Mối quan hệ với các chiến binh Hồi giáo cực đoan và những quốc gia cùng chung thái cực là một phần của chiến lược khôn khéo để đảm bảo vị thế và an ninh quốc gia của Qatar.
Ngày 24/6/2023, Bộ Đạo đức thuộc chính quyền Taliban ở Afghanistan chính thức ra lệnh đóng cửa tất cả các thẩm mỹ viện tại quốc gia này với lý do 'tôn trọng Luật Hồi giáo Sharia'. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực sau 1 tháng, kể từ ngày 24/7.
Ngày 27/5/2023, một cuộc giao tranh đã nổ ra giữa các tay súng Taliban, Afghanistan và quân đội Iran tại khu vực biên giới giữa hai quốc gia trong bối cảnh Taliban vừa khởi công xây dựng đập Baksh Abad ở tỉnh Farah, phía tây Afghanistan, thượng nguồn sông Helmand. Trước đó cũng trên con sông này, Taliban đã khánh thành đập Kamal Khan ở quận Chahar Burjak…
Tổng thống Israel Isaac Herzog đang ở thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Chương trình nghị sự của ông với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tập trung vào hợp tác năng lượng. Ankara dự định kết nối cơ sở hạ tầng khí đốt của mình với nước láng giềng Địa Trung Hải. Điều này có ý nghĩa mới trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraine. Brussels đã yêu cầu Israel thay thế hydrocacbon của Nga ở châu Âu.
Ngày 24-12-1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan để hậu thuẫn cho Chính phủ Cộng hòa dân chủ Afghanistan chống lại lực lượng Mujahideen (chiến binh thánh chiến Hồi giáo). Đến ngày 15-2-1989, quân đội Liên Xô rút lui trong bối cảnh một số tay súng do Mohammed Omar lãnh đạo tách khỏi Mujahideen để 5 năm sau đó, trở thành Taliban. Việc lột xác ấy sẽ khó xảy ra nếu Mujahideen không được sự yểm trợ của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) thông qua Gustav Avrakotos trong 'Chiến dịch Cyclone…
Hôm thứ hai, ngày 7-2-2022, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ trao thưởng 10 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc tiêu diệt hoặc bắt giữ Slaullah Ghafari, hay còn gọi là Shahab al-Muhajir, kẻ đứng đầu Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (ISK), chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Kể từ khi Taliban kiểm soát Afghanistan hồi cuối tháng 8-2021, khoảng 250 nữ thẩm phán thuộc tòa án các cấp của Chính phủ Kabul buộc phải nghỉ việc. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất hiện nay là số phận họ đang nằm trong tay những kẻ từng bị họ kết án tù nhưng đã được Taliban trả tự do. Vì sự an toàn, những nữ thẩm phán trong bài đã được đổi tên.
Ngày 15-8-2021, Taliban đã tiến vào Kabul mà không phải chịu bất cứ sự chống trả nào khi mà thủ đô này bị lãnh đạo chính phủ và hầu hết các lực lượng an ninh bỏ rơi. Trong 4 tháng đầu tiên nắm quyền, nhóm nổi dậy đã cố gắng hoạt động theo các đường nét của một nhà nước hiện đại, không quá khác biệt so với nhà nước mà nó đã lật đổ - ít nhất là ở vẻ bên ngoài.
Bị Taliban săn đuổi và rơi vào cảnh túng quẫn, nhiều binh sĩ và nhân viên tình báo Afghanistan do Mỹ đào tạo đã gia nhập hàng ngũ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Đấu khẩu gay gắt đã nổ ra trong phiên điều trần mới nhất tại Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Austin thừa nhận Mỹ đã đánh giá sai, bên ngoài cho rằng quan điểm của quân đội trái ngược với của Nhà Trắng.
Các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho rằng sự sụp đổ của chính phủ và lực lượng an ninh Afghanistan có thể bắt nguồn từ thỏa thuận rút quân giữa Taliban và chính quyền cựu tổng Thống Donald Trump hồi năm 2020.
