Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 4): Mở rộng 'cánh cửa' xuất khẩu nông sản xứ Thanh

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa nông sản đạt được những kết quả tích cực. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã khai thác được thị trường, ký kết được nhiều đơn hàng mới. Đây là tín hiệu lạc quan kỳ vọng tạo được sức đột phá trong ngành xuất khẩu nông sản năm 2024 của tỉnh.

Định vị hàng hóa xứ Thanh trên thị trường (Bài 2): Những bước chinh phục ấn tượng

Với tiềm năng, lợi thế của địa phương, cùng với định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng chủ lực, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, xây dựng các đề án phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương. Qua đó, góp phần từng bước vào chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng vào kết quả giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế.

Rực rỡ sắc màu làng nghề xứ Thanh

Là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp, trải nghiệm làng nghề - nghề truyền thống vừa là dịp để khách du lịch khám phá vẻ đẹp đời sống, văn hóa của vùng đất, con người, đồng thời thúc đẩy hoạt động mua sắm sản phẩm hàng hóa đặc trưng... Du lịch làng nghề cũng góp phần vào sự phong phú cho sản phẩm du lịch nói chung. Và xứ Thanh với số lượng làng nghề, nghề truyền thống đa dạng, phân bố ở nhiều địa phương, nếu được khai thác hiệu quả, phát huy đúng hướng sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch làng nghề.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp

Cùng với sự phục hồi của sản xuất công nghiệp, từ cuối năm 2023, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nông thôn cũng ghi nhận những tín hiệu sản xuất và tiêu thụ tích cực. Bước sang năm 2024, nhiều sản phẩm tiếp tục được công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn; các chương trình hỗ trợ mở rộng thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm cũng đang được tổ chức rộng rãi là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động.

Thăm làng nghề nước mắm truyền thống Do Xuyên - Ba Làng

Được hình thành từ đầu thế kỷ XX, làng nghề nước mắm Do Xuyên – Ba Làng, là làng nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Thanh Hóa. Trải qua nhiều thời kỳ khó khăn, nước mắm Do Xuyên - Ba Làng hôm nay vẫn tìm được chỗ đứng, khẳng định được thương hiệu nhờ các bí quyết gia truyền, được khách hàng ưa chuộng.

Làng nghề nước mắm nổi tiếng Do Xuyên - Ba Làng tất bật chuẩn bị hàng Tết

Làng nghề sản xuất nước mắm Do Xuyên – Ba Làng (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn) nổi tiếng ở tỉnh Thanh Hóa được hình thành từ đầu thế kỷ XX.

Phát triển tài sản trí tuệ - hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ (TSTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực tại các địa phương và tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Thanh Hóa chú trọng phát triển kinh tế biển

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về 'Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045' trong 5 năm qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển cụ thể hóa các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách để phát triển bền vững kinh tế biển.

Người 'lên hương' nước mắm Ba Làng

Với người dân Thanh Hóa và các tỉnh lân cận, nước mắm Ba Làng đã là 'bạn đồng hành' trong mỗi bữa cơm gia đình từ thời xa xưa. Thế nhưng, sau này, trào lưu dùng nước mắm và nước chấm công nghiệp nổi lên khiến nước mắm Ba Làng bị lép vế, phải quay lại về… làng. Nhưng, có một người con của Ba Làng không buông xuôi, với niềm tin nước mắm làng mình là tinh túy của ông cha để lại, nhất định sẽ 'chảy' mãi.

Chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm hàng tiêu dùng

Với gần 4 triệu dân, nhu cầu sản phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là khá lớn. Tuy nhiên, thực tế hàng tiêu dùng của tỉnh lại chiếm thị phần khá thấp trên 'sân nhà'. Bên cạnh lý do chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất thì một trong những nguyên nhân quan trọng là việc xây dựng, phát triển thương hiệu hàng tiêu dùng chưa thực sự được chú trọng.

Chủ động 'nhập cuộc', các sản phẩm OCOP Thanh Hóa ngày càng được ưa chuộng

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 314 sản phẩm được công nhận với hơn 200 chủ thể tham gia. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP của các HTX không những được thị trường đón nhận mà còn phát huy được lợi thế vùng miền, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thị xã Nghi Sơn hướng đến phát triển chế biến thủy sản bền vững

Thị xã Nghi Sơn có gần 2.000 phương tiện khai thác thủy sản các loại, cho sản lượng khai thác đạt gần 40.000 tấn thủy sản mỗi năm. Lợi thế về nguồn nguyên liệu đã giúp thị xã sớm hình thành và phát triển ngành chế biến thủy sản (CBTS).

Chú trọng xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản

Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là 'giấy khai sinh' cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Mặc dù, trên địa bàn tỉnh có gần 200 sản phẩm nông nghiệp đang được sản xuất với sản lượng lớn song nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân vẫn chủ quan, chưa quan tâm tìm hiểu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm dẫn tới giá trị sản xuất chưa được như kỳ vọng.

Coi trọng 'thương hiệu' để nông sản vươn xa

Xác định xây dựng và bảo vệ 'thương hiệu' là 'chìa khóa' để các sản phẩm nông sản khẳng định chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp, HTX, người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản xứ Thanh. Nhờ đó, nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Bình Thuận: Tài xế xe Mercedes tông chết người ở bờ kè lĩnh 4 năm tù

Chiều 9/3, HĐXX Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận tuyên án các bị cáo trong vụ án giết người xảy ra tại bờ kè Phan Thiết.

