Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh đạt khoảng 137,8 triệu USD; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực, lợi thế chiếm khoảng 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; đưa hàng hóa nông sản tới thị trường các nước: Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… những năm qua, tỉnh ta đã huy động mọi nguồn lực để chắp cánh, tạo đà cho nông sản Hòa Bình vươn xa.
Nhằm tạo cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho các nông sản đặc trưng của tỉnh đến các kênh phân phối và người tiêu dùng, thời gian qua, các ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), kết nối cung cầu nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Những tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông sản của tỉnh có nhiều khởi sắc. Một số mặt hàng đặc trưng tiếp tục sang những thị trường xuất khẩu mới. Để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, ngoài tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) không ngừng nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững được huyện Cao Phong triển khai thực hiện góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, các sản phẩm nông sản chất lượng, sản phẩm OCOP tiếp tục được quảng bá trên Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm: https://hb.check.net.vn với 77 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và 360 sản phẩm tham gia.
Ngày 25/7, tại TP Hòa Bình, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND 2 huyện Lạc Sơn, Cao Phong và Công ty cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất hàng sản phẩm OCOP tinh bột nghệ và trà chanh đào mật ong, xuất khẩu sang thị trường Anh quốc. Dự lễ xuất hàng có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong những năm qua, huyện Cao Phong đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Nông nghiệp, nông thôn đổi thay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện. Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM theo lộ trình hướng tới mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2025.
Hiện tại, huyện Cao Phong có 9 sản phẩm OCOP. Trong đó, 5 sản phẩm còn hiệu lực là: Cam quà tặng cao cấp 3T farm của HTX 3T nông sản Cao Phong (đạt 4 sao), trà chanh đào mật ong của HTX Hà Phong (3 sao), rượu cam của HTX Hà Phong (3 sao), hạt dổi Thạch Yên của hộ ông Bùi Văn Tiến, xóm Ngái, xã Thạch Yên (3 sao), mây tre đan Tây Phong của tổ hợp tác mây tre đan xã Tây Phong (3 sao). 4 sản phẩm đã hết hiệu lực là sản phẩm cam quả, mứt cam, nước cốt cam, nước cam tươi lên men của HTX Hà Phong, HTX đang làm hồ sơ để đề nghị công nhận lại. Bám sát định hướng chung, toàn huyện tiếp tục tập trung các chương trình phát triển sản xuất gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó, chú trọng nâng cao giá trị thương phẩm cho các sản phẩm OCOP.
Hết năm 2020, xã Bắc Phong (Cao Phong) đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Với mục tiêu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2021, mặc dù gặp không ít khó khăn, Đảng bộ xã đã lãnh đạo tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tranh thủ nguồn đầu tư, giúp đỡ của tỉnh, huyện cùng với phát huy nội lực xây dựng NTM và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đến hết năm 2021, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Hoạt động của HTX ngày càng năng động và đổi mới, hướng vào dịch vụ hỗ trợ thành viên, nhiều mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, hộ thành viên trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, HTX đã được triển khai nhưng chưa rõ nét. Chính vì vậy, việc đồng hành cùng khu vực kinh tế này để tháo gỡ những vướng mắc trong ứng dụng khoa học công nghệ sẽ giúp các HTX đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Cam Cao Phong từ khi xây dựng được thương hiệu đã khẳng định được uy tín, có ưu thế trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), từ năm 2019 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Cao Phong đã tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và tổ chức đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, lựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Năm 1949, phong trào tổ đổi công của tỉnh được hình thành. Tháng 5/1958, tỉnh xây dựng HTX điểm đầu tiên tại xóm Nội, xã Hạ Bì, huyện Lương Sơn (nay thuộc thị trấn Bo, huyện Kim Bôi). Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự chung tay, góp sức của các ban, ngành, đoàn thể đã tạo động lực để kinh tế tập thể (KTTT), HTX phát triển đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, phát huy hiệu quả, tạo sinh kế, nâng cao đời sống Nhân dân và góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Sở NN&PTNT và Sở Công thương vừa có buổi làm việc với UBND huyện Cao Phong bàn về các giải pháp tiêu thụ nông sản (TTNS) của huyện trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Bưu điện tỉnh, Viettel Hòa Bình, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và các đơn vị sản xuất, HTX trên địa bàn huyện Cao Phong.
