Quán cà phê Phố cổ đủ rộng để chứa nhiều người và rộng hơn để chứa cả những tâm hồn thênh thang ở trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Ngày 26.3.1961, khi lên thăm tỉnh ta, Bác Hồ căn dặn: 'Đồng bào phải cố gắng xóa nạn mù chữ, phải biết đọc, biết viết thì làm ăn mới tiến bộ'. Những năm qua, Trường PTDT nội trú THCS - THPT Yên Minh luôn khắc ghi lời Bác dạy, dành sự quan tâm, chăm lo và giáo dục tốt nhất cho học sinh, giúp các em đủ hành trang, vững tin vào tương tai.
Một trong những nguyên nhân khiến đời sống người dân 4 huyện vùng Cao nguyên đá khó thoát khỏi đói, nghèo chính là thiếu đất sản xuất.
Những năm gần đây, dưới sự định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân trên địa bàn huyện Đồng Văn đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy mô gia trại vừa và nhỏ. Từ đó, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, hạn chế rủi ro do dịch bệnh mà còn góp phần thúc đẩy chăn nuôi của huyện phát triển bền vững.
Tại cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn có một làng du lịch độc đáo, với ý tưởng gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông gắn với phát triển du lịch xanh, phát huy vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của Cao nguyên đá. Từ đó, giúp đem lại lợi nhuận và việc làm cho người dân, góp phần giới thiệu vẻ đẹp riêng có của địa phương đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Nhằm tạo cảnh quan và phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn, từ năm 2017, huyện Mèo Vạc đã phát động và triển khai trồng 800 cây đào tập trung làm cảnh quan tại thôn Thào Chứ Lủng, xã Tả Lủng. Hàng năm, mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi hoa đào khoe sắc, huyện Mèo Vạc thường lựa chọn vườn Đào ở Thào Chứ Lủng để tổ chức các hoạt động lễ hội đầu Xuân trên địa bàn, như hội thi chim họa mi, giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian… thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Thực hiện Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững; đồng thời, nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế vườn hộ, góp phần nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, huyện Đồng Văn đã phát động triển khai nghị quyết tại tất cả các xã, thị trấn.
Sáng 25.1, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường về việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật tại huyện Quản Bạ cho hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Để nghề nuôi ong lấy mật phát triển bền vững, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển đàn ong mật nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều giải pháp mang tính bền vững.
Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá (ĐCTCCNĐ) Đồng Văn bốn mùa đều mang trong mình vẻ đẹp kỹ vĩ, nên thơ. Vẻ đẹp ấy thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, còn không ít khách du lịch (DL) ý thức kém trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường, thậm chí đùa giỡn với chính mạng sống của mình khi DL trên vùng CNĐ.
Mặc dù Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid - 19, nhưng đại dịch vẫn tác động nghiêm trọng đến kinh tế. Trong đó, thể hiện rõ nhất ở Hà Giang là người lao động thiếu việc làm, khi các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc bị đóng cửa; lượng khách du lịch giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến thu nhập và sinh kế của người dân.
Những năm qua, cùng với thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo, chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế... ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống được tỉnh ta triển khai đồng bộ, hiệu quả. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, nhất là tại các huyện vùng Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
Ngày 7.4.2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 438 phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn (Quy hoạch 438); thị trấn Yên Minh (Yên Minh) được quy hoạch là trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh trên vùng Cao nguyên đá. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã phát sinh nhiều bất cập.
Với ước mơ biến những 'bản đá thành hoa', Sùng Mí Phìn, sinh năm 1994, một thanh niên người Mông sống tại thôn Lũng Hòa B, xã Sà Phìn (Đồng Văn) đã mạnh dạn thay đổi bản thân, học hỏi kinh nghiệm và xây dựng ý tưởng làm du lịch bền vững với cốt lõi là gìn giữ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Ý tưởng được đánh giá cao và đang bước đầu thực hiện với những kết quả khả quan.
'Trong ngành du lịch, tính hiệu quả gắn liền với giá trị mà con người mang lại và chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp. Những người có năng lực, thân thiện có tác động rất lớn đến sự hài lòng của du khách, đến địa điểm du lịch hơn là các cơ sở hạ tầng xa hoa' - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong Diễn đàn Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Giang, huyện Đồng Văn, khẳng định này càng đúng khi chúng ta đang hướng đến một nền du lịch đậm đà bản sắc văn hóa, yếu tố con người được đặt lên hàng đầu, con người là chủ thể của các giá trị văn hóa truyền thống, là nhân tố chính trong phát triển du lịch.
Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ XVIII xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên khách du lịch (DL) đến Hà Giang sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, với những nỗ lực của các cấp, các ngành về xây dựng điểm đến DL an toàn và sức hút diệu kỳ từ hoa Tam giác mạch, DL đang trở lại 'đường đua' với lượng khách tăng cao những tháng cuối năm.
Vẻ đẹp của cao nguyên đá Hà Giang không chỉ có những mùa hoa nở lãng mạn, mộng mơ, mà còn ở những cung đường hùng vĩ, gập ghềnh, hiểm trở.