Gian nan phát triển nhãn hiệu tập thể sau bảo hộ

Việc xây dựng và được các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã khó, song duy trì, phát triển sau bảo hộ còn khó khăn hơn. Bởi, nhãn hiệu tập thể mang tính cộng đồng, nếu không có sự kết nối, duy trì thì khó có thể phát huy sức mạnh của tập thể. Do đó, làm thế nào để phát huy, phát triển nhãn hiệu tập thể đang làm bài toán khó đối với nhiều tổ chức hội và chính quyền địa phương.

Đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm xứ Thanh

Tỉnh ta có nhiều sản phẩm đặc trưng địa phương, nhất là các sản phẩm thế mạnh từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngoài các thương hiệu lớn đã được khẳng định trên thị trường nhiều năm, như xi măng, mía đường, vật liệu xây dựng... trên địa bàn tỉnh còn có hơn 50.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Về miền cát trắng, nắng vàng Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn là vùng đồng bằng ven biển, nhưng địa hình khá đa dạng, có rừng núi, trung du, đồng bằng, biển đảo, tạo cho Nghi Sơn thế mạnh để phát triển kinh tế đa dạng.

Về miền biển xanh cát trắng: Qua những 'miền cổ tích'

Vùng biển xứ Thanh được khai phá từ rất sớm, để rồi, những cư dân đầu tiên đặt chân lên cồn cát nóng rát, đã hàng ngày chắt chiu, gom góp làm nên đời sống văn hóa - tinh thần, tín ngưỡng - tâm linh vô cùng phong phú và đậm đà bản sắc. Để khi đi qua những 'miền cổ tích' vùng biển, cũng chính là hành trình khám phá chiều sâu đời sống tinh thần - tâm linh của cư dân ngư nghiệp...

Nơi đất 'nở hoa'

Vùng ven biển xứ Thanh vốn là nơi khởi phát của nhiều nghề, làng nghề truyền thống như chiếu cói Nga Sơn, nước mắm Ba Làng, nghề đan lưới ở Sầm Sơn... Với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của con người, nơi đây đất tạo ra những sản phẩm không chỉ ngày càng đẹp, có giá trị kinh tế, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa riêng.

Các cơ sở chế biến hải sản nhộn nhịp vào tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, các cơ sở, hộ gia đình tại làng nghề chế biến hải sản ở các địa phương ven biển của tỉnh tập trung sản xuất, gia tăng sản lượng, bảo đảm chất lượng phục vụ thị trường tết.

Hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Qua đó, góp phần tạo hướng đi mới trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, doanh nghiệp tạo lập, quản lý, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

Đưa hàng hóa mang nhãn hiệu xứ Thanh đến với người tiêu dùng

Theo số liệu thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh ta có 209 nhãn hiệu hàng hóa được cấp văn bằng bảo hộ, 4 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, 23 sản phẩm được công nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những sản phẩm này khi được 'định danh' đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận, mức tiêu thụ tăng cao.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp – yếu tố quan trọng trong phát triển thương hiệu

Với 11 sản phẩm nông nghiệp chủ lực; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Thế nhưng, Thanh Hóa lại chưa có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mang tính chất thương hiệu vùng miền.

Sản vật quê hương

Chẳng cầu kỳ như ẩm thực xứ Huế mộng mơ. Cũng không kiểu cách như ẩm thực của vùng đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Bằng chính sự dân dã, bình dị mà thân tình, gần gũi, ẩm thực xứ Thanh vẫn làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn khó chối từ.

Phát triển chế biến thủy hải sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm qua, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Xây dựng làng văn hóa ở huyện Tĩnh Gia: Nhân lên những giá trị đẹp trong đời sống

Xây dựng làng văn hóa là nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, từng bước loại bỏ nhiều hủ tục lạc hậu và hạn chế sự tác động của tệ nạn xã hội vào khu vực nông thôn. Chính vì lẽ đó, xây dựng làng văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Xác định rõ ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng làng văn hóa, trong 30 năm triển khai thực hiện, huyện Tĩnh Gia đã chú trọng cả về số lượng, chất lượng làng văn hóa và đưa phong trào đi sâu vào đời sống.

Xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Với 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Thế nhưng, Thanh Hóa lại chưa có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mang tính chất vùng miền.

Thiếu nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống

Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa đang được khôi phục và phát triển đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, có một thực tế là các làng nghề đang đối mặt với nguy cơ phát triển thiếu bền vững bởi chưa xây dựng được nhãn hiệu, nhiều sản phẩm chưa có nhãn mác, bao bì; dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Dọc miền lễ hội xứ Thanh

Xứ Thanh là vùng đất phong phú lễ hội, với hàng trăm lễ hội lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, dân gian truyền thống diễn ra suốt 'xuân thu nhị kỳ'. Lễ hội đã nuôi dưỡng trong lòng nó nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp và góp phần 'dệt' nên bức tranh văn hóa xứ Thanh đa dạng, muôn màu và giàu bản sắc. Để rồi, không gian văn hóa xứ Thanh đã có sự hòa quyện nhuần nhụy vào 'phông' văn hóa dân tộc, để làm phong phú, đủ đầy thêm cho kho tàng di sản ấy...

Nâng cao chất lượng hoạt động sở hữu trí tuệ

Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp, nhất là khi 'Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020' được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, các hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều dự án về SHTT được triển khai thực hiện và đạt kết quả khả quan.

Hỗ trợ sáng tạo khoa học và công nghệ, đưa tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn

Nhằm đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất và đời sống, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với ngành khoa học tỉnh nhà đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích, động viên, thu hút đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN), các tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu, sáng tạo KH&CN và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay. Tạo dựng được một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh và hoàn thiện đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời cũng là đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế.