Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục tập trung cao triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo 'Thẻ vàng' của EC.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam. Các chuyên gia, nhà quản lý dự báo quy mô và giá trị xuất khẩu nông sản sang quốc gia 1,4 tỷ dân này trong năm 2024 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhiều yếu tố thuận lợi.
Đối diện nhiều khó khăn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2023 vẫn ước đạt 3,83%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Năm 2023, ngành nông nghiệp xuất siêu kỷ lục với hơn 12 tỉ USD, tăng gần 44% so với năm 2022.
Thực hiện những khuyến nghị của EC trong tiến trình gỡ 'thẻ vàng', số lượng tàu cá giảm còn 83.430 chiếc, tương ứng giảm 6.292 chiếc so với năm 2022 (89.722 chiếc).
Gạo - 'át chủ bài' của xuất khẩu nông sản năm 2023 được đánh giá có nhiều triển vọng tăng trưởng cả về số lượng và giá trị. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn bất an
Các lô hàng dưa hấu của Việt Nam được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc phải phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các bộ ngành, địa phương phối hợp mở đợt cao điểm từ đây đến 30-4-2024 trên tinh thần khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm.
Sản phẩm OCOP đã khai thác, phát huy những giá trị văn hóa và truyền thống của địa phương, mang trên mình vai trò 'đại sứ' của từng vùng, miền và chuyển tải những câu chuyện sản xuất mang nhiều tính nhân văn.
Nhìn chung, các nhóm hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng mạnh nhất ở nhóm nông sản với 24,7%.
Thời gian này, những người nuôi tôm hùm bông như 'ngồi trên đống lửa' do ùn ứ hàng trăm tấn khi thị trường Trung Quốc ngừng thu mua. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu tôm hùm bông từ Việt Nam.
9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu (XK) tôm hùm sang Trung Quốc đạt hơn 95 triệu USD (giảm hơn 46% so với cùng kỳ 2022). Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường chủ lực khi chiếm 98 - 99% kim ngạch XK tôm hùm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, cả hệ thống chính trị vào cuộc, đoàn kết, vượt qua thách thức vì mục tiêu gỡ 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024.
Theo thống kê, Việt Nam có trên 1 triệu km2 diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế, trong khi đó diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Nuôi biển Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhưng đến nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế tự nhiên vốn có.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị tỉnh Quảng Bình cần đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá một cách bài bản để phát triển bền vững ngành thủy sản.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin vào sáng 10/11, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức chấp thuận cho một doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu tổ yến sạch sang Trung Quốc.
Cả nước hiện có hơn 7000 hồ chứa, trong đó khoảng 1.250 hồ chứa có nuôi thủy sản. Một số tỉnh có nhiều hồ chứa kết hợp nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ như: Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Đăk Lăk...
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trên địa bàn Hà Nội sẽ tăng cao. Trong khi đó, tình trạng nhập lậu động vật, nhất là gia cầm từ các tỉnh biên giới vào nước ta khá phức tạp.
Ngành chăn nuôi tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho 6 triệu hộ nông dân. Do vậy, không thể để tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm hoành hành.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý việc ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm phải là việc làm thường xuyên, liên tục nếu không sẽ đứt đoạn. Thứ trưởng đề nghị các địa phương vào cuộc thật nghiêm, đừng như 'đá ném ao bèo'.
Chiều 17/10, Bộ NN&PTNT tổ chức 'Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững'. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị.
Giá gạo thế giới sẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia nhập khẩu có nhu cầu tăng mua thêm, cũng như Ấn Độ có dỡ bỏ mức thuế xuất khẩu 20% với gạo đồ vào ngày 15/10 tới?
Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh xử phạt vi phạm hành chính các tàu cá vi phạm theo quy định pháp luật đã có, không chỉ là nhắc nhở, cho cam kết…
Sáng 28-9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã chủ trì hội nghị trực tuyến chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4.
Tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương, trong đó có tỉnh, TP như: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang...
Chuyển đổi số đặt ra bức thiết ở nghề cá Quảng Nam. Lợi ích lớn của việc này chưa được tận dụng do nhiều hạn chế.
Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Bộ NN&PTNT điều tra, xử lý nghiêm hai tàu nhập khẩu vi phạm IUU.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, lúc khó khăn có cộng đồng doanh nghiệp giúp sức nên khi có cơ hội, phải có sự chia sẻ nhất định mới đảm bảo sự phát triển bền vững.
Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với lượng dự trữ quốc gia hiện nay và chỉ mất khoảng 90 ngày để sản xuất một vụ lúa thì hoàn toàn yên tâm về an ninh lương thực, về chi tiêu cũng như chớp được thời cơ tốt nhất cho xuất khẩu.
Với mức 67.000 đồng/kg, giá heo hơi đang ở mức cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay. Dự báo giá heo có thể sẽ tiếp tục tăng trong tháng 7.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến dự báo năm nay xuất khẩu gạo sẽ đạt được sản lượng trên dưới 8 triệu tấn, thu về hơn 4 tỷ USD. Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước tăng nhập khẩu gạo Việt Nam do hiện tượng El Nino xuất hiện buộc nhiều quốc gia tăng mua dự trữ.
Tình hình sa sút của xuất khẩu thủy sản ở những thị trường chủ lực từ đầu năm đến nay đang đòi hỏi cần làm rõ những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nhất là trước mối lo về khả năng cạnh tranh. Để từ đó có giải pháp phù hợp, theo sát diễn biến thị trường, không lơ là đối thủ, thực thi chiến lược ưu tiên cho ngành này vượt khó trong nửa cuối năm 2023.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, những điều kiện tự nhiên đặc thù thuận lợi là điều kiện để Tây Ninh phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng trở thành tỉnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC).
Nhiều ý kiến tại diễn đàn nhận định Tây Ninh có điều kiện tự nhiên đặc thù thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và một số ngành công nghiệp.
Các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của ngành nông nghiệp mỗi năm đều tạo ra áp lực lớn với môi trường từ bao bì nhựa, ni lông và các chất thải rắn, cần có các hành động chuyển biến mạnh mẽ.
Ngành NN&PTNT xác định, càng khó khăn, thách thức càng 'dốc hết sức' thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và tiếp tục đổi mới, mở rộng tư duy; hành động nhanh, kết quả thật để khai thông thị trường, tạo động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển.
Năm 2023 mặc dù được dự báo tiếp tục nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành tôm vẫn đặt mục tiêu tăng cả về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu… Thông tin tại hội nghị Phát triển ngành tôm năm 2023 diễn ra ngày 3/3 tại Sóc Trăng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến vừa ký Công điện 1030/CĐ-BNN-TY gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW về việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Trước thông tin gần đây tại tỉnh Prey Veng (Campuchia) phát hiện ca tử vong trên người do virus cúm gia cầm A/H5N1, ngày 26/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện khẩn gửi các tỉnh, TP đề nghị triển khai cấp bách biện pháp ngăn chặn buôn bán, nhập lậu gia cầm.
Chiều 20/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ngãi.
Thời gian gần đây, tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền Trung và miền Nam vào Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Điều này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi và người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp đang triển khai các giải pháp để kiểm soát, quyết liệt ngăn chặn nạn 'nhập lậu' trâu, bò.
Năm 2022, ngành cá tra lập kỳ tích khi mang về kim ngạch xuất khẩu hơn 2,4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng trong kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD của toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra xuất khẩu hầu hết chỉ ở dạng sơ chế…
Đó là thông tin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra hội nghị 'Phổ biến các kết quả làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu và Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)' diễn ra sáng 3/2, tại Đà Nẵng.
Từ sản phẩm 'ao làng', những người nông dân cần mẫn, doanh nghiệp sáng tạo của Đồng Tháp và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đưa con cá tra vươn mình ra thế giới. Đặc biệt, năm 2022, bước qua những nốt trầm của dịch bệnh, ngành hàng cá tra 'vượt đỉnh', lập kỷ lục xuất khẩu cao nhất trong lịch sử 20 năm qua. Với những kết quả ấn tượng đó, sự kiện Lễ hội Cá tra lần I - năm 2022 diễn ra kịp thời như một lời tri ân đối với những người gắn bó với loài thủy sản đặc hữu này, giúp họ vững niềm tin, đưa ngành cá tra, thương hiệu của Quốc gia tiếp tục 'vươn ra biển lớn'...
Việc Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh kiểm soát COVID-19 tại các cửa khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Đây được đánh giá là tin vui trong năm mới 2023, tất nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị để tận dụng được cơ hội này.