Động Lùng Khúy nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ trên 10km, thuộc thôn Lùng Khúy, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Từ khi được phát hiện và đưa vào khai thác năm 2015 đến nay, động Lùng Khúy được người dân Hà Giang tự hào coi là 'Đệ nhất động' trên vùng Cao nguyên đá.
Với vai trò nòng cốt trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự (ANTT), lực lượng Công an huyện Đồng Văn và cơ sở đã tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người vùng Cao nguyên đá.
Được đưa vào khai thác muộn hơn so với những điểm du lịch khác trên Cao nguyên đá Đồng Văn, nhưng hành trình khám phá sông Nho Quế và hẻm Tu Sản bằng thuyền lại có sức hút mạnh mẽ nhất. Bất kỳ du khách nào đến Cao nguyên đá đều muốn một lần được khám phá hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á này.
Dinh thự nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn, các làng văn hóa du lịch cộng đồng… với kiểu kiến trúc nhà trình tường, mái ngói âm dương, hàng rào đá… phản ánh nét tinh tế, độc đáo trong đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên Công viên địa chất toàn cầu Unesco - Cao nguyên đá Đồng Văn (Cao nguyên đá Đồng Văn) đang trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch.
'Con trai không biết thổi khèn thì cây ngô không mọc, con gái không biết nghe khèn thì dòng suối không biết chảy đi đâu...' đó là câu dân ca người Mông hay hát trong những lúc lao động trên những vạt núi cao, nương xa. Nghe tiếng khèn, người Mông như quên đi bao vất vả, lo toan. Có thể nói, nếu tiếng khèn có một sức mạnh tinh thần diệu kỳ về tinh thần thì nghệ nhân chế tác ra cây khèn chính là những người có 'quyền năng' huyền bí bởi đã tạo nên 'báu vật khèn' của người Mông.
Tìm hiểu về phong trào thanh niên điển hình trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn, anh Hà Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi ong mật có quy mô lớn nhất, nhì tại địa phương. Ông chủ của hơn 120 đàn ong là anh Lục Văn Truân, sinh năm 1992, dân tộc Giáy, trú tại tổ 1, thị trấn Yên Minh (Yên Minh).
Tìm hiểu về phong trào thanh niên điển hình trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn, anh Hà Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi ong mật có quy mô lớn nhất, nhì tại địa phương. Ông chủ của hơn 120 đàn ong là anh Lục Văn Truân, sinh năm 1992, dân tộc Giáy, trú tại tổ 1, thị trấn Yên Minh (Yên Minh).
Nhà trình tường, hàng rào đá từ lâu đã trở thành một nét kiến trúc văn hóa riêng biệt, đặc sắc của đồng bào Mông. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, đời sống người dân ngày càng được nâng cao; kiến trúc nhà hiện đại đang dần thay thế những căn nhà trình tường, mái ngói âm dương của đồng bào dân tộc Mông đang dần bị mai một.
Thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Quản Bạ đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ téc đựng nước sinh hoạt, giúp giải quyết một phần khó khăn trong đời sống của đồng bào vùng cửa ngõ Cao nguyên đá.
Xín Mần, Hoàng Su phì là hai huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang, nơi cư trú của các dân tộc Nùng, Dao đỏ, La Chí, Cờ Lao,… là miền đất chứa đựng những nét văn hóa nguyên sơ đậm đà bản sắc. Trái với sắc đá kiên cường của các huyện Cao nguyên đá, hai huyện phía Tây chìm trong sắc xanh êm dịu của núi rừng. Dưới chân Đèo Gió và Đỉnh Tây Côn Lĩnh là những nếp nhà sàn, những thảm ruộng bậc thang ngút ngàn vang khúc nhạc hoang sơ không kém phần hấp dẫn với du khách thập phương.
Phát triển du lịch (DL) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quản Bạ, nhiệm kỳ 2015-2020. Để phát triển ngành DL, huyện đã ban hành nhiều chương trình, đề án góp phần xây dựng thương hiệu DL đặc trưng; nhằm giúp huyện trở thành điểm đến hấp dẫn.
Đại hội Đảng các cấp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, củng cố, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của nhân dân. Để hướng tới một kỳ đại hội chất lượng, hiệu quả; cử tri huyện Quản Bạ đã gửi gắm nhiều tâm tư, nguyện vọng vào Đại hội Đảng bộ huyện Quản Bạ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Những ngày qua, hình ảnh về cậu học trò người Mông Lầu Mí Xá, ở huyện Đồng Văn dựng lán giữa rừng đón sóng internet học online khiến nhiều người cảm phục. Trên mảnh đất Hà Giang khó khăn những ngày chống dịch Covid-19 này, ngay sau câu chuyện của Lầu Mí Xá ở trên Cao nguyên đá, giờ nhiều người lại được biết thêm hình ảnh một cậu học trò nghèo người Cờ Lao, Sú Seo Chung ở thôn Tả Chải, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì hàng ngày vượt núi tìm sóng để học trực tuyến.
