Thưởng Tết bằng hiện vật không có nghĩa là người lao động phải nhận... gạch, dép

Bộ luật Lao động sửa đổi cũng quy định, quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

'Nâng tuổi nghỉ hưu vì lợi ích quốc gia không phải vì lo ngại vỡ Quỹ BHXH'

Tiến sĩ Doãn Mậu Diệp cho biết, việc nâng tuổi nghỉ hưu là cần thiết, là vì lợi ích quốc gia chứ không phải vì lý do lo ngại vỡ Quỹ BHXH.

Hơn 3 triệu lao động các ngành nghề có thể được nghỉ hưu sớm

Có khoảng 3 triệu lao động của 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại sẽ được đưa vào diện xem xét nghỉ hưu trước tuổi quy định.

Hơn 3 triệu lao động có thể được nghỉ hưu sớm

Sau rà soát, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) ước tính có khoảng 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại…được đưa vào diện xem xét người nghỉ hưu trước tuổi quy định với hơn 3 triệu lao động.

Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo sức ép về việc làm với lao động trẻ?

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở Việt Nam chưa phải là con số đáng báo động. Trong khi đó, tốc độ già hóa của dân số Việt Nam rất nhanh cho nên để ứng phó với sự thiếu hụt lao động trong tương lai thì cần phải điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ngay từ bây giờ.

Giảm giờ làm việc trong tuần: Xu hướng tiến bộ hay xa xỉ?

Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm thời gian lao động thường xuyên từ 48 giờ xuống còn 44 giờ vì đây là xu hướng tiến bộ trên thế giới. Một số ý kiến khác lại cho rằng như vậy là quá xa xỉ bởi 'nếu nghỉ làm là nghỉ ăn'.

Nóng: Gay gắt tranh luận việc giảm giờ làm từ 48 xuống 44 giờ/tuần

Trước thời điểm Quốc hội thông qua Luật Lao động sửa đổi, vấn đề giảm giờ làm từ 48 xuống 44 giờ/tuần đang tạo sự tranh luận 'nóng' giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động, với các lý lẽ thuyết phục riêng. Do vậy, lời giải hài hòa cho quyền lợi mỗi bên còn để ngỏ tới lúc này.

Tính toán lộ trình tăng tuổi hưu với từng nhóm đối tượng

Theo Ban soạn thảo Luật Lao động sửa đổi, tiếp thu ý kiến của các bên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ được Ban soạn thảo tính toán theo từng nhóm đối tượng, ngành nghề.

Tuổi nghỉ hưu giáo viên nếu không giảm được thì xin đừng tăng

Hãy tưởng tưởng khi mà tuổi nghỉ hưu thật sự nam tăng đến 62 tuổi, nữ đến 60 tuổi thì chỉ trong vòng 10 năm tới khi bước chân vào trường học sẽ như thế nào?

Tăng giờ làm thêm phải gắn với lương lũy tiến

Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, tiếp tục được lấy ý kiến hoàn thiện. Trong đó, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, một số ngành đặc thù được quyền nghỉ sớm hoặc muộn hơn; khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa vẫn là những vấn đề được dư luận quan tâm.

Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động sửa đổi

Chính phủ xin ý kiến Quốc hội như mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa; điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở, quy định giờ làm việc.

Cổng TTĐT của Bộ LĐTB&XH phiên bản mới: Nâng cao tính năng hỗ trợ cho đối tượng yếu thế

Trung tâm Thông tin, Bộ LĐTB&XH vừa tổ chức lễ khai trương phiên bản mới của Cổng TTĐT của Bộ. Tính đến nay, sau 5 năm hoạt động, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Bộ LĐTB&XH đã cung cấp trên 12 ngàn văn bản quy phạm pháp luật cùng trên 20 ngàn tin, bài, ảnh, video clip và các file số liệu, tư liệu khác, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của bạn đọc và các đối tượng quan tâm.

Thủ tướng ký quyết định nghỉ hưu cho 2 Thứ trưởng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định nghỉ hưu theo chế độ đối với một số cán bộ, trong đó có 2 thứ trưởng.

