Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn (xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định) được quy hoạch thành vườn quốc gia theo Quyết định phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị) phải ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm rịt để tháo gỡ bẫy thú được thợ săn giăng mắc.
Những loài cây vừa được các nhà khoa học, cơ quan chức năng phát hiện ở vùng rừng có độ cao hơn 1.000m của tỉnh Quảng Trị, có ý nghĩa cho khoa học bảo tồn và sinh kế địa phương.
Mới đây, 56 hộ gia đình với 271 nhân khẩu ở vùng Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, có niềm vui nhận nhà mới.
Tập đoàn Sơn Hải dành hơn 33 tỷ đồng xây dựng 56 ngôi nhà kiên cố tặng người dân vùng sạt lở nơi biên giới Quảng Trị.
50 năm qua, dù ở thời điểm nào, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Phùng, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cũng luôn đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới; là chỗ dựa vững chắc của Nhân dân; là cầu nối để góp phần phát triển, vun đắp mối quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào.
Thông qua hình thức bẫy ảnh, nhiều loại động vật quý hiếm được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong.
Từ những loài thú lớn như bò tót, sơn dương, gấu… đến những loài nhỏ như tê tê, cầy gấm, trĩ sao... đã được 'bẫy ảnh' ghi nhận tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Nhiều loại động vật hiếm và nguy cấp nằm trong sách đỏ được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong qua hình thức đặt bẫy ảnh.
Sáng nay 10/6, Chi cục Kiểm lâm tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị 10/6 (1974 - 2024). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng dự lễ.
Quảng Trị là địa phương có diện tích rừng khá lớn với trên 248.000 ha. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm. Trong đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ rừng được coi là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết nhằm góp phần quản lý tốt rừng và đất lâm nghiệp, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng phá rừng, mất rừng, kiểm soát hiệu quả cháy rừng.
Cách đây 50 năm, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 101/CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân, đánh dấu sự ra đời của lực lượng chuyên trách làm công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tại Quảng Trị, ngày 10/6/1974, Hạt Kiểm lâm khu vực Vĩnh Linh chính thức được thành lập, là đơn vị tiền thân của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị ngày nay.
Ngày 3/6, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 và phát động Xây dựng mô hình Hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2024-2030.
Có diện tích rộng lớn với địa hình cao nhất tỉnh Quảng Trị, Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa hiện nay ghi nhận 1.327 loài thực vật bậc cao, 935 loài động vật trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm.
Liên Hợp Quốc đã lựa chọn chủ đề cho Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 là 'Be part of the Plan'-'Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học'. Đây là lời kêu gọi các bên liên quan hãy cùng đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF) nhằm ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ 'Phục hồi hệ sinh thái'.
Trong đợt tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng mới đây, lực lượng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa phát hiện nhiều loại bom đạn sử dụng trong chiến tranh còn sót lại ở một số khu vực trong rừng sâu thuộc địa bàn xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 17/5, ông Nguyễn Tân Hiếu, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, trong đợt tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng mới đây của đơn vị, tại các tiểu khu 638S và 642 nằm trên địa bàn xã Hướng Sơn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, đã phát hiện nhiều loại bom đạn sót lại sau chiến tranh vẫn còn nguyên ngòi nổ.
Những năm trước đây, một số tỉnh Miền Trung - Việt Nam đã công bố có sự tồn tại của loài thú hiếm Sao La. Tuy nhiên, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học - VFBC vừa công bố kết quả điều tra, 4 năm trở lại đây không ghi nhận được hình ảnh cá thể Sao La nào qua hệ thống bẫy ảnh. Hiện Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị tiếp tục tự lắp đặt hệ thống bẫy ảnh và lấy mẫu để xét nghiệm giám định ADN với hy vọng ghi nhận tìm sự tồn tại của Sao La.
Vượn Siki rất tinh khôn. Chúng ăn, ngủ ngay trên cây, rất ít khi xuống mặt đất. Vì thế, rất khó để ghi lại được hình ảnh của loài này
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có tổng diện tích hơn 23.400 ha, nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Nhờ đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, công tác bảo vệ tài nguyên rừng của đơn vị có những chuyển biến rõ nét.