Với mục tiêu phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay, thời gian qua, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ Nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Từ đó đạt được những kết quả đáng khích lệ, đến hết năm 2020, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng NTM. Đối với các tiêu chí chưa đạt, xã triển khai kế hoạch, phân công cụ thể cho các thành viên phụ trách thực hiện.
Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giai đoạn 2014 - 2020 đã góp phần làm thay đổi nhu cầu của người dân theo hướng ưu tiên sử dụng hàng Việt. Tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, hàng Việt chiếm từ 80 - 90% cơ cấu hàng hóa.
Hiện nay, miền bắc đang vào chính vụ thu hoạch cam tuy nhiên giá các loại cam trên thị trường rất khác nhau, cùng một giống cam nhưng giá bán giao động từ 5.000-30.000 đồng/kg tùy theo từng vùng sản xuất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán của sản phẩm đặc sản 'Cam Cao Phong'.
Thời gian qua, các HTX nông nghiệp (NN) đã ứng dụng tiến bộ KH-KT, nâng cao hiệu quả sản xuất, làm tốt vai trò liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Từ đó, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nâng cao GTGT, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn gắn với xây dựng NTM bền vững.
Năm 2019, toàn tỉnh có 27 sản phẩm của 21 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Với mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP trở thành những thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước, quốc tế biết đến, năm 2020, tỉnh đã tham gia, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương triển khai mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Thời gian qua, ngành NN&PTNT triển khai có hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành thường xuyên tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản dưới nhiều hình thức như: Tổ chức lễ hội cây ăn quả có múi (CAQCM), hội chợ nông nghiệp, tuần lễ nông sản…
Cam là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Cao Phong. Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2016, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư 'Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5'. Chất lượng, uy tín sản phẩm cam Cao Phong tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.
Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Năm 2019, huyện Cao Phong có 5 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Sản phẩm OCOP của huyện tự tin cạnh tranh với các sản phẩm cùng dòng tại một số thị trường khó tính.
Hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, nổi bật là vùng trồng cây ăn quả có múi và vùng trồng mía tím theo phương pháp nuôi cấy mô. Trên đà thắng lợi đó, kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.
Kinh tế hợp tác, HTX là thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 2016, nhiều HTX không phát huy được hiệu quả, ngừng hoạt động. Đa số HTX chưa có trụ sở làm việc, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn hoạt động, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Các hình thức liên kết, hợp tác chậm phát triển, không bền vững. Bài 1 - Nghị quyết số 13 tạo đột phá cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã
Là lực lượng tiên phong, đi đầu thực hiện Chương trình OCOP nên các hợp tác xã (HTX) luôn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư làm bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc để sản phẩm được gắn sao OCOP. Kết quả, năm 2019, toàn tỉnh có 27 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó, 16 sản phẩm của 13 HTX được xếp hạng, gồm: 5 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao.
Tâm lý ngại mở cửa vườn đón khách, nhiều nhà vườn chưa quan tâm, chưa có thêm nhiều sản phẩm hấp dẫn đi cùng là những trăn trở trong phát triển du lịch vườn cam ở huyện Cao Phong. Sau khoảng 5 năm kể từ ngày đầu xuất hiện, dấu ấn loại hình du lịch trải nghiệm thú vị này vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 2 - Bảo vệ, nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong (HBĐT) - Mặc dù xây dựng được thương hiệu, nhưng cam Cao Phong gặp những thách thức về tăng trưởng nóng, giá cả, nạn hàng nhái, kiểm soát chất lượng... Song huyện quyết tâm bảo vệ và từng bước nâng tầm thương hiệu.
Bài 1- Xác lập thương hiệu nông sản đặc trưng, nổi bật (HBĐT) - Từng long đong, lép vế khi chưa xây dựng được thương hiệu, với quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, người dân, cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh, một trong những 'thương hiệu vàng' của nông nghiệp Việt Nam.
