Kinhtedothi – Chiều 10/11, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trong đó, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, giao dịch từ xa; bảo vệ thông tin người tiêu dùng được đặc biệt quan tâm.
Góp ý cho dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng phạm vi người tiêu dùng trong dự thảo chỉ bao gồm cá nhân là chưa đầy đủ, người mua dù là tổ chức hay cá nhân, nếu quyền lợi bị xâm phạm vẫn phải được pháp luật bảo vệ.
Theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã xác định việc cần phải bảo vệ quyền lợi cho đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương là cần thiết và nhân văn.
Bạo lực gia đình có nguyên nhân sâu xa từ bất bình đẳng giới trong gia đình. Các yếu tố lạm dụng rượu, bia và xử lý hành vi vi phạm không nghiêm minh là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ bạo lực gia đình ngày càng gia tăng về số lượng, mức độ nghiêm trọng hơn...
Cho ý kiến lần đầu đối với Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo được không khí cởi mở trong xã hội, góp phần thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn hình thức, chưa đồng đều, rộng khắp. Do đó, đa số đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành luật.
Ngày 14/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi. Về chế tài xử lý, nhiều đại biểu đề nghị, cần quy định thêm chế tài cho trường hợp biết mà im lặng, không hành động, thực hiện tố giác theo quy định. Đồng thời quy định rõ về cách thức bảo vệ người báo tin tố giác bạo lực gia đình, để họ được an toàn, tránh trường hợp bị trả thù.
Ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết nhằm cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và phương châm 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng'; hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần quy định nội dung dân cư bàn và quyết định.
Đó là kiến nghị của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 14/6.
Sáng 14/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp cần được quan tâm đúng mức hơn nữa, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu rà soát, xây dựng các quy định để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, tránh chồng chéo, trùng lặp với hệ thống pháp luật về lao động.
Thời gian qua, số vụ bạo hành trẻ em tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, bảo vệ trẻ em cần được quy định mức độ cao hơn và sớm hơn.
Đại biểu Quốc hội Vương Thị Hương nêu rõ việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 14/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chủ thể, đối tượng gây bạo lực gia đình và làm rõ các hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Theo ĐB Nguyễn Trần Phượng Trân (TPHCM), luật hiện hành chỉ mới tập trung vào các biện pháp xử lý đối tượng gây bạo lực gia đình bằng xử lý hành chính hoặc hình sự. Trong khi đó, để phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình có hiệu quả, thì cần chú trọng những biện pháp giáo dục.