Mới tháng Tư mà vùng miền Tây Quảng Trị nắng như chảo rang. Ấy thế, khi bước vào những cánh rừng bạt ngàn 2-3 tầng lá nơi đây, mọi thứ dưới chân đều ẩm ướt và trơn trượt. Ông Nguyễn Tân Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa dẫn đầu Đội tuần tra bảo vệ rừng vừa dùng cây gậy gạt lớp lá mục đề phòng các loại côn trùng, rắn rít tấn công người, vừa nhằm mục đích phát hiện ra những chiếc bẫy động vật hoang dã để tháo gỡ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có tổng diện tích hơn 23.400 ha, nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc huyện Hướng Hóa. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công tác quản lý, theo dõi, bảo vệ tài nguyên rừng của đơn vị đã có những chuyển biến rõ nét.
Thông qua đặt 'bẫy ảnh' ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), đã phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm sinh sống để có phương án bảo vệ.
Sáng 24/3, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức mít-tinh kêu gọi toàn dân, chính quyền và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.
Lễ mít tinh phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã năm 2024 được tỉnh tổ chức vào ngày 24/3. Đây là hoạt động tuyên truyền và giới thiệu chủ đề, thông điệp Ngày Động, Thực vật hoang dã thế giới, góp phần giảm nhu cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã. Liên quan đến nội dung này, Báo Quảng Trị phỏng vấn bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh (VFBC).
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) có tổng diện tích gần 23.500ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh nên có nhiều loài động vật quý hiếm.
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông phải ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm rịt để tháo gỡ bẫy được thợ săn giăng mắc, ngụy trang chực chờ các loài thú kiếm ăn 'sa chân'. Việc làm của họ nhằm đảm bảo môi trường sống cho động vật hoang dã trong các khu bảo tồn.
Tổng lượng carbon rừng được hấp thụ và lưu giữ ở Việt Nam rất lớn, nếu bán ra thị trường, mỗi năm thu về hàng ngàn tỉ đồng.
Ở miền Tây Vĩnh Linh hiện có một con đường đang xây dựng nối từ đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây. Đây là con đường đường cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa.
Cũng như nhiều dân tộc thiểu số cư trú trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, cuộc sống của người Bru - Vân Kiều ở các huyện vùng cao miền Tây Quảng Trị xoay quanh nương rẫy. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, ngày nay bà con ở đây không chỉ biết sản xuất hàng hóa để bán ra bên ngoài, mà còn biết khai thác những cảnh quan thiên nhiên, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình vào phát triển du lịch, qua đó vừa nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, vừa tạo thêm nguồn lực để xây dựng bản làng ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Với hệ thống rừng thường xanh, nhiều cây gỗ lớn cùng những thác nước hùng vĩ chảy giữa núi rừng đã tạo nên cảnh đẹp thơ mộng ở Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong.
Khu Dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong là một trong những khu vực có diện tích rừng tự nhiên liên tục rộng lớn nhất ở Việt Nam và chỉ còn thấy tồn tại ở một số khu vực dọc biên giới Việt-Lào
Trong khuôn khổ thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC), trong các ngày từ 7 - 9/11, Ban quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Trị phối hợp với đơn vị thực hiện hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học tổ chức lớp tập huấn các kỹ năng phòng tránh tai nạn bom mìn và sơ cấp cứu ban đầu cho thành viên của 6 nhóm tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy; cán bộ bảo vệ rừng của các Ban quản lý: Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông; cán bộ Hạt kiểm lâm Khu BTTN Đakrông.
Dự án nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với nhánh Tây (Quảng Trị) gặp khó do có 2km đi qua khu bảo tồn thiên nhiên nên không thể chuyển đổi.
Hôm nay 2/10, tại TP. Đông Hà, UBND tỉnh phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển bền vững gắn với cải thiện sinh kế cho người dân; đồng thời tổ chức hội thảo khởi động dự án 'Sản xuất cà phê sinh thái và cải thiện rừng tự nhiên tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị'. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Vụ Trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Đỗ Anh Tuấn tham dự.
