Đây là một trong những kiến nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11.
Vừa qua, tại Hội trường UBND phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Bình Phú đã có buổi TXCT thị xã Đông Hòa trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.
Ngày 25/9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với một số đơn vị về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì cuộc làm việc.
Sáng 6.9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp.
Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng trên cả nước, tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã tham dự và đánh trống khai giảng năm học mới 2024 - 2025 tại Trường THCS Ba Vì.
Chiều 15.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng đoàn giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao' của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát.
Đã có nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu do ngộ độc chất ma túy 'núp' trong thuốc lá điện tử... Trong khi đó, các nhà sản xuất đã và đang sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thu hút thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...
Chiều 16/7, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo và trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ.
Sáng 16/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ công tác số 1 - Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về việc thực hiện chính sách pháp luật về nhà giáo và giáo dục nghề nghiệp do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.
Sáng 15/7, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, với những tác hại rõ ràng của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thì phải cấm, không thể 'quản lý' rồi lại đưa ra thị trường...
'Căn cứ nào Bộ Y tế muốn cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, còn Bộ Công thương lại muốn hợp pháp hóa'? Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong chất vấn.
Ngày 25/4, tại thành phố Lạng Sơn, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị Bồi dưỡng 'Kỹ năng giám sát thực hiện chính sách đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội' cho các đại biểu dân cử.
Chiều 10/4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan của tỉnh Điện Biên về thực hiện chính sách, pháp luật đối với nhà giáo và trẻ mầm non 3 - 5 tuổi. Các Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa và Đinh Công Sỹ đồng chủ trì cuộc làm việc.
Chiều 1.4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với nhà giáo, và với trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa và Đinh Công Sỹ đồng chủ trì cuộc làm việc.
Ngày 2/10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa chủ trì tọa đàm.
Chiều 29.9, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực Ủy ban phụ trách.Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ.
Sáng 29/9, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Văn Hạ làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
Sáng 13/9, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo 'Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số' với sự tham dự của gần 200 đại biểu.
Sáng nay, ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo 'Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số'.
Sáng 10/8, tiếp tục hoạt động khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa thể thao tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện Bình Chánh.
Ngày 26/07, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức tọa đàm chuyên gia về việc làm đối với thanh niên.
Chiều 26/7, tại Nhà Quốc hội, Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân tổ chức phiên họp tổng kết Giải Diên Hồng lần thứ nhất – năm 2023. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì phiên họp.
Chiều 26/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Nhất năm 2023 và Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Giải đã đồng chủ trì phiên họp tổng kết Giải.
Ngày 21.7, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sài Gòn về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ.
Chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' được dư luận xã hội, nhân dân rất quan tâm. Dù đạt được một số kết quả bước đầu,nhưng việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới còn có sự khác nhau giữa các địa phương, cơ sở giáo dục nên chưa đạt mục tiêu như mong đợi...
Chiều 30.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' làm việc với UBND tỉnh Lai Châu. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh - Phó Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.
Kiến nghị với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện một số cơ sở giáo dục tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho rằng, đối với địa bàn đặc biệt khó khăn, cần có chính sách ưu tiên với giáo viên (về tiền lương) và học sinh (sách giáo khoa mới).
Chiều 22.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' đã làm việc với Trường THPT Dân tộc nội trú N'Trang Lơng, tỉnh Đắk Nông. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa chủ trì cuộc làm việc.
Ngày 17.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' đã làm việc với Trường Tiểu học, THCS, THPT Hoàng Gia và Trường Quốc tế TP. Hồ Chí Minh.
Sáng 16/3, tại Tp.Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' đã làm việc với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cần Giờ. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa chủ trì cuộc làm việc.
Theo nhiều giáo viên, vẫn còn bộn bề công việc để có thể làm tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Chiều ngày 28/2 tại Nhà Quốc hội, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) tổ chức phiên họp lần thứ Nhất để cho ý kiến về công tác triển khai Giải. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn – Trưởng ban Chỉ đạo giải dự và chỉ đạo phiên họp.
Tại phiên họp, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa đề nghị Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo rà soát để cung cấp số liệu đầy đủ hơn về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho các bộ môn tích hợp trên cả nước.
Phát biểu khai mạc phiên họp thứ hai của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Mục tiêu của giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' để chỉ ra được những mặt tốt, tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, đồng thời nhìn nhận rõ những tồn tại, vướng mắc để kịp thời khắc phục, tháo gỡ.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Bộ GD-ĐT có giải pháp giúp học sinh bổ trợ kiến thức khi tiếp cận chương trình mới, đồng thời giúp các giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm khắc phục tình trạng này.
Ngày 20-2, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' họp Phiên thứ 2.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, điểm quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới là chuyển từ truyền tải kiến thức sang phát triển năng lực. Bộ GD&ĐT cần làm rõ việc chuyển đổi phương thức thi, kiểm tra đánh giá năng lực theo quan điểm này, để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục theo đúng định hướng đề ra.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, đối với việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình mới, Bộ yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch để giáo viên có thể chuyển từ đơn môn thành đa môn và có lộ trình từng năm, qua đó đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên.
Chiều 17.10, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban Xã hội và Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Romania - Việt Nam do Chủ tịch Nhóm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lao động và Bảo trợ xã hội của Quốc hội Romania Eugen Neata làm Trưởng đoàn đang ở thăm, làm việc tại Việt Nam.
Chiều 17/10, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội và Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Romania - Việt Nam do Chủ tịch Nhóm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lao động và Bảo trợ xã hội của Quốc hội Romania Eugen Neata làm Trưởng đoàn nhân chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Ngành giáo dục và đào tạo chiếm tới 70% số biên chế sự nghiệp. Bài toán hiện nay là phải tăng số lượng giáo viên để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi vẫn phải thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế; đồng thời có chính sách để giáo viên yên tâm cống hiến, thu hút người giỏi vào ngành giáo dục... Đây là những vấn đề được đặt ra tại phiên giải trình 'Về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non' do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức sáng 25.2.
Hai Bộ Nội vụ và Giáo dục thống nhất trình Thủ tướng xem xét, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông trong năm học 2021-2022.
Nhiều vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non, như vấn đề thừa - thiếu biên chế giáo viên, chính sách đối với nhà giáo, thu hút người giỏi vào học ngành sư phạm, thúc đẩy xã hội hóa... đã được các đại biểu Quốc hội quan tâm đặt ra tại phiên giải trình 'Về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non' do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức sáng 25.2.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét nâng phụ cấp giáo viên nói chung, trong đó ưu tiên giáo viên mầm non.
Giải trình ý kiến băn khoăn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cũng cho rằng, khó khăn hiện nay là trong khi giáo viên đang thiếu, nhưng vẫn phải tinh giản 10% biên chế theo lộ trình.