Tỉnh Long An đang nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị các Di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên di tích trên địa bàn.
Với công nghệ VR360, Tỉnh Đoàn Long An mang đến trải nghiệm khám phá hoàn toàn mới về các di tích lịch sử (DTLS). Người dùng như được bước vào không gian di tích, chiêm ngưỡng từng chi tiết một cách sống động và chân thực. Đây không chỉ là mô hình tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số mà còn là công cụ đắc lực để quảng bá du lịch và giáo dục về lịch sử, văn hóa của tỉnh.
Đã thành thông lệ, cứ đến gần ngày 11/9 Âm lịch hàng năm, người dân khu vực Vàm Nhựt Tảo (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) và khu vực Xóm Nghề (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức) lại nô nức chuẩn bị ngày giỗ Anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực. Trước chính lễ mấy ngày, tại Khu di tích lịch sử (DTLS) Vàm Nhựt Tảo và Khu DTLS Xóm Nghề đông đúc người vào ra chuẩn bị. Mỗi người một việc, cùng nhau góp sức để lễ giỗ diễn ra trang nghiêm. Đó là tấm lòng mà thế hệ sau dành cho người anh hùng chẳng sợ hy sinh, quyết đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tri ân sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Bức phù điêu 'Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong' bằng đồng tại Khu Di tích lịch sử (DTLS) Đền Hùng còn là công trình văn hóa quan trọng góp phần xây dựng Đền Hùng xứng tầm Khu DTLS Quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục truyền thống đoàn kết, đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn', bồi đắp lòng yêu nước và niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, Nhân dân và quân đội ta.
Dù lĩnh vực công nghiệp văn hóa còn mới nhưng chính quyền tỉnh Long An có nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch phát triển, góp phần giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của Long An đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Với 126 di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH), trong đó có 21 di tích cấp quốc gia, Long An đang có tiềm năng lớn về việc phát triển du lịch gắn với các di tích nhằm giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, xây dựng văn hóa, con người.
Theo đánh giá của ngành chức năng, bên cạnh tài nguyên du lịch thiên nhiên, Cà Mau cũng là vùng đất hội tụ nhiều di tích lịch sử (DTLS), di sản văn hóa. Thế nhưng thời gian qua, việc khai thác lợi thế này trong phát triển du lịch còn khá khiêm tốn.
Những năm gần đây, Huyện Đoàn Cần Giuộc, tỉnh Long An triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần giữ gìn và phát triển Di tích lịch sử (DTLS) cách mạng Gò Bà Sáu Ngọc, thể hiện tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ địa phương trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử.
Ngày 22/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An phối hợp UBND huyện Cần Giuộc tổ chức Hội nghị thông qua hồ sơ khoa học Di tích lịch sử (DTLS) khu vực Cầu Kinh, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc.
Công trình Di tích lịch sử (DTLS) quốc gia Khu vực Đồn Long Khốt có quy mô, ý nghĩa to lớn, mang tính lịch sử nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến tại khu vực Đồn Long Khốt; đồng thời, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Long An phối hợp tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Qua đó, góp phần giúp ĐVTN nâng cao nhận thức và trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
'Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam' - lời Bác Hồ dạy luôn được khắc ghi sâu sắc bởi lịch sử là nền tảng, động lực cho sự phát triển. Việc giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh (HS) - thế hệ tương lai của đất nước càng được chú trọng.
Đoàn Thanh niên - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Châu Thành tổ chức hành trình 'Tiếp nối truyền thống Long An trung dũng kiên cường'. Hành trình ý nghĩa này đã đưa các đoàn viên đến với những di tích lịch sử (DTLS) tiêu biểu trên địa bàn huyện, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và niềm tự hào dân tộc.
Về Phước Vân, hỏi Di tích lịch sử (DTLS) Nền Nhà Hội hầu như ai cũng biết vì đó là DTLS duy nhất của xã, nơi ghi dấu cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đầu tiên tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 1930.
Di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH) đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Việc gìn giữ, phát huy giá trị các di tích là hoạt động luôn được quan tâm, chú trọng.
Là 'cái nôi' của cách mạng, nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của thế hệ cha anh, sự phát triển mạnh và đa dạng các vườn cây trái cùng hệ thống giao thông hoàn thiện, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An được xem là một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với tìm về 'địa chỉ đỏ'.
Ủy ban nhân dân huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) vừa qua đã tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh địa điểm lưu niệm anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn.
Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh còn gọi là căn cứ Bình Thành tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, được công nhận là DTLS cấp quốc gia năm 1998 và trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống quan trọng tại Long An. Sau khi được đầu tư xây dựng, khu di tích trở thành điểm đến được quan tâm khi khai thác du lịch tại Long An.
Long An là địa phương năng động trong phát triển kinh tế, có hàng loạt công trình được xây dựng mới theo phong cách hiện đại. Xen lẫn các khu dân cư, khối cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều công trình kiến trúc có giá trị về mặt thời gian, mang vẻ đẹp cổ kính. Nhiều ý kiến cho rằng, các công trình kiến trúc này cần được gìn giữ, bảo tồn bởi có nhiều giá trị trong quá trình phát triển đô thị.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Huyện Đoàn Cần Giuộc, tỉnh Long An và các cơ sở Đoàn trực thuộc trên địa bàn huyện triển khai nhiều công trình nhằm hưởng ứng chủ đề công tác năm 2023 - 'Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn'.
Mỗi 'địa chỉ đỏ' trên địa bàn tỉnh đều gắn với một sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày nay, những 'địa chỉ đỏ' này trở thành nơi giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào về truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra ở hầu khắp các tỉnh từ miền Đông đến miền Tây Nam bộ. Sau 83 năm (23/11/1940 - 23/11/2023), nhiều di tích lịch sử (DTLS) trong tỉnh ghi dấu ấn những cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng và nhân dân, nay trở thành những 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống cách mạng, vun bồi lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Huyện Tân Trụ đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. Đây được xem là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích kép đã và đang được huyện Tân Trụ, tỉnh Long An hướng đến.
Đã 155 năm từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực hy sinh, người dân cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng vẫn luôn nhớ đến khí tiết, tài năng, đức độ của ông. Bằng niềm tự hào, lòng tôn kính, người dân và địa phương có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhớ, tôn vinh người anh hùng của quê hương.
Bối cảnh lịch sử, văn hóa đã để lại cho Huế số lượng lớn các di tích lịch sử (DTLS) văn hóa, cách mạng. Điều đó kiến tạo cho Huế trở thành thành phố văn hóa đặc trưng riêng, thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Di tích lịch sử (DTLS) hàm chứa những giá trị quan trọng, thể hiện đặc trưng về một vùng đất giàu văn hóa cho Huế. Thế nhưng, nhiều di tích sau khi công nhận lại bị 'đóng khung', chưa được quan tâm đầu tư, chưa phát huy giá trị.
Bên cạnh Quần thể di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên Huế có gần 200 di tích lịch sử (DTLS) cấp quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh. Đây là nguồn kho báu quý giá, mang những giá trị văn hóa cốt lõi để Huế xây dựng mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Long An vốn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (DL). Việc khai thác các tiềm năng để giúp DL tỉnh phát triển là điều mà cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đều đang hướng tới.
Mỗi 'địa chỉ đỏ' trên địa bàn tỉnh Long An đều gắn với một sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của dân và quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là nơi giáo dục truyền thống dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
Sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Long An là một chiến tích vẻ vang, đầy tự hào của Đảng bộ và quân, dân ta. Những di tích gắn liền với sự kiện này có Nhà thuốc Minh Xuân Đường và Nhà Tổng Thận (TP.Tân An, tỉnh Long An). Năm tháng trôi qua nhưng những 'địa chỉ đỏ' này vẫn được tôn tạo, giữ gìn, trở thành nơi giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Du lịch nông thôn, trải nghiệm đang là xu hướng được nhiều du khách lựa chọn. Đây là loại hình du lịch cộng đồng, chủ yếu dựa vào thế mạnh của từng địa phương. Tại tỉnh Long An, nhiều địa phương có định hướng phát triển du lịch từ những tiềm năng, thế mạnh sẵn có cũng như sự hiếu khách và mong mỏi làm du lịch của người dân.
Việc bảo tồn và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa có tác dụng to lớn đối với việc xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, tạo môi trường văn hóa lành mạnh. Tại Long An, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử (DTLS) được chú trọng và đang từng bước kết hợp phát triển du lịch.
Nhiều năm qua, công tác xây dựng, nâng cấp, trùng tu các khu di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn tỉnh Long An được thực hiện tốt. Các công trình trở thành địa điểm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Long An là mảnh đất anh hùng với nhiều chiến công vang dội trong cả thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn tỉnh là nơi ghi dấu nhiều chiến công, sự kiện hào hùng và trở thành điểm đến được quan tâm, đây cũng là những tiềm năng du lịch của tỉnh nhà.
