Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vụ đông hàng hóa

Hằng năm, tỉnh Hà Nam phấn đấu gieo trồng khoảng gần 9.000 ha cây màu vụ đông, trong đó có hơn 60% diện tích trên đất 2 lúa. Các địa phương trong tỉnh đều hướng đến sản xuất các loại cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao. Việc tổ chức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người dân thông qua HTXDVNN và các đại lý được quan tâm, bảo đảm thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung diệt trừ chuột bảo vệ cây trồng

Chuột luôn là đối tượng gây hại nguy hiểm trên đồng ruộng. Tại nhiều thời điểm và vùng sản xuất, chuột gia tăng gây hại đến mức báo động, ảnh hưởng đến năng suất lúa và cây trồng. Vì vậy, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đặc biệt quan tâm, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nhiều biện pháp diệt trừ chuột bảo vệ sản xuất.

Tập trung gieo trồng cây vụ đông

Hiện nay, lúa mùa đã bước vào giai đoạn vào mẩy, chắc hạt, một số diện tích cấy sớm đã cho thu hoạch. Đây là thời điểm quan trọng gieo trồng cây vụ đông, nhất là đối với cây vụ đông sớm ưa ấm, chiếm trên 80% diện tích. Phấn đấu để có vụ sản xuất mới đạt hiệu quả cao, nông dân các địa phương đang tập trung chuẩn bị và gieo trồng cây vụ đông bảo đảm trong khung thời vụ tốt nhất.

Mở rộng diện tích trồng cây hàng hóa vụ đông

Vụ đông năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 8.887 ha cây màu các loại. Trong đó, chú trọng mở rộng diện tích, hình thành vùng sản xuất những cây hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người dân.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa

Sản xuất 2 vụ lúa ở tỉnh ta hiện nay được phát triển theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, chủ yếu thực hiện tại 71 cánh đồng mẫu, với tổng diện tích hơn 1.930 ha. Riêng vụ mùa 2023, có hơn 1.480 ha lúa tại các cánh đồng mẫu được ký hợp đồng liên kết, chiếm 76,8% tổng diện tích các cánh đồng mẫu. Đây là bước thay đổi đáng kể khi trước đây chỉ có 30 - 40% diện tích các cánh đồng mẫu được liên kết, giúp nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất trên diện tích gieo cấy.

Thanh Sơn tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Xã Thanh Sơn (Kim Bảng) hiện có 40 doanh nghiệp, trong đó có 18 doanh nghiệp sản xuất, khai thác, chế biến vật liệu xây dựng. Hoạt động chế biến đá, đốt nung vôi có những thời điểm một số doanh nghiệp đã phát thải tiếng ồn lớn, xả khói bụi ảnh hưởng đến môi trường gây bức xúc cho nhân dân. Trước thực tế đó, thời gian qua các cấp, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Gỡ khó cho mở rộng sản xuất lúa hữu cơ

Trao đổi về việc sản xuất lúa hữu cơ, ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm cho biết: Sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ đòi hỏi rất nhiều yếu tố cả về điều kiện tự nhiên và yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Do vậy, để mở rộng được diện tích lúa hữu cơ cần có quá trình từng bước.

Chủ động sản xuất vụ mùa trong điều kiện thời tiết bất thuận

Thời tiết bất thuận trong vụ mùa năm nay thể hiện ngay từ khi chuẩn bị bước vào đầu vụ sản xuất. Cụ thể, thời tiết ít mưa, hiện tổng lượng mưa trung bình mới đạt khoảng 40% so với cùng kỳ những năm trước. Đồng thời, nền nhiệt độ tăng cao từ 0,50C - 10C so với trung bình nhiều năm. Các đợt nắng nóng xuất hiện nhiều và kéo dài 5 - 7 ngày, có đợt lên đến 10 ngày, gây khó khăn cho sản xuất vụ mùa khi nước trên ruộng bốc hơi nhanh cả giai đoạn làm đất gieo cấy và tưới dưỡng. Điều này đòi hỏi các địa phương, đơn vị phục vụ phải có biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình sản xuất, chăm sóc lúa.

Chủ động tiêu úng cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngoài vùng phục vụ

Đối với sản xuất nông nghiệp, những diện tích nằm ngoài vùng phục vụ của các công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) luôn gặp khó khăn. Đặc biệt, nhiệm vụ tiêu úng cho mùa vụ cần được quan tâm, chủ động phòng chống trong mùa mưa, bão, lũ. Chính vì vậy, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trên địa bàn luôn chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm tiêu úng nhanh nhất.

Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bước vào giai đoạn tập trung sản xuất vụ mùa; huy động nhân lực, phương tiện máy cơ giới đẩy nhanh tiến độ gieo cấy. Mục tiêu phấn đấu bảo đảm hoàn thành cả về diện tích, cơ cấu mùa vụ theo kế hoạch đề ra.

Kim Bảng mở rộng diện tích cây trồng hàng hóa vụ hè thu

Sản xuất cây trồng vụ hè thu vốn không thuộc cơ cấu vụ chính trong năm do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều địa phương của huyện Kim Bảng đã chú trọng mở rộng diện tích các loại cây trồng hàng hóa trên diện tích đất mạ mùa, đất 2 lúa cốt cao chuyển đổi. Đây là hướng đi giúp thay đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích canh tác.