Một số cán bộ nghỉ hưu từ ngày 1/8

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký các quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/8/2019 đối với một số cán bộ.

Đến năm 2020, không còn hộ nghèo là người có công

Với truyền thống 'uống nước nhớ nguồn', người có công với cách mạng là đối tượng luôn được Đảng, Nhà nước tập trung ưu tiên giải quyết các chế độ chính sách, chăm lo cuộc sống. Tuy nhiên, theo rà soát mới đây, vẫn còn hơn 16.000 hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng người có công.

Mỗi năm chi khoảng 31.000 tỷ đồng chăm sóc người có công

Đến nay cả nước đã xác nhận được hơn 9,2 triệu người có công (NCC) và số NCC đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng là gần 1,4 triệu người. Tính đến năm 2018, mức chuẩn để xác định trợ cấp ưu đãi NCC là 1.515.000 đồng. Tổng kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi NCC hàng năm khoảng 31.000 tỷ đồng.

Hơn 12,6 triệu lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Năm 2009, cả nước chỉ có hơn 5,9 triệu người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nhưng tới năm 2018, con số trên đã nâng lên hơn 12,6 triệu người lao động tham gia (tăng 7,7% so với năm 2017) với 361.000 đơn vị đăng ký BHTN.

Bảo hiểm thất nghiệp, 'điểm tựa' cho người lao động

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có hiệu lực thi hành từ 1-1-2009, sau 10 năm triển khai thực hiện, đã sớm đi vào cuộc sống và có hiệu quả, được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia, góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ thiết thực cho người sử dụng lao động và người lao động.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Công cụ quản trị thị trường lao động

Số lượng người tham gia và đóng bảo hiểm (BH) thất nghiệp liên tục tăng qua các năm, đến nay đã đạt gần 13 triệu người cho thấy, chính sách BH thất nghiệp đã đi vào cuộc sống, thực sự là điểm tựa của cả người lao động, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Tìm chìa khóa giải quyết tranh chấp lao động

Trong hai ngày 15 - 16/7, tại Quảng Ninh, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi về thương lượng tập thể và giải quyết tranh chấp lao động.

Tận dụng nguồn nhân lực thời điểm dân số 'vàng': Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Việt Nam đang chạm đỉnh thời kỳ dân số 'vàng' với số người trong độ tuổi lao động hoặc còn khả năng lao động chiếm khoảng 70%. Tuy nhiên, giai đoạn này diễn ra không lâu và song hành với đó là quá trình già hóa dân số. Vì thế, ngay từ bây giờ, các cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tận dụng nguồn nhân lực thời điểm dân số 'vàng', phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 lên 5,5%

Lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng bình quân 5,5%, tăng từ 150.000 - 240.000 đồng, tùy theo từng vùng. Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 cao hơn năm 2019, mức tăng này đáp ứng 100% mức sống tối thiểu cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp mở rộng vững chắc diện bao phủ

Sau 10 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tính đến năm 2018 đã có 12.680.173 người tham gia, tăng 7,7% so với năm 2017, bằng 87,7% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc (14,45 triệu người), tổng số đơn vị tham gia BHTN là 361.568 đơn vị.

Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất tăng lương tối thiểu vùng lên 5,5%

Tại cuộc họp Hội đồng Tiền lương quốc gia, chiều 11/7, bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020, các bên bỏ phiếu thống nhất sẽ tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5% (tăng từ 150.000-240.000 đồng), tùy theo từng vùng. Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 cao hơn năm 2019, mức tăng này đáp ứng 100% mức sống tối thiểu cho người lao động.

Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5%

Chiều 11-7, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt. Mức đề xuất tăng được chốt là 5,5%.

Lương tối thiểu vùng 2020 tăng 5,5%

Lần đầu tiên sau 6 năm thành lập Hội đồng Tiền lương quốc gia, các thành viên đã chốt lương tối thiểu vùng ngay ở phiên đàm phán thứ 2

Lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng 150.000 - 240.000 đồng

Chiều 11/7, sau một buổi tiến hành thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã 'chốt' phương án cuối cùng điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2020 là tăng 5,5% so với năm 2019.