Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.

Điểm đến du lịch cộng đồng tại Ba Vì nơi có 98% là đồng bào người Dao

Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền, xã Ba Vì vừa được khai trương có chủ đề 'Chữa lành - Tịnh tâm - Dưỡng tuệ'. Đây là mô hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công bố điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền, Ba Vì

Sáng 26/4, hưởng ứng lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Sở Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức lễ công bố Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền.

Để mạch nguồn văn hóa Dao chảy mãi

Lớn lên bằng những lời ca, câu hát của đồng bào; biết thêu khăn, thêu váy từ thuở còn chăn trâu, cắt cỏ…, dường như hồn cốt của văn hóa đồng bào dân tộc Dao Quần Chẹt đã 'ngấm' sâu vào tâm hồn chị Dương Thị Kim Cảnh, ở xóm Tân Lập, xã Phú Xuyên (Đại Từ).

Đi tìm nỗi nhớ ấy

Theo quan sát của tôi, người Dao tiếp thu cái mới rất nhanh, háo hức và cầu thị, đồng thời cũng là tộc người rất trân quý văn hóa truyền thống của cha ông.

Tết năm cùng của người Dao Quần Chẹt Thanh Hóa

Tết năm cùng là một trong số những mỹ tục đẹp của đồng bào Dao ở miền Tây tỉnh Thanh, đem đến không khí đầm ấm, tràn đầy hạnh phúc, vui tươi, từ trong nhà tới ngoài ngõ xóm, ai cũng mang trong mình niềm hân hoan, phấn chấn để rồi tin tưởng, hy vọng và gắng công sản xuất, học tập, công tác tốt để thời gian tới thu được nhiều thành quả mới, hạnh phúc, ấm no hơn.

Nét đẹp trang phục phụ nữ Dao Quần chẹt ở Đồng Phai

Thôn Đồng Phai, xã Hợp Hòa (Sơn Dương) hiện nay có 113 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao Quần chẹt. Dù trải qua quá trình giao thao văn hóa giữa các dân tộc trong vùng, nhưng dân tộc Dao Quần chẹt ở Đồng Phai vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của riêng mình. Đặc biệt là mặc trang phục truyền thống đã trở thành nét đẹp, sở thích, niềm tự hào của nhiều phụ nữ Dao Quần chẹt trong những dịp lễ, hội, Tết… ở Đồng Phai.

Hà Nội: Khám phá Bản sắc đám chay người Dao Quần chẹt ở Ba Vì

Xã Ba Vì là địa phương có người Dao Quần chẹt cư trú thành cộng đồng đông nhất trong 31 xã của huyện Ba Vì, gồm 583 hộ người Dao với khoảng 2.398 người, chiếm đến 94% dân số toàn xã. Nhiều bản sắc của người Dao Quần chẹt đến nay vẫn được bà con gìn giữ, trong đó có đám chay của người Dao Quần Chẹt.

Giá trị nghệ thuật trong trang phục của người Dao

Nói tới giá trị văn hóa của tộc người không thể không nhắc tới trang phục và trang trí tóc. Trang phục là một nét văn hóa đặc trưng cho mỗi dân tộc. Trang phục giúp phân biệt tộc người này với tộc người kia. Đồng thời, trang phục còn thể hiện tính thẩm mỹ, lối sống của chính dân tộc đó, tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc nói chung và dân tộc Dao nói riêng.

Gặp gỡ, động viên tân sinh viên người Dao

Nhóm 'Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc' cùng Ban liên lạc người Dao và sinh viên người Dao tại Thái Nguyên tổ chức chương trình gặp gỡ, động viên tân sinh viên người Dao.

Lễ Tủ Cải của người Dao Quần Chẹt: Tổng hòa nhiều loại hình nghệ thuật

Lễ Tủ Cải đã tạo ra những giá trị về vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở xã Huổi Só (Tủa Chùa).

Kỹ thuật in, thêu thổ cẩm truyền thống độc đáo của người Dao Tiền

Trang phục của các cộng đồng người Dao Tiền ở các địa phương khác nhau sẽ có một số điểm khác biệt nhưng đều có chung những đặc trưng cơ bản về kỹ thuật nhuộm chàm, in sáp ong và thêu vải mặt trái.