Mở rộng diện tích sản xuất lúa mùa hàng hóa chất lượng

Trong những năm gần đây, sản xuất vụ lúa mùa được xác định có vai trò nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác. Do vậy, các địa phương trong tỉnh đều xây dựng cơ cấu hướng đến sản xuất lúa hàng hóa chất lượng. Hiện, tỷ lệ lúa chất lượng trong vụ mùa chiếm trên 40% diện tích, nhiều địa phương đạt 50% - 70% diện tích trở lên và đang có chiều hướng tăng theo hằng năm.

Niềm vui được mùa

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang tập trung đẩy nhanh thu hoạch lúa xuân đã chín. Trên các cánh đồng, từng bao thóc được máy gặt đập liên hợp đưa vào bờ để người dân vận chuyển về nhà. Năng suất lúa xuân năm nay đạt cao, đồng đều ở khắp các địa phương, cánh đồng. Niềm vui được mùa hiện rõ trên nét mặt bà con nông dân.

Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được 69 cánh đồng mẫu với tổng diện tích hơn 1.115 ha. Các cánh đồng mẫu được duy trì và phát triển sản xuất theo hướng gắn kết 3 vụ trong năm (vụ lúa xuân, vụ lúa mùa và vụ đông). Đặc biệt, trên các cánh đồng mẫu thực hiện việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, đại lý, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Triển khai sản xuất vụ mùa 2023, vụ đông năm 2023 – 2024

Sáng 17/5, tại xã Liêm Phong (Thanh Liêm) Sở NN & PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết vụ mùa 2022, vụ đông 2022 – 2023, triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ mùa 2023, vụ đông 2023 – 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Vượng, Tinh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT); Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT).

Chủ động tiêu úng trong mùa mưa, bão

Mùa mưa, bão, lũ năm nay được dự báo các hình thái thời tiết cơ bản xấp xỉ và ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Riêng tổng lượng mưa toàn mùa đạt từ 1.500 – 1.700 mm, xấp xỉ TBNN. Tuy nhiên, các tháng cuối mùa lượng mưa cao hơn TBNN và có từ 6 – 8 đợt mưa vừa, mưa to; không loại trừ khả năng có trận mưa bất thường, cường độ lớn trong thời gian ngắn. Do vậy, yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành cần chủ động triển khai các biện pháp tiêu úng phục vụ dân sinh, kinh tế trên địa bàn.

Chủ động phòng trừ sâu, bệnh gây hại lúa xuân

Hiện nay, lúa xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng đẻ nhánh rộ - đứng cái. Hiện đã có một số đối tượng sâu, bệnh phát sinh, gây hại cho lúa. Thời tiết vụ xuân năm nay có diễn biến phức tạp thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh tăng mật độ, khả năng cao hơn trung bình những vụ xuân trước. Để hiểu rõ hơn về sâu, bệnh hại trên lúa trong vụ xuân và biện pháp phòng trừ, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) về vấn đề này.

Thay đổi phương pháp sản xuất để bảo vệ môi trường đồng ruộng

Những năm qua, huyện Thanh Liêm chủ yếu áp dụng phương pháp gieo thẳng, chiếm trên 90% diện tích gieo cấy lúa. Áp dụng phương thức sản xuất này, người dân phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ tính giai đoạn đầu vụ, phải phun 2 lần thuốc trừ cỏ (tiền và hậu nảy mầm), thuốc diệt trừ ốc bươu vàng. Do lúa gieo thẳng có mật độ dày, các đối tượng sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại mạnh hơn lúa cấy nên số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa gieo thẳng tăng từ 1 – 2 lần/vụ so với lúa cấy.

Chủ động diệt trừ lúa cỏ ngay từ đầu vụ

Vụ xuân năm nay, việc diệt trừ lúa cỏ được các địa phương quan tâm triển khai ngay từ đầu vụ bằng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, không để lúa cỏ phát sinh và gây hại lúa xuân trên diện rộng.

Kim Bảng nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thời gian qua, các địa phương của huyện Kim Bảng tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Trọng tâm, hướng đến hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh. Trong đó, tập trung chính tại 6 xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022.

Chủ động đủ nguồn nước tưới dưỡng lúa xuân

Hơn 28.000 ha lúa vụ xuân 2023 của tỉnh hiện đã cơ bản được gieo cấy xong. Các địa phương đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc, bón thúc lần một. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị thủy nông phục vụ trên địa bàn tỉnh bảo đảm nguồn nước tưới dưỡng cho lúa hợp lý đối với từng biện pháp gieo cấy, gồm: lúa cấy và gieo thẳng.