Mường Thàng - Cao Phong vừa độ chớm xuân rực rỡ và đầy sức sống. Tết đến cũng đúng dịp cam lòng vàng, cam Canh ngả vàng, trĩu cành trên những sườn đồi bát úp. Chẳng nơi đâu có phố cam sầm uất dài hàng chục cây số như ở thị trấn Cao Phong. Cũng chẳng nơi đâu mà ngay phía sau những sạp hàng cam thơm ngon dọc quốc lộ 6 là bát ngát vườn cam. Cao Phong - thủ phủ cam của miền Bắc quả không sai.
Dù mới triển khai Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (Chương trình OCOP), thế nhưng qua một năm thực hiện, đến nay tỉnh ta đã có 24 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP và gắn sao, trong đó có 8 sản phẩm 4 sao và 16 sản phẩm 3 sao. Đây là những đặc sản, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có trên 50 sản phẩm OCOP được gắn sao. Việc xếp hạng, gắn sao cho các loại nông sản 'đặc sản' của địa phương đang mở ra nhiều cơ hội hơn để các loại nông sản có chất lượng vươn ra thị trường rộng lớn hơn.
Tuần lễ giới thiệu 'Sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình năm 2019' tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) diễn ra từ ngày 14 - 18/11. Có 22 gian hàng của các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng nông, thủy sản an toàn, chất lượng tham gia, giới thiệu các nông sản đặc trưng: cây ăn quả có múi; các loại rau, củ, quả; gà, dê, cá sông Đà và các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP: măng, miến, chè... Tuần lễ đã thu hút được quan tâm các cơ quan truyền thông với hơn 60 đơn vị đã đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Với quyết tâm tìm ra hướng đi mới cho sản phẩm, HTX Hà Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã triển khai mô hình 'Cam hữu cơ theo chuỗi sản xuất và chế biến ra các sản phẩm từ quả cam tươi'. Đến nay, không chỉ cam quả ăn tươi mà các sản phẩm sau chế biến ngày càng được khách hàng trong, ngoài tỉnh đón nhận.
Sau khi có Quyết định số 3947/QĐ-SHTT, ngày 5/11/2014 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cao Phong cho sản phẩm cam quả, UBND huyện Cao Phong đã thành lập Ban Kiểm soát CDĐL Cao Phong. Từ đó đến nay, Ban Kiểm soát CDĐL Cao Phong đã phát huy vai trò, thực thi nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng CDĐL Cao Phong, bảo vệ giá trị của sản phẩm, chất lượng, nguồn gốc, sử dụng tem, nhãn mác hàng hóa, bao bì sản phẩm.
Huyện Cao Phong có 8 sản phẩm OCOP tham gia đánh giá xếp hạng cấp tỉnh năm 2019 của 2 chủ thể, gồm: sản phẩm cam quả của HTX 3T Nông sản Cao Phong; rượu men cam, nước cốt cam, nước cam tươi lên men, mứt ruột cam, rượu cam, trà chanh đào mật ong, cam quả của HTX Hà Phong.
Ngày 22/10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 tổ chức Hội nghị đánh giá, thẩm định và chấm điểm, xếp hạng các sản phẩm OCOP năm 2019 (đợt 1). Dự hội nghị có các đồng chí thành viên hội đồng, các chủ thể tham gia chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị bền vững, trọng tâm là phát triển sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương. Hiện nay, Chương trình đang được huyện Cao Phong triển khai tích cực, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Không những đảm bảo quy trình sản xuất cam chất lượng cao mà còn phải chế biến các sản phẩm từ quả cam tươi, tạo ra sự đột phá được thị trường đón nhận. Đó là quyết tâm của HTX Hà Phong, xóm Môn, xã Bắc Phong (Cao Phong) khi thực hiện mô hình 'Cam hữu cơ theo chuỗi sản xuất và chế biến ra các sản phẩm từ quả cam tươi'.
Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về hội nhập quốc tế, những năm qua, Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của T.Ư và địa phương về lĩnh vực này.