Gìn giữ, lan tỏa văn hóa sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội: Bài 1 - Nét đẹp truyền thống của người Dao ở Ba Vì

Sau khi sát nhập vào Hà Nội, người dân tộc Dao ở huyện Ba Vì, tiếp tục gìn giữ phong tục tập quán của cha ông để lại, đồng thời kế thừa và phát huy nét văn hóa phù hợp với thời cuộc.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Thác Ngao, Quân Chu, Đại Từ

Là một trong mười xã, thị trấn của huyện Đại Từ (Thái Nguyên) thuộc vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo, thị trấn Quân Chu không chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình mà cộng đồng dân cư ở đây còn lưu giữ được những truyền thống văn hóa đậm nét và đây là điểm tựa rất lớn để địa phương phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.

Thành tựu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh được triển khai toàn diện, có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Các nhiệm vụ cấp Quốc gia được triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành một số vùng chuyên canh, thâm canh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhà văn Bàn Minh Đoàn: Trăn trở với di sản văn hóa dân tộc

Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Dao -Tuyên Quang, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Bàn Minh Đoàn cho rằng, bản thân ông cũng chưa có điều kiện khai thác được hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình. Vì vậy, có chút thời gian rảnh là ông lại tranh thủ đi đến các bản, làng gặp các nghệ nhân, các thầy Tào, thầy cúng để sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép tư liệu phong tục tập quán, những làn điệu dân ca, dân vũ...

Về xứ Tuyên 'mục sở thị' lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt

Trong chu trình đời người, lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt là một trong những nghi lễ quan trọng đối với mỗi người đàn ông, nó xác định sự trưởng thành của họ trước cộng đồng và tổ tiên.

Về Quân Chu ăn 'Tết năm cùng'

Hằng năm, cứ đến giữa tháng Chạp, khi mùa màng đã thu hoạch xong, cái rét ngọt về trên từng nếp nhà, cây cối sắp sửa bung lộc, nảy nụ Xuân, bà con người Dao Quần Chẹt ở xã Quân Chu (Đại Từ) lại rộn ràng tổ chức 'Tết năm cùng'.

Tranh thờ - nét văn hóa độc đáo của người Dao

Sau 12 năm vẽ tranh thờ, anh Triệu Hùng Cường (thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy) là cái tên mà hầu hết đồng bào dân tộc Dao trên mảnh đất xứ Thanh đều biết đến Đơn giản, anh là người duy nhất làm tranh thờ ở đây.

Nét đẹp phụ nữ Dao Tiền

Ngược đèo dốc núi đá lởm chởm, chúng tôi có mặt tại bản Bồ Xồ - nơi có đông đồng bào dân tộc Dao Tiền sinh sống nằm cách trung tâm xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn hơn 15km. Cùng với sự cởi mở, thân thiện, lòng mến khách của bà con, chúng tôi còn được trải nghiệm, cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa độc đáo trong những bộ trang phục truyền thống mà nhiều thế hệ phụ nữ Dao Tiền nỗ lực gìn giữ, bảo tồn.

Đặc sắc văn hóa cộng đồng dân tộc Dao

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 32,4 nghìn người dân tộc Dao, là 1 trong 8 dân tộc thiểu số có dân số lớn, được phân bố ở cả 9 huyện, thành phố, tập trung quần cư thành bản làng tại các huyện: Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai và Đồng Hỷ. Sinh sống lâu đời ở Thái Nguyên, đồng bào dân tộc Dao đã tạo dựng được đời sống vật chất, tinh thần đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Lễ cấp sắc: Tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao

Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành của đàn ông, tạo ra những giá trị về vật chất, tinh thần của người Dao Quần Chẹt.

Gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của người Dao ở Tủa Chùa

ĐBP - Không giống như nhiều dân tộc thiểu số khác ở vùng cao, dù có sự giao thoa giữa các nền văn hóa và lối sống hiện đại song cộng đồng người Dao (ngành Quần Chẹt) từ trẻ nhỏ đến các cụ già ở xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, luôn có ý thức bồi đắp và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng truyền lại cho các thế hệ nối tiếp.

Yên Lập bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Là mảnh đất có lịch sử văn hóa lâu đời, huyện Yên Lập hiện có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường, Dao chiếm đa số. Nét đặc trưng riêng trong phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của mỗi dân tộc đã tạo cho Yên Lập không gian văn hóa đa dạng và phong phú được cộng đồng các dân tộc gìn giữ, bảo tồn qua nhiều đời nay.

Chưa làm lễ này, đàn ông Dao sẽ mãi là... trẻ con

Đàn ông dân tộc Dao chưa trải qua lễ cấp sắc thì đến già vẫn bị coi là trẻ con, không được dự họp bàn các công việc lớn của dòng họ. Trước ngày thụ lễ, người được cấp sắc phải ở với bố, không tiếp xúc với mẹ trong 3 ngày.