Là huyện cửa ngõ vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, với thế mạnh sẵn có, huyện Quản Bạ đã gìn giữ nhiều cảnh quan thiên nhiên và xây dựng nhiều điểm du lịch nổi tiếng, nhất là hang Lùng Khúy hay còn gọi là Cao nguyên đệ nhất động-một trong những món quà quý giá mà tạo hóa đã ưu ái dành tặng cho vùng đất nơi đây.
Mùa khô trên Cao nguyên đá thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong đó, huyện Đồng Văn - vùng lõi của Cao nguyên đá được mệnh danh là 'vùng đất khát', nguồn nước thiếu trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 'Giải cơn khát', ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung tay hỗ trợ người dân bằng những việc làm thiết thực.
Những ngày đầu năm 2020, lượng khách đến tỉnh ta tiếp tục tăng mạnh, chỉ riêng tháng 1 và trong dịp Tết Nguyên đán, toàn tỉnh đón hơn 165.145 lượt khách trong nước và Quốc tế đến tham quan, vui chơi tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tín hiệu vui để ngành Du lịch của tỉnh ngày một phát triển.
Xuân 2020 - Là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý, năm 2019, Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi (GCT&VN) Phố Bảng đã nỗ lực trong công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những sản phẩm do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất có tác động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển KT - XH ở địa phương.
Xuân 2020 - Mỗi lần ngược thăm lại Cao nguyên đá, tôi thường chọn những ngày giữa tiết Thu để hành trình. Tôi chọn thời điểm này vì một lẽ, giữa Thu ở vùng núi cao, đã giá lạnh như những ngày cuối Đông ở miền xuôi, thời tiết khô ráo không lo sạt núi, lở đường, đi lại, sinh hoạt tiện lợi.
Xuân 2020 - Nhớ Hà Giang, hẳn nhiều người sẽ mải miết mơ về tháng 10 với đồi đồi, núi núi trùng điệp sắc tím hồng của Tam giác mạch. Ấy nhưng, giữa rừng đá bạt ngàn, chưa bao giờ những thảm hoa nhỏ xinh thôi khoe sắc, biến miền cực Bắc thành xứ sở thần tiên đủ sắc màu, mạnh mẽ, bền bỉ, ngan ngát, quanh năm gây thương nhớ.
Đến Cao nguyên đá Đồng Văn với hành trình 'Quân đội chung tay vì người nghèo ' trong cái lạnh của vùng biên giới, chúng tôi được đồng bào các dân tộc sưởi ấm bằng những cái bắt tay thật chặt, bằng những câu chuyện mộc mạc mà ấm lòng. Mỗi chuyến công tác nơi vùng sâu, vùng xa luôn để lại trong ký ức cán bộ, chiến sỹ LLVT Hà Giang những kỷ niệm khó quên. Dẫu khó khăn, vất vả nhưng với sức trẻ, lòng nhiệt huyết của những người lính 'Bộ đội Cụ Hồ' đã giúp người dân vơi đi lo âu, sự đau đớn vì bệnh tật. Để rồi phút chia tay với bao lưu luyến, bịn rịn...
Từ lâu, người Mông trên Cao nguyên đá đã được biết đến với nền văn hóa riêng vô cùng đặc sắc, tinh tế. Trong đó có một số nghề truyền thống nổi tiếng như: Thêu, dệt, nhuộm vải lanh; nghề chạm bạc, đúc lưỡi cày hay làm khèn… Vẽ họa tiết lên vải lanh bằng sáp ong cũng là một trong số những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào nơi đây. Xã Sủng Trái (Đồng Văn) là nơi mà đến nay vẫn còn những nghệ nhân biết làm nghề, giữ được nghề không bị mai một theo thời gian.
Từ thành công của các năm trước, dự báo lượng khách đến tham quan, du lịch mùa Lễ hội Hoa Tam giác mạch năm nay sẽ tiếp tục tăng. Do đó, để phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ đảm bảo an toàn cho du khách thập phương; huyện Quản Bạ đã tăng cường công tác quản lý các cơ sở lưu trú và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để du khách có một mùa lễ hội an toàn, không để xảy ra tình trạng 'chặt chém'.
Năm 2019 là lần thứ V, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ hội hoa Tam giác Mạch. Nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Quản Bạ có vị trí cửa ngõ của Công viên đá. Nơi đây có những cảnh quan, địa điểm rất đẹp như Cổng trời Quản Bạ, hang Lùng Khúy, Núi Đôi, thị trấn Tam Sơn lãng mạn hay làng Văn hóa du lịch cộng đồng của người Dao thôn Nặm Đăm. Đặc biệt trong thời điểm đầu Đông này, những nương hoa Tam giác mạch trên cửa ngõ Cao nguyên đang bung nở, bắt đầu cho mùa Lễ hội rộn ràng, rực rỡ, giúp Quản Bạ trở thành một điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến Cao nguyên đá.
Sáng 1.11, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, UBND tỉnh tổ chức họp nhằm nghe báo cáo tiến độ chuẩn bị tổ chức các sự kiện trong Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ V năm 2019. Dự họp có đồng chí Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện một số sở, ngành, UBND thành phố và các huyện trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.