Khẩu súng này, nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Mai được thiếu tướng Nguyễn Thị Định tặng năm 1967 trong lần ra Hà Nội tham dự chiến sĩ thi đua.
Sáng nay 19-7, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Quân đoàn (20-7-1974 - 20-7-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Ký ức hào hùng về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của toàn dân tộc vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa.
Nằm sâu dưới lòng đất, các cơ sở bí mật này là đã che chở cho nhiều cán bộ, chiến sĩ, cũng như một khối lượng lớn vũ khí, khí tài của lực lượng Giải phóng giữa nội đô Sài Gòn thời kháng chiến chống Mỹ.
Hằng năm mỗi độ Xuân về, con cháu của nhiều thế hệ Biệt động Sài Gòn - Gia Định lại cùng tề tựu về Ngôi nhà chung Biệt động Sài Gòn - Gia Định hôm Mùng 6 Tết để thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và làm giỗ chung cho các anh hùng liệt sĩ biệt động.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Sài Gòn-Gia Định là trọng điểm lớn nhất của đòn tiến công chiến lược.
Sau Tết Mậu Thân 1968, địch hoàn hồn và bắt đầu phản công. Để quân ta không còn nơi bám trụ, ở vùng ven, địch liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét, đánh phá ác liệt. Trong nội thành, địch củng cố và tăng cường lực lượng, nhất là cảnh sát các loại, bố ráp, lùng sục khắp các phường khóm, liên gia.
Ngày 20-7-1974, Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) được thành lập tại Căn cứ Suối Bà Chiêm, H.Dương Minh Châu (nay là xã Tân Thành, H.Tân Châu), tỉnh Tây Ninh. Sự kiện này hàng năm trở thành ngày truyền thống của Quân đoàn 4 anh hùng.
Tôi viết lại kỷ niệm này như một sự tri ân đối với đồng đội. Và một điều quan trọng khác là bài học về sự gắn bó, sẵn sàng chia lửa cho nhau ở những thời khắc gian nan và ác liệt nhất của những trận đánh. Đó là yếu tố làm nên chiến thắng và tình đồng đội máu thịt.
Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ Chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ tuyệt đối an toàn Sở Chỉ huy chiến dịch, bảo vệ nghiêm mật cách đánh của chiến dịch.
Để chuẩn bị cho cuộc tiến công vào các thành phố lớn trong Tết Mậu Thân 1968, ta tổ chức các đơn vị đặc công, biệt động tập kết ở các bàn đạp, căn cứ lõm, hoặc các cơ sở mật trong thành phố, sẵn sàng tiến công khi có lệnh.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của mình trong giờ phút lịch sử, làm ngòi nổ, tạo bất ngờ ngay tại sào huyệt kẻ thù, gây cho chúng tổn thất lớn về quân sự và chính trị. Chiến công của Biệt động Sài Gòn - Gia Định là điểm son trong bản anh hùng ca bất tử Xuân Mậu Thân 1968.
Trên bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh, các mũi tên màu đỏ thể hiện hướng tiến công của các quân, binh chủng, đơn vị vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định...
Sài Gòn từ những ngày đầu tháng 4/1975 đã bị bao vây tứ phía bằng nhiều cánh quân thần tốc của các quân đoàn, quân khu với những lực lượng thiện chiến nhất của quân giải phóng ngày càng áp sát thành phố. 45 năm đã trôi qua, mỗi khi chúng ta nhìn về những tư liệu lịch sử lại thấy tầm vóc lớn lao của những chiến thắng vĩ đại ấy.
Sáng 2-10, Binh chủng Tăng thiết giáp (TTG) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội TTG (5-10-1959/5-10-2019) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba. Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương (QUTƯ) gửi thư khen bộ đội TTG.
Nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh, người vận động Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi binh lính Việt Nam Cộng hòa buông súng đã từ trần hôm 29/9/2019. Ngày hôm nay, ngày 2/10/2019 ông được đưa về an nghỉ tại mảnh đất thành đồng Củ Chi, TPHCM.
Ngày 19/7, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày truyền thống Quân đoàn và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước trao tặng.