Hải Dương hiện có 9.266 người bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) đang được hưởng trợ cấp của Nhà nước, trong đó có 6.237 người tham gia kháng chiến, còn lại là con của họ.
Dè dặt kinh doanh thời Covid-19; Chăm lo, phát huy vai trò người cao tuổi... là những nội dung chính đăng trên báo Hải Dương ngày 12.10.
Chất độc da cam/dioxin: Là cụm từ được dùng để nhấn mạnh độc tính của chất độc da cam. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã sử dụng nó nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong, mà còn sử dụng cả chất độc hóa học (CĐHH). Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, rải khoảng 80 triệu lít CĐHH (trong đó 61% là chất da cam dioxin) xuống 3,06 triệu ha (gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam), khiến môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại nặng nề. Chất độc da cam (CĐDC) đã làm 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân; hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hoặc đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo; khoảng 100 nghìn nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba tiếp tục bị ảnh hưởng.
TTH - Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà trước hết là hoạt động 'Đền ơn, đáp nghĩa' đối với những người có công với nước, là lương tâm và trọng trách của toàn xã hội. Việc thực hiện chế độ, chính sách với nạn nhân da cam luôn đảm bảo minh bạch, kịp thời.
Trong những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm sẻ chia khó khăn với các NNCĐDC, xoa dịu nỗi đau da cam, chăm sóc, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.
Năm 2021, tròn 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961 - 10-8-2021). Hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã gây ra những tác hại rất to lớn và lâu dài, đặc biệt là đối với sức khỏe con người. Giải quyết hậu quả chất độc da cam đòi hỏi một quyết tâm và nỗ lực rất lớn, trong đó vai trò của tổ chức Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp là không hề nhỏ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn ông Tạ Quang Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh về hoạt động của Hội và những kết quả hoạt động vì nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Báo cáo của Cơ quan Thường trực (CQTT) Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn (KPHQBM) và chất độc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam (BCĐ 701), khẳng định: Những năm qua, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về HQBM, phòng ngừa tai nạn do bom, mìn, vật nổ được Đảng, Nhà nước, quân đội đặc biệt quan tâm.
PTĐT - Có thể khẳng định, qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 27-CT/TU của Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội cùng nhân dân trong tỉnh...
Chiến tranh đã lùi xa trên 45 năm. Những mảnh đất bom cày, đạn xới giờ cũng đã hồi sinh, vết thương cũng lành theo năm tháng. Song, nỗi đau vô hạn từ 'bóng ma' của cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành tại Việt Nam thì không biết đến bao giờ mới thôi nức nở…
Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả chất độc hóa học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó tập trung vào hoạt động khắc phục, xử lý môi trường và hỗ trợ sinh kế, chăm sóc sức khỏe để giúp nạn nhân da cam (NNDC) vươn lên hòa nhập cuộc sống. Dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận song thực tế cuộc sống của NNDC trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Những ai từng chứng kiến cảnh máy bay quân đội Mỹ rải chất độc hóa học (CĐHH) lên cánh rừng và mảnh đất quê hương mình, đều có chung nỗi ám ảnh về sự tàn khốc và hủy diệt mà thứ chất độc này mang lại. Nhưng không ai nghĩ rằng, mức độ tàn khốc mà mình chứng kiến tại thời điểm đó lại gieo rắc hậu quả nặng nề đối với cuộc sống sau này đến như vậy. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm nhưng đến nay vẫn còn nhiều người dân Quảng Trị đau chung một nỗi đau mang tên da cam.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vết thương do bom đạn và chất độc hóa học mà kẻ thù trút xuống mảnh đất Quảng Trị vẫn chưa thể liền da. Hơn 9.000 người dân Quảng Trị bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam là chừng đó nỗi đau và sự bất hạnh. Biết bao gia đình đã cống hiến tuổi xuân cho đất nước, giờ hòa bình lại phải nuốt lệ chăm sóc những người con bị dị tật; biết bao em nhỏ không được đến trường, gắn cuộc đời và tương lai trên những chiếc xe lăn… do ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Vì thế, hành trình khắc phục hậu quả do chất độc này để lại trên mảnh đất Quảng Trị nhiều năm qua rất khó khăn, vất vả nhưng đây cũng là hành trình xuyên suốt, không ngừng nghỉ để góp phần xoa dịu nỗi đau da cam.
Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam kéo dài gần 15 năm, dù đã huy động sức mạnh quân sự tối tân và hiện đại, nhưng quân đội Mỹ đã thua. Cuộc chiến có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người đã khép lại.
Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn và chất độc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam (BCĐ 701) thông tin, đến nay, BCĐ 701 đã tổ chức xây dựng thí điểm các mô hình trợ giúp sinh kế cho nạn nhân bom, mìn hòa nhập cộng đồng tại tỉnh Thanh Hóa, TP Đà Nẵng, các trung tâm giải độc tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Bình, huyện Thạch Thất (TP Hà Nội), đồng thời nhân rộng mô hình tại các địa phương khác.
Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn và chất độc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam (BCĐ 701) thông tin, đến nay BCĐ 701 đã tổ chức xây dựng thí điểm các mô hình trợ giúp sinh kế cho nạn nhân bom, mìn hòa nhập cộng đồng tại tỉnh Thanh Hóa, TP Đà Nẵng, các trung tâm giải độc tại một số địa phương (tỉnh Thái Bình; huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) và đang tổ chức chia sẻ, nhân rộng mô hình tại các địa phương khác.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn và chất độc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam (viết tắt là BCĐ 701), đến nay, các cơ quan chức năng thuộc BCĐ 701 đã phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế xử lý thành công nhiều khu đất nhiễm CĐHH/dioxin tồn sót sau chiến tranh trên cả nước.
Sáng 8-1, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khắc phục hậu quả bom mìn và CĐHH/ dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701 chủ trì hội nghị.
Sáng 8-1, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn (KPHQBM) và chất độc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam (BCĐ 701) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác KPHQBM và CĐHH/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP), Trưởng Cơ quan thường trực BCĐ 701 chủ trì hội nghị.
5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) 'Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam' (sau đây gọi là Chỉ thị 43) đã tạo chuyển biến tích cực đối với công tác giải quyết hậu quả CĐHH. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin Việt Nam có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xung quanh nội dung này.