Hội nghị kỳ vọng tạo ra mục tiêu mới cho sự gắn kết hợp tác chặt chẽ hơn để TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cùng nhau phát triển.
Thời gian qua, cùng với những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất xây dựng thương hiệu, Sở Công Thương tỉnh Long An còn vận động các đơn vị bán lẻ hàng hóa, hộ kinh doanh tăng cường bán hàng Việt có chất lượng với giá cả ổn định. Qua đó, góp phần lan tỏa xu hướng tiêu dùng và nâng cao tỷ trọng hàng Việt tại các kênh phân phối.
Năm 2022, thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu lấy lại đà phục hồi kinh tế sau khi tăng trưởng âm trong năm 2021 do ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, từ mức giảm 6,78% năm 2021 đến tăng trưởng 6-6,5% năm 2022 như mục tiêu đã đề ra cần sự nỗ lực rất lớn với nhiều giải pháp đột phá.
Ngày 22/12, Sở Công Thương Long An tổ chức chương trình ký kết tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu của tỉnh giữa Công ty TNHH San Hà và các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời, khai trương điểm trưng bày sản phẩm tại cửa hàng San Hà, huyện Bến Lức.
Sở Công Thương vừa kết nối doanh nghiệp (DN) xuất, nhập khẩu (XNK) trên địa bàn trong và ngoài tỉnh với Cảng Quốc tế Long An. Qua đó, giúp DN được cung cấp những giải pháp tối ưu khi sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa khi TP.HCM tăng phí hạ tầng cảng biển trong thời gian tới.
Sau một thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang dồn lực tăng tốc sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa bù đắp sụt giảm doanh thu. Các cơ quan chức năng của thành phố cũng tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa, với giá cả ổn định.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua giá một số sản phẩm chăn nuôi (SPCN) giảm liên tục, trong khi chi phí đầu vào tăng, khiến người chăn nuôi bị lỗ vốn. Nhiều hộ phải 'treo' chuồng hoặc chuyển sang làm nghề khác do không còn vốn để tái sản xuất, dẫn đến có thể thiếu hụt nguồn cung SPCN vào dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Để giải quyết 'lỗ hổng' này, ngành chăn nuôi cần tập trung triển khai nhiều phương án sản xuất hữu hiệu hơn trong thời gian tới.
Những ngày xảy ra đại dịch Covid-19, bên cạnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch thì việc bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân là rất quan trọng. Nông sản là 'nguồn sống' để người dân không bị thiếu ăn, yên tâm ở nhà phòng dịch. Thế nhưng, đại dịch đã làm thiệt hại kinh tế rất lớn cho nhà nông. Điều này đặt ra câu hỏi, Long An cần có giải pháp nào để phục hồi ngành Nông nghiệp sau đại dịch Covid-19 và thích ứng với tình hình mới hiện nay?
Hiện nay, các địa phương vùng Đồng Tháp Mười của Long An đang thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch Covid-19 nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn trước nhưng một số loại nông sản vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định.
Hiện nay, nguồn cung hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm đã được giữ ổn định, không khan hiếm. Tuy nhiên, trước tình hình một số doanh nghiệp sản xuất trong ngành thực phẩm gặp khó khăn trong việc thực hiện '3 tại chỗ' để duy trì sản xuất, việc bảo đảm cung ứng mặt hàng này đang được các cấp, ngành quan tâm.
Việc giá gà lông trắng, lông màu giảm mạnh, thậm chí còn rẻ hơn rau xanh có thể khiến lượng gia cầm vào đàn thấp, nguy cơ xảy ra đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết.
Bộ NN-PTNT thông tin, đến chiều nay 2-8, các xe hàng hỗ trợ đã đến các điểm tập kết tại TPHCM. Các lực lượng tham gia chương trình hỗ trợ sẽ nhanh chóng trao khoảng 1.000 phần quà là trứng, thanh long, gạo, thịt gà... cho các hộ gia đình công nhân lao động đang khó khăn về lương thực - thực phẩm trong các khu nhà trọ, điểm lưu trú công nhân của các nhà máy phải ngưng hoạt động.
Hiện nhiều tỉnh, thành phố áp dụng hình thức hạn chế ra đường từ sau 18h, các mặt hàng thiết yếu phải vận chuyển ban đêm gặp nhiều khó khăn trong khâu lưu thông.
Do nhu cầu giảm mạnh nên giá gà công nghiệp giảm sâu ở mức 10.000 đồng/kg trong khi giá thành lại tăng do chi phí sản xuất tăng cao
Từ đêm nay, chợ đầu mối Hóc Môn tạm ngưng hoạt động do liên quan COVID-19. Nỗi lo 'khan hàng, tăng giá' hiện hữu, nhất là nguồn cung ứng thịt heo thiếu hụt khi một trong những chợ sỉ lớn nhất Sài Gòn đóng cửa.