TP.Tân An, tỉnh Long An không chỉ là 'trái tim' của Long An mà còn được biết đến với địa danh Vũng Gù xưa. Đây cũng là nơi có khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa (DTLS), địa điểm dừng chân quen thuộc ở cửa ngõ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Với mong muốn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh thường xuyên đổi mới công tác giáo dục truyền thống cho lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và học sinh bằng nhiều hình thức, trong đó, tiêu biểu là hoạt động Hành trình về 'địa chỉ đỏ' cả trong và ngoài tỉnh.
Di tích lịch sử (DTLS) Giồng Dinh (ấp Vinh, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) là nơi ghi dấu sự kiện trọng đại, một chiến tích oai hùng của quân, dân Đông Thành trong lịch sử 9 năm kháng Pháp của dân tộc ta.
Không chỉ là minh chứng cho các phong trào yêu nước, những di tích cách mạng kháng chiến tại Long An trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được lưu giữ đến ngày nay còn được tự hào gọi là những 'địa chỉ đỏ' về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng.
Di tích lịch sử (DTLS) Giồng Cám thuộc địa phận xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là nơi ghi dấu chiến tích Nam kỳ khởi nghĩa của quân - dân Đức Hòa. Mặc dù không đạt được thắng lợi nhưng phong trào đã nêu cao tinh thần yêu nước, mưu trí của quân ta và là bài học quý giá cho phong trào khởi nghĩa vũ trang sau này.
Di tích lịch sử (DTLS) khu vực Cầu Tre, ấp Thạnh Trung, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, được xếp hạng Di tích cấp tỉnh vào năm 2010. Đây là địa điểm ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Di tích này là một 'địa chỉ đỏ', giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Nhiều khu di tích lịch sử (DTLS) kết hợp với các tuyến đường giao thông huyết mạch và sự phát triển đa dạng của các vườn trái cây, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An được xem là một trong những địa phương giàu tiềm năng kết nối phát triển du lịch sinh thái miệt vườn gắn với các khu DTLS.
Long An hiện có 122 di tích lịch sử (DTLS) - văn hóa, trong đó, có 21 di tích cấp quốc gia, 101 DTLS cấp tỉnh. Các di tích không chỉ góp phần giáo dục truyền thống cho người dân, thế hệ trẻ mà còn là điểm đến thú vị với tiềm năng lớn về phát triển du lịch.
Từ nhiều năm trước, công tác xã hội hóa nhằm trùng tu, xây dựng các khu di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn tỉnh Long An đã được thực hiện rất tốt. Nhiều công trình uy nghi, bề thế, trở thành địa điểm giáo dục truyền thống quan trọng được xây dựng bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Trên địa bàn TP.Tân An, tỉnh Long An có một di tích gắn liền với Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - một địa điểm trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, không gian thoáng đãng, đó là Nhà Tổng Thận. Với giá trị lịch sử lẫn kiến trúc, khuôn viên nơi đây vừa được tận dụng mở thêm quán Cà phê Sách để người dân có điều kiện tham quan, tìm hiểu về di tích, đọc sách về lịch sử, văn hóa đất và người Long An.
Hiện Khu di tích lịch sử (DTLS) cấp quốc gia Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn (ấp Lò Gạch, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) được trùng tu, nâng cấp khang trang, là một trong những 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ.
Di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH) Khu vực Nhà Dài nằm trên Quốc lộ 50 thuộc địa phận xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nơi đó ghi dấu trận đánh oanh liệt, khẳng định sự mưu trí, anh dũng của ta khi tương quan lực lượng với địch khá lớn. Trận đánh diễn ra trong khu vực ấp Nhà Dài, xã Tân Lân nên thường được gọi là trận đánh Nhà Dài.
Ngày 18/11/2020, tại Lễ công bố và trao Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020 do Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam tổ chức, sản phẩm Máy tính an toàn và Hệ thống Camera bảo mật cao của Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT Technology) đã vinh dự nhận Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020 ở hạng mục Sản phẩm An toàn Thông tin triển vọng xuất sắc.
Sản phẩm Máy tính an toàn và Hệ thống Camera bảo mật cao của Công ty cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT Technology) đã vinh dự nhận danh hiệu Chìa khóa vàng 2020.