới, một lớp nông dân mới trung thành với Tổ quốc, có kiến thức khoa học công nghệ để vươn lên mạnh mẽ, có khát vọng để xây dựng đất nước phồn vinh'.

Thanh Hóa: Phát hiện 2 người bị sốt, viêm họng sau khi trở về từ Đà Nẵng

Trung tâm y tế huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 người có dấu hiệu sốt, viêm họng sau khi trở về từ Đà Nẵng và tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Hai người ở Thanh Hóa từng đi du lịch Đà Nẵng âm tính với SARS-CoV-2

Các bệnh nhân có biểu hiện ho và rát họng nên được Trung tâm Y tế huyện Mường Lát (Thanh Hóa) lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Xây dựng nông thôn mới ở các bản vùng biên đặc biệt khó khăn

Với sự chỉ đạo quyết liệt, cách làm phù hợp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và giảm nghèo bền vững ở các thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, đã có 20/122 thôn, bản đạt chuẩn NTM, chiếm 16,4%. Dự kiến đến hết năm 2020, có thêm 17 thôn, bản đạt chuẩn NTM, nâng tổng số thôn thuộc phạm vi đề án lên 37/122 thôn, đạt 30,3%.

Lớp học xóa mù của người lính quân hàm xanh

Giữa đại ngàn biên cương Mường Lát, mỗi khi màn đêm buông xuống, từng tốp người già trẻ lại hồ hởi kéo về lớp học xóa mù của người lính biên phòng.