Miền quê di sản

Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc hiện còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống gắn với thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước. Với những giá trị độc đáo, các di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ đã vượt ra khỏi biên giới Quốc gia, trở thành di sản chung của nhân loại, báu vật trong kho tàng di sản văn hóa Quốc gia và thế giới.

Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa

Thanh Hóa có 6 dân tộc thiểu số chủ yếu là: Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc đều có đời sống vật chất, tinh thần cùng với những nét phong tục, tập quán riêng. Trong đó, trang phục truyền thống là một nét văn hóa đặc sắc rất cần được bảo tổn, phát huy.

Tết Nhảy người Dao

PTĐT - Sống ở dưới chân núi Lưỡi Hái, bên dòng suối Chăn, hơn 60 năm qua bà con đồng bào người Dao khu Xuân Thắng, xã Cự Thắng huyện Thanh Sơn vẫn gìn giữ và duy trì Tết Nhảy để cảm tạ Tổ tiên phù trì cho con cháu thuận hòa, mạnh khỏe, mùa màng tốt tươi…

Ý nghĩa nghi lễ 'Chảy ông cổ châúu' của người Dao

PTĐT - Được tham gia nhiều nghi lễ của đồng bào người Dao như Lễ cấp sắc, Tết nhảy, Lễ cúng Bàn Vương… nhưng đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến và tham gia nghi lễ 'Chảy ông cổ châu' ...

Đón nhận Quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

PTĐT - Ngày 12/1, huyện Yên Lập tổ chức lễ đón nhận Quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Tập quán xã hội và tín ngưỡng lễ Tết nhảy của người Dao quần chẹt. Tới dự có đồng chí Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Để di sản thành… tài sản

PTĐT - Hiệu quả cao nhất của hoạt động giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống là phát huy giá trị, tạo dựng vị trí, sức sống mới trong cộng đồng, 'biến di sản thành tài sản'.

Bản sắc văn hóa người Dao

Người Dao là một bộ phận gắn bó khăng khít trong cộng đồng các dân tộc anh em xứ Thanh. Quá trình định cư và phát triển cho đến ngày nay, đồng bào đã tạo dựng nên một đời sống vật chất, tinh thần tương đối phong phú. Qua đó, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa giàu bản sắc xứ Thanh.

Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vùng Đất Tổ gắn với phát triển du lịch

PTĐT - Phú Thọ hiện có 1.841 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được lưu giữ hàng nghìn năm với những giá trị đặc trưng mang đậm dấu ấn nền văn minh nông nghiệp lúa nước, thể hiện những giá trị của nền văn hóa có từ lâu đời, lưu giữ dấu ấn của thời kỳ rực rỡ văn hóa thời đại Hùng Vương.

Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt huyện Yên Lập được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PTĐT - Bộ VHTT-DL vừa có quyết định số 2741/QÐ-BVHTTDL ngày 30/9/2020 về việc công nhận Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt huyện Yên Lập là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thêm 23 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định về việc công bố thêm 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việt Nam có thêm 23 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công bố 23 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Múa rùa của người Dao Quần Chẹt

Người Dao Quần Chẹt cư trú chủ yếu ở các xã Hợp Hòa, Thanh Tân, Kháng Nhật, Ninh Lai, Thiện Kế và Phú Lương, huyện Sơn Dương. Người Dao Quần Chẹt vẫn lưu giữ được những phong tục tập quán, những di sản và văn hóa phi vật thể hết sức độc đáo, một trong những di sản đó là tục múa rùa.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

PTĐT - Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số và khẳng định văn hóa truyền thống ...

Lễ cầu mùa của người Dao

Đồng bào Dao Quần Chẹt, Dao Coóc Mùn và Dao Ô Gang ở Tuyên Quang thường làm lễ cầu mùa vào dịp cuối tháng Tư và tháng Năm âm lịch hàng năm.

Ấn tượng đám cưới của người Dao ở Ba Vì

Nằm dưới chân núi Tản Viên, cách trung tâm Hà Nội chưa đến 100 km, đồng bào dân tộc Dao (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Trong đó có thể kể đến là lễ cưới truyền thống của người Dao.

Nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp của người Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang

Người Dao Quần Chẹt là một trong chín ngành Dao trong cộng đồng hơn 22 dân tộc anh em ở Tuyên Quang. Cùng với các dân tộc thiểu số khác, người Dao Quần Chẹt đã cư trú từ lâu đời, có phong tục, tập quán riêng, phong phú, mang bản sắc văn hóa độc đáo và đậm nét.