Sở Công Thương TP HCM đề nghị các doanh nghiệp bình ổn thị trường nghiên cứu phương án kết nối, giao hàng hóa trực tiếp cho tiểu thương các chợ truyền thống hoặc tổ chức các điểm phân phối sỉ hàng hóa với mức giá bán buôn
Ngày 28-1, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng đã đi kiểm tra thực tế về hoạt động sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng hóa, đảm bảo cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Tân Sửu 2021 tại Công ty TNHH San Hà.
Ngày 28-1, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng dẫn đầu đã làm việc tại Nhà máy Đại Nam - Công ty TNHH San Hà (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Đơn vị này đang chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Tân Sửu 2021 cho thị trường TP HCM.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác trực thuộc Bộ có buổi thăm và làm việc với Công ty TNHH San Hà (Cty San Hà), Dự án Tổ hợp chế biến thịt heo thuộc Tập đoàn Masan. Tham gia buổi làm việc có Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An - Đinh Thị phương Khanh.
Ngày 20/6, Công ty TNHH San Hà tổ chức lễ khai trương SanHàFoodstore tại thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Nguyễn Văn Được, lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Tân Trụ, Bến Lức, Tân Thạnh dự và chúc mừng doanh nghiệp.
Thông tin từ Sở Công Thương Long An, thực hiện Công văn số 3198/BCT-XNK ngày 06/5/2020 của Bộ Công Thương về việc triển khai Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 29/4/2020 của Văn phòng Chính phủ, Long An có 3 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được giao nhiệm vụ phải ký thỏa thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ 5% khi được yêu cầu.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH San Hà (Cty San Hà) - Phạm Thị Ngọc Hà chia sẻ, hiện tại, công ty chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu lên đến hơn 20 tỉ đồng phục vụ người tiêu dùng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19.
Mang khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn là một trong biện pháp mang lại hiệu quả chống dịch bệnh Covid-19. Hiện nay, Long An có nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế, kháng khuẩn và cam kết cung cấp đủ cho Long An phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong những ngày qua, giá gà công nghiệp ở Đông Nam bộ đã xuống tới mức thấp nhất từ trước đến nay.
Gà đến ngày xuất chuồng, giá thu mua giảm 50% so với trước. Rau củ quả tăng giá do cung không đủ cầu; nhiều nhà vườn lao đao vì trái cây không xuất khẩu được. Ngành nông nghiệp bắt đầu năm 2020 với nhiều lo lắng…
Từ vài năm qua, nhiều doanh nghiệp Việt đã đầu tư mạnh vào khâu chế biến sau thu hoạch. Tuy kết quả đạt được vẫn còn xa so với kỳ vọng, nhưng đây là hướng đi cần thiết của ngành nông nghiệp, giúp ngành phát triển bền vững và thích ứng hiệu quả hơn với thiên tai, dịch bệnh.
Thời gian qua, huyện biên giới Đức Huệ có nhiều thay đổi, phát triển mới về KT-XH, giữ vững quốc phòng - an ninh. Trao đổi với phóng viên (PV) Báo Long An, Bí thư Huyện ủy - Phạm Văn Trấn chia sẻ, đó sẽ là nền tảng, động lực mở ra nhiều kỳ vọng cho địa phương phát triển nhanh chóng hơn.
Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh Long An đã sẵn sàng để cung cấp đủ lượng thịt heo lớn phục vụ Tết Nguyên đán, đồng thời cam kết bình ổn thị trường đối với mặt hàng này.
Sáng 13/01, Công ty TNHH San Hà tổ chức khai trương SanHàFoodstore điểm bán tại thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út, Giám đốc Sở Công Thương- Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Nguyễn Thanh Truyền, Bí thư Huyện ủy Châu Thành- Trương Văn Biết, cùng lãnh đạo nhiều sở, ngành dự.
Ngày 09/01, Giám đốc Sở Công Thương - Lê Minh Đức, vừa có buổi kiểm tra chuẩn bị nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết nguyên đán Canh Tý 2020 tại Cần Giuộc, Co.opmart Cần Giuộc, SanHàFoodstore Bến Lức, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Long An.
Giải pháp tăng cường nhập khẩu thịt heo để bù đắp thiếu hụt trong nước thời điểm này là không đơn giản khi giá mặt hàng này trên thế giới đã tăng mạnh
Sáng 14/12, Công ty TNHH San Hà (San Hà) tổ chức khai trương SanHàFoodstore tại Ngã tư Xoài Đôi, thuốc ấp Minh Thiện, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Giá thịt lợn đang tiếp tục tăng hàng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại tại các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm có sử dụng thịt lợn hay các quán ăn cũng đã tăng giá theo.
Các doanh nghiệp thực phẩm có khả năng tăng sản lượng cung ứng thêm 5% -10% trong trường hợp nhu cầu gia tăng