Khi những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Afghanistan, họ bỏ lại nhiều thiết bị quân sự, trong đó phần lớn được trang bị cho Chính phủ Kabul. Những thiết bị này có loại sử dụng công nghệ tiên tiến nhất như kính nhìn đêm, hệ thống cảm biến âm thanh trên trực thăng làm nhiệm vụ nghe lén các cuộc điện thoại vô tuyến, hệ thống định vị mục tiêu cho tên lửa 'bắn rồi quên'… Tất cả những thứ ấy đang được săn lùng bởi ít nhất 3 quốc gia và bên nào sẽ là người hưởng lợi?
Sau khi tiếp quản quyền lực ở Afghanistan, Taliban đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc đảm bảo đoàn kết giữa các phe phái nội bộ tới việc điều hành một đất nước đang chìm trong khủng hoảng kinh tế và nguy cơ thảm họa nhân đạo.
Chia rẽ nội bộ Taliban nổi lên trong cuộc tranh cãi cản trở sự hình thành Tiểu vương quốc Hồi giáo mới của Afghanistan
Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Ashraf Ghani đều không lường trước được viễn cảnh Taliban sẽ nhanh chóng chiếm Kabul và lên nắm quyền tại Afghanistan.
Ông Stoltenberg nói các nước NATO đối mặt các câu hỏi khó về sự thất bại tại Afghanistan, song sẽ không quên những người Afghanistan chưa thể sơ tán cũng như cuộc chiến chống khủng bố tại đây.
Một lý do mà các nhà quan sát hay đưa ra để giải thích cho chiến thắng của Taliban là khả năng tạo lập liên minh của họ. Tuy nguồn gốc của Taliban là các bộ tộc người Pashtun, nhưng từ nhiều năm nay tổ chức này đã cố gắng tạo dựng mối quan hệ với những bộ tộc khác, kể cả với kẻ thù truyền thống của mình - người Tajik và Uzbek.
Một chương bi thảmNgày 11/9 tới, tròn 20 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố kinh hoàng của Al Qaeda nhằm vào nước Mỹ, theo kế hoạch được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố chính thức hồi tháng 4 vừa qua, những người lính Mỹ cuối cùng (và cả những người lính đồng minh của Mỹ) sẽ rút khỏi Afghanistan.
Để ngăn chặn một cuộc nội chiến tại nước Afghanistan đầy bất ổn, Nga cần sử dụng tất cả các ưu thế hiện có của mình để thuyết phục 'Kháng chiến Panjshir' đàm phán với Taliban, nhằm đi đến giải pháp công bằng và khã dĩ cho mọi phía.
Ngoài nỗi lo sợ bị Taliban trả thù, người dân Afghanistan phải đối mặt những khó khăn khác khi giá lương thực tăng cao và các ngân hàng vẫn đóng cửa.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần lượt thảo luận với các nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan về vấn đề an ninh khu vực liên quan đến tình trạng hỗn loạn đang diễn ra ở Afghanistan.
Hàng chục nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan từng cảnh báo Ngoại trưởng Antony Blinken từ hồi tháng 7 rằng Kabul có nguy cơ rơi vào tay Taliban ngay sau khi Mỹ rút quân.
Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Singapore và Việt Nam sẽ bắt đầu từ ngày 22/8. Mục đích của chuyến đi là để khẳng định Mỹ 'sẽ ở đó', một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với Reuters.
Chuyên gia chính trị học và quan hệ quốc tế, GS.TS. Phạm Quang Minh (Đại học KHXHNV, ĐHQG Hà Nội) cho rằng, tương lai của Afghanistan khá bất định và Mỹ dường như đã có những tính toán chưa chắc chắn tại đây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận sự sụp đổ của chính phủ Kabul và việc Taliban giành được quyền kiểm soát Afghanistan đã diễn ra 'nhanh hơn dự tính ban đầu' của Nhà Trắng.
Taliban đã chiếm được thủ đô Kabul một cách nhanh chóng hơn nhiều so với những gì Tổng thống Mỹ Joe Biden dự liệu, Washington rõ ràng đã đánh giá sai về lực lượng này.
Lực lượng Taliban tuyên bố chiến tranh ở Afghanistan đã chấm dứt. 'Giấc mộng' 20 năm của Taliban đã được hiện thực hóa nhanh đến mức chính lực lượng này cũng ngỡ ngàng.
Trung Quốc nói sẵn sàng tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Afghanistan, trong bối cảnh Taliban vừa kiểm soát Kabul.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden liên tiếp mắc sai lầm và không thể dự đoán đồng minh Afghanistan gục ngã chóng vánh trước đà tiến công của lực lượng Taliban.
Taliban hôm Chủ nhật vừa đưa ra tuyên bố khẳng định các chiến binh của họ hiện đang áp sát thành phố và muốn giành quyền kiểm soát ở đó một cách 'hòa bình'.
Mazar-I-Sharif, thủ phủ của tỉnh Balkh lớn thứ hai Afghanistan, đã rơi vào tay Taliban sau khi lực lượng này tấn công thành phố đầu ngày 14/8.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã mở cuộc đối thoại khẩn với các lãnh đạo địa phương và đối tác quốc tế, trong bối cảnh Taliban vừa đánh chiếm một thành phố nằm sát phía nam thủ đô Kabul.
Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, ngày 13-8, lực lượng Taliban đã chiếm được hai thành phố lớn của Afghanistan là Kandahar ở miền Nam và Herat ở miền Tây. Những diễn biến ở Afghanistan những ngày qua cho thấy quốc gia Nam Á này đang tiến gần một cuộc nội chiến.
Chỉ trong vòng 3 ngày, bắt đầu từ 6-8 đến 8-8, bằng những đợt tấn công chớp nhoáng, lực lượng Taliban đã giành quyền kiểm soát thêm 5 thủ phủ các tỉnh tại khu vực miền Bắc Afghanistan, bao gồm cả những 'trọng trấn' như Kunduz - thủ phủ tỉnh Kunduz và Taloqan - thủ phủ tỉnh Takhar.
Các tay súng Taliban đã chiếm được Faizabad, thủ phủ của tỉnh Badakhshan phía tây bắc, giáp với Tajikistan, sau nhiều ngày giao tranh dữ dội khiến cả hai bên thiệt hại nặng nề.
Tình hình Afghanistan đang 'nóng' lên từng ngày khi bạo lực gia tăng chưa từng thấy gây thương vong cho dân thường, trong bối cảnh tiến trình đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban rơi vào bế tắc. Bạo lực leo thang không chỉ khiến Afghanistan đối mặt với 'những kịch bản thảm khốc nhất', mà còn đe dọa an ninh và ổn định toàn khu vực Trung Á và Nga.
Các quan chức cho biết, Taliban đã chiếm thành trì của một thủ lĩnh nổi tiếng Afghanistan hôm thứ Bảy (7/8), thủ phủ của tỉnh thứ hai rơi vào tay quân nổi dậy trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Thỏa thuận hòa bình mà Mỹ ký với Taliban hồi tháng 2-2020 có đặt ra điều kiện là Taliban phải ngừng bắn và tham gia đàm phán với chính quyền Kabul để đạt tới một giải pháp chính trị, theo đó bản thân người Afghanistan sẽ quyết định các vấn đề chính trị và an ninh của đất nước.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 27/7 đã có chuyến công du đầu tiên đến Ấn Độ để thảo luận hàng loạt vấn đề song phương và khu vực. Trong đó, nổi bật là vấn đề duy trì an ninh và hòa bình ở Afghanistan sau khi Mỹ rút quân và những quan ngại về Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho rằng Mỹ vẫn sẽ tìm cách can thiệp vào tình hình ở Afghanistan ngay cả khi hoàn thành việc rút quân khỏi nước này.
Hãng tin TASS đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Tajikistan Sherali Mirzo hôm thứ Bảy (24/7) đã thảo luận về các biện pháp chung nhằm chống lại các mối đe dọa từ Taliban ở khu vực biên giới Tajikistan-Afghanistan.
Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ đã và vẫn đang tiếp tục trên khắp thế giới. Vì chủ đề nói trên, phụ nữ tại nhiều quốc gia vẫn đang hàng ngày tổ chức tuần hành, bãi công, bầu cử và những hình thức đấu tranh hòa bình khác. Nhưng ở Afghanistan lại khác. Ở đây không phải phái yếu mà là những người đàn ông cầm súng nhằm bảo vệ quyền phụ nữ. Mặt khác, những quyền lợi được bảo vệ ấy vẫn quá xa vời với phần đông phụ nữ ở quốc gia Nam Á này.