Ngày 19/8, Phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Lào Cai cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án 'Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép'; chuyển hồ sơ đến Viện KSND tỉnh Lào Cai đề nghị truy tố 2 bị can.
Làm dâu người Phù Lá đã 22 năm, chị Lâm Thị Hồng dường như quên mất mình là người Tày. Giờ đây, trên vai chị, không chỉ là dâu con trong dòng họ Giàng ở bản người Phù Lá, mà còn gánh vác cả trọng trách là nữ Bí thư Chi bộ Tà Chải - bản có 100 hộ dân tộc Phù Lá ở xã Lùng Phình, huyện vùng cao Bắc Hà.
Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, đồng bào Mông ở huyện Si Ma Cai xây dựng một số sản phẩm du lịch trải nghiệm chào đón khách du lịch tới tham quan.
Si Ma Cai là huyện vùng cao nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chợ Cán Cấu đậm đà sắc màu văn hóa, Sín Chéng với những thửa ruộng bắc thang lên trời, dòng sông Chảy quanh năm nước xanh ngọc bích và nhiều điểm du lịch chưa được khai thác. Nhưng bất cứ ai đến với Si Ma Cai cũng muốn check-in tại điểm săn mây thuộc thôn Lao Chải, xã Sán Chải (nằm ven Quốc lộ 4).
Những vườn mận kết hoa trắng muốt các sườn đồi trên cao nguyên Bắc Hà mỗi độ xuân về.
Tết đến, xuân về, những công nhân, người lao động là con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai đang làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước lại trở về quê hương sum vầy bên gia đình. Dẫu cuộc sống còn khó khăn, nhưng điểm tựa quê hương, gia đình giúp họ được sự sẻ chia, yêu thương để cùng hy vọng những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Từ lâu, không gian chợ phiên Tây Bắc là nơi hội tụ những nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao. Hòa mình vào chợ phiên trong hành trình khám phá xứ sở Tây Bắc, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Với người dân vùng biên cương, chợ không chỉ là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân địa phương, mà còn là nơi giao thương nông sản tiểu ngạch với thương nhân từ nước bạn sang buôn bán. Chợ vùng biên tạo ra thu nhập quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình người dân tộc thiểu số, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương...
Những ngày cuối tháng 8 có dịp thăm huyện vùng cao biên giới Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, bạn sẽ bắt gặp nơi đây như một thiên đường hoa bởi thời điểm này hoa tam giác mạch đang nở rộ.
Các huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh có khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ, phù hợp để phát triển du lịch. Việc kết nối, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp sẽ khai mở tiềm năng, thúc đẩy phát triển du lịch vùng.
Từ nay đến năm 2025, huyện Si Ma Cai phấn đấu xây dựng 3 sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và nông nghiệp trải nghiệm. Huyện kỳ vọng các mô hình du lịch cộng đồng không chỉ góp phần giới thiệu không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nơi đây, mà còn giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân.
Tại nhiều chợ phiên vùng cao trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng các tiểu thương bày bán tràn lan các loại giống lúa không rõ nguồn gốc. Không ít người dân đã chọn mua giống lúa có bao bì bằng tiếng nước ngoài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất.
Cùng với khèn, gậy sênh tiền cũng là một trong những nhạc cụ đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Mông. Điệu múa gậy sênh tiền với nhịp điệu, âm thanh độc đáo vẫn được người Mông vùng cao Lào Cai gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.
Hưởng ứng Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', nhiều năm qua, các địa phương vùng cao trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phối hợp với các doanh nghiệp đưa hàng hóa sản xuất trong nước đến các thôn, bản của tỉnh. Nhờ nhận thức của người dân dần thay đổi, hàng Việt từng bước chiếm lĩnh thị trường vùng cao.
Chợ Cán Cấu ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) là chợ phiên hiếm hoi lưu giữ nét đặc trưng riêng có của đồng bào dân tộc ở núi rừng Tây Bắc.
Trong lúc đang say sưa với nồi thắng cố và rượu ngô Bắc Hà, anh bạn Ngô Xuân Sơn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm VHTT huyện nói với tôi: Bác đưa các bạn lên đây mà không đi chợ Cán Cấu thì... hơi bị tiếc. Chợ cách đây 20km thôi...
Sở Du lịch Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang khảo sát, xây dựng sản phẩm kết nối du lịch Xín Mần (Hà Giang) - Si Ma Cai - Bắc Hà (Lào Cai). Việc kết nối phát triển du lịch 2 địa phương kỳ vọng mang đến những trải nghiệm đặc sắc về văn hóa, con người, phong cảnh mang bản sắc của vùng núi cao.
Chiều 18/9, tại huyện Bắc Hà, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo đánh giá tính khả thi và đề xuất giải pháp phát triển tour du lịch mới gắn kết Si Ma Cai, Bắc Hà (Lào Cai) với Xín Mần (Hà Giang).
Du lịch Lào Cai ngày càng phát triển, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được những thành công đó, ngành du lịch tỉnh đã tận dụng tiềm năng, thế mạnh, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, đem đến trải nghiệm phong phú, thú vị cho du khách và tạo nên hương sắc riêng của Lào Cai.
Đến Si Ma Cai mùa này, du khách có thể thỏa thích trải nghiệm, khám phá vườn mận Tả Van và tham gia thu hoạch, thưởng thức những trái mận chín đỏ.
Từ cuối năm 2021 đến nay, việc tiêu thụ trâu, bò của người dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn khi giá bán giảm mạnh so với trước.
Cán Cấu là một trong những chợ phiên hiếm hoi còn giữ được nét hoang sơ vốn có của người dân tộc vùng cao, những ngày cuối năm phiên chợ này càng thêm nhộn nhịp.
Chợ thổ cẩm huyện vùng cao Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) từng được tạp chí du lịch Serendib xếp hạng là 1 trong 10 chợ phiên nổi tiếng nhất Đông Nam Á.
Là người dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên ở địa phương biên giới nên Giàng Cồ Chúng, sinh năm 1994, dân tộc Phù Lá, trú tại thôn Na Măng, xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương) thông thuộc địa hình, nhất là những đường mòn, lối mở sang bên kia Trung Quốc. Là con thứ 7 trong gia đình, bố mất sớm, gia cảnh nghèo khó, Giàng Cồ Chúng không được đi học, không biết chữ, quanh năm chỉ làm bạn với nương, ruộng. Sau khi xây dựng gia đình riêng, Giàng Cồ Chúng sinh sống cùng mẹ già hơn 70 tuổi.
Si Ma Cai, miền đất cổ nơi biên viễn với nhiều điều kì thú, hấp dẫn những tâm hồn đam mê khám phá những miền đất lạ. Hãy cùng chúng tôi khám phá vùng đất xinh đẹp này.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có gần 70% dân số là đồng bào dân tộc thiếu số. Vì thế, trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, đến những bản làng vùng cao của tỉnh, chúng tôi thực sự xúc động khi được gặp gỡ và trò chuyện với những gia đình đảng viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số nhiều thế hệ nối tiếp nhau nỗ lực cống hiến vì Đảng, vì Nhân dân, xây đắp nên truyền thống quý báu vẹn tròn niềm tin với Đảng. Từ những gia đình truyền thống ấy, những 'hạt giống đỏ' của Đảng tiếp tục nảy mầm, phát triển, lan tỏa niềm tin và khát vọng, làm diện mạo vùng cao thêm khởi sắc.
Sau khi mở lại chợ phiên, các địa phương đã tăng cường lực lượng, triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, nhưng rất đông người dân khi đến tham quan, mua, bán hàng hóa tại chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai) vào thứ 7 hằng tuần đã vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, trong đó có việc không đeo khẩu trang.
Si Ma Cai, miền đất cổ nơi biên viễn với nhiều điều kì thú, hấp dẫn những tâm hồn đam mê khám phá những miền đất lạ. Hãy cùng chúng tôi khám phá vùng đất xinh đẹp này.
Si Ma Cai, miền đất cổ nơi biên viễn với nhiều điều kì thú, hấp dẫn những tâm hồn đam mê khám phá những miền đất lạ. Hãy cùng chúng tôi khám phá vùng đất xinh đẹp này.
TS. Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian ứng dụng, có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa dân tộc. Ông đã có mười đầu sách, công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian. Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển giới thiệu tới độc giả công trình nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng của ông, dày 324 trang, đăng liên tục 24 kỳ.
Chợ phiên rộn rã, ruộng bậc thang uốn lượn, món ăn độc lạ, những cung đường đẹp như mơ, và bạt ngàn hoa tam giác mạch... Đó là những nét chấm phá về Si Mai Ca, một vùng đất hoang sơ được ví như cõi mơ giữa đời thực.
Giờ đây những chuyến ngược ngàn, tìm về nơi các bản làng văn hóa, núi cao, rừng thẳm vẫn luôn hấp dẫn. Bởi mỗi chuyến đi, mỗi hành trình luôn là những trải nghiệm thú vị về các vùng văn hóa, đời sống người bản địa. Rất nhiều điều thú vị cũng được khơi mở.
Được ví von như 'nàng thơ' của Tây Bắc, huyện Si Mai Ca (tỉnh Lào Cai) ôm ấp trong lòng những cung đường đất đỏ, các thửa ruộng bậc thang tựa mình vào núi non hùng vĩ. Và chợ trâu Cán Cấu là một nét duyên dáng không thể thiếu của Si Ma Cai.
Chợ trâu Cán Cấu nằm trên địa bàn huyện biên giới Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nổi tiếng cả vùng Tây Bắc từ lâu vì nơi đây là chợ phiên cấp xã mua bán đại gia súc nhiều nhất tỉnh.
Du lịch Lào Cai vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên của du khách trong và ngoài nước khi muốn trải nghiệm không khí núi rừng tại miền Bắc Việt Nam. Nơi đây phong cảnh hoang sơ, thiên nhiên và con người như hòa chung vào làm một. Dưới đây là những địa điểm cần 'check in' để có những trải nghiệm tuyệt vời.
Lào Cai có nhiều chợ phiên độc đáo, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như Mường Hum, Y Tý (huyện Bát Xát), Cốc Ly, Bắc Hà, Lùng Phình (huyện Bắc Hà), Cán Cấu, Sín Chéng (huyện Si Ma Cai), Cao Sơn, Pha Long, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương). Tuy nhiên, trong thời điểm dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, thì công tác phòng, chống dịch tại các chợ phiên đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Phóng viên từ National Geographic đã có những kỷ niệm đặc biệt về Sa Pa (Lào Cai) trong chuyến đi ngày đầu năm mới.
Đã thành thông lệ, vào thứ 7 hằng tuần, mọi bước chân lại dồn về chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai). Tuy nhiên, phiên chợ thứ 7 ngày 24 tháng Chạp lại đặc biệt hơn, bởi đây là phiên chợ cuối cùng của năm Kỷ Hợi.
Tôi cùng vài người bạn trong câu lạc bộ nhiếp ảnh phiêu du trong đêm đông lạnh giá Bắc Hà. Cái giá rét lại có mưa phùn ở một thị trấn vùng cao Tây Bắc đưa chúng tôi về thế giới cổ tích thời ấu thơ mà mỗi khi đọc cứ phải trùm chăn kín đầu bởi những ma rừng, ma chài, hay câu chuyện người chết bó cột giữa nhà…