Tỉnh Quảng Trị đang tập trung đẩy nhanh tiến độ Dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây giai đoạn 1 dài gần 15 km đi qua các huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các đơn vị thi công tập trung huy động phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa công trình về đích vào năm 2024.
Tháng 9-2023, mưa lớn liên tục diễn ra trên vùng núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Lợi dụng thời tiết này, các đối tượng săn, bẫy thú rừng vào Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa để đặt bẫy. Chính vì thế, trong mỗi đợt tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng thuộc Khu BTTN phải 'quần thảo' nhiều ngày nhằm 'soi' kỹ những khu vực khả năng cao bị đặt bẫy để tìm, giải cứu động vật mắc bẫy; đồng thời tháo gỡ, phá hủy các loại bẫy kép (còn gọi là bẫy hổ).
Nạn săn bắn, bẫy thú rừng ở tỉnh Quảng Trị tuy không còn diễn biến phức tạp như trước đây, nhưng vẫn âm ỉ diễn ra. Thường xuyên tăng cường kiểm tra, phá gỡ các loại bẫy thú rừng trong các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng này. Ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.
Thôn Chênh Vênh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nằm sát đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, được bao bọc bởi sông suối, đồi núi và đặc biệt là cánh rừng Chênh Vênh. Với vẻ đẹp nguyên sơ và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Vân Kiều, nơi đây có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái, du lịch gắn với phát triển rừng. Đến Chênh Vênh du khách sẽ được về với thiên nhiên và trải nghiệm Thác chênh Vênh về với thiên nhiên.
Sau quá trình chăm sóc, cây sâm Ngọc Linh (Quảng Nam)- 'quốc bảo' của Việt Nam, đã bén rễ dưới lớp mùn đỉnh Sa Mù (Quảng Trị). Kỳ vọng về một vùng sâm quý ở độ cao trên một ngàn mét đang dần hiện ra...
Quảng Trị là một trong những địa phương có nhiều dạng sinh cảnh, là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm. Để bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng về loài và nguồn gen, tỉnh Quảng Trị đã thành lập 2 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) là Đakrông và Bắc Hướng Hóa, 1 khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.
Những cánh rừng với độ cao đa dạng tại vùng Bắc Hướng Hóa đang là nơi sinh trưởng của nhiều loài linh trưởng quý hiếm nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt
Nằm trong khuôn khổ dự án 'Cứu Sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng', từ ngày 17-19/5, tại TP. Đông Hà, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (WWF) đã tổ chức lớp tập huấn 'Quy trình chuẩn khảo sát Sao la bằng bẫy ảnh và mẫu ADN môi trường (eDNA)'.
Ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 101/ CP Quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân; từ đó lực lượng Kiểm lâm Việt Nam ra đời và phát triển. Một năm sau, Kiểm lâm Quảng Trị được thành lập. Trải qua nhiều thay đổi về cơ cấu quản lý, tổ chức bộ máy và nhiều lần bổ sung quyền hạn, nhiệm vụ, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị không ngừng lớn mạnh, làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.
'Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững hiệu quả diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất lâm nghiệp gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng ngành lâm nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn; ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lâm nghiệp…' - Đó là mục tiêu được đề ra trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.
Hiện nay, tại Quảng Trị, ngành chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch đã và đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm khai thác hiệu quả các giá trị từ môi trường số, nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch.
Kinh tế lâm nghiệp đang ngày càng khẳng định là thế mạnh của tỉnh. Rừng với vai trò là tác nhân chủ đạo để giữ ổn định môi trường sinh thái trong điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt; là một ngành kinh tế kỹ thuật đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh, đồng thời là nguồn thu nhập, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn. Những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp. Tuy vậy, những người làm công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để thúc đẩy hơn nữa kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững, ngày 28/3/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2023/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.
Chỉ trong thời gian ngắn vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, ngành chức năng tại tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận có khá nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm 1B; 2B nằm trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới xuất hiện tại một số khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của già làng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): 'Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều'…