Duy Tiên tập trung hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Yêu cầu đạt chuẩn tiêu chí môi trường đối với xã nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao trong giai đoạn 2021-2025 đòi hỏi chất lượng cao hơn so với giai đoạn trước. Để hoàn thành đạt chuẩn tiêu chí này theo quy định mới, thời gian qua, thị xã Duy Tiên đã tích cực chỉ đạo các xã nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, thực hiện bổ sung các chỉ tiêu mới trong tiêu chí môi trường để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Mở rộng diện tích gieo trồng cây màu hàng hóa vụ xuân

Cây màu hàng hóa được xác định giúp nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất vụ xuân; đồng thời, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ trên đồng ruộng. Hiện nay, diện tích gieo trồng cây màu vụ xuân của cả tỉnh đạt gần 4.400 ha; trong đó, cây màu vụ xuân trên đất bãi có diện tích hơn 3.000 ha, còn lại chuyển đổi trồng trên đất lúa cốt cao và đất chân mạ mùa.

Trình diễn mô hình mạ khay, cấy máy vụ xuân 2023

Chiều 15/2, Sở NN & PTNT tổ chức hội nghị trình diễn mô hình mạ khay, cấy máy tại xã Đạo Lý (Lý Nhân). Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng tham dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo và cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố, thị xã; lãnh đạo các xã, HTXDVNN trên địa bàn huyện Lý Nhân và một số hộ dân của xã Đạo Lý tham gia mô hình.

Mộc Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân

Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế của xã Mộc Bắc (thị xã Duy Tiên) có nhiều chuyển biến tích cực. Rõ nét nhất là đường giao thông nông thôn trên địa bàn được đầu tư mở rộng, xây dựng, trồng hoa, cây bóng mát... Nhà ở của người dân xây dựng kiên cố, nhiều hộ có nhà cao tầng với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt… Đặc biệt, năm 2020 xã Mộc Bắc đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu…

Tập trung lấy nước đổ ải phục vụ làm đất gieo cấy lúa xuân

Hiện nay, đã bước vào giai đoạn lấy nước đổ ải, làm đất gieo cấy lúa vụ xuân 2023. Khác với mọi năm, vụ xuân năm nay hồ thượng nguồn chỉ thực hiện xả nước 2 đợt, giảm 1 đợt (đợt 1 từ 6 - 9/1, đợt 2 từ 1 - 8/2); thời gian xả 12 ngày, giảm 4 - 6 ngày so với những năm trước. Do vậy, các đơn vị thủy nông, HTXDVNN trên địa bàn chủ động vận hành máy bơm bảo đảm lấy đủ nước cho diện tích đất gieo cấy theo kế hoạch.

Chủ động xử lý lúa cỏ vụ xuân

Những vụ gần đây, lúa cỏ phát sinh, phát triển, gây hại mạnh trên đồng ruộng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, tại những diện tích lúa gieo thẳng, tỷ lệ nhiễm lúa cỏ rất cao, có nơi lên đến trên 40%. Năm 2022 có gần 340 ha lúa bị nhiễm lúa cỏ, trong đó 36 ha bị nhiễm nặng ảnh hưởng đến năng suất. Bước vào sản xuất vụ xuân 2023, các địa phương chủ động triển khai các biện pháp xử lý, không để lúa cỏ phát sinh, gây hại trên lúa.

Ngành NN & PTNT cần sớm triển khai các giải pháp thực hiện tốt kế hoạch năm 2023

Đó là phát biểu giao nhiệm vụ của đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT) được tổ chức sáng ngày 28/12.

Chủ động phối hợp dịch chuyển cột điện ven đường

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua các địa phương trên địa bàn tỉnh được quan tâm hỗ trợ kinh phí nâng cấp, mở rộng đường giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong quá trình đó, nhiều xã, thị trấn đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị thi công, ngành điện tổ chức di chuyển cột điện ven đường nhằm bảo đảm an toàn giao thông. Tuy nhiên, tại một số địa phương sự phối hợp giữa các cấp, ngành và nhân dân còn hạn chế dẫn đến việc dịch chuyển công trình điện trên một số tuyến đường còn chậm.

Bảo đảm nguồn lúa giống sản xuất vụ xuân 2023

Hiện nay, đã bước vào giai đoạn chuẩn bị cho sản xuất vụ lúa xuân 2023. Các doanh nghiệp, đại lý sẵn sàng đưa lúa giống bảo đảm cả về chất lượng và chủng loại cung ứng ra thị trường. Với diện tích gieo cấy của cả tỉnh hơn 28 nghìn ha cần lượng giống lúa các loại lên đến khoảng 500 tấn.

Chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất vụ lúa xuân 2023

Trên các cánh đồng hiện nay, việc chuẩn bị sản xuất vụ xuân 2023 đang được các địa phương và nhân dân tích cực triển khai thực hiện. Rõ nét nhất là công tác làm thủy lợi nội đồng, nạo vét, khơi thông dòng chảy trên hệ thống kênh mương đang được tập trung triển khai. Khối lượng đất đào đắp thủy lợi đã đạt khoảng 30% kế hoạch. Cùng với đó, người dân đã tiến hành cày lật đất cho diện tích gieo cấy vụ lúa xuân 2023.

Nhiều sản phẩm vụ đông được giá

Thời điểm hiện nay, nhiều loại cây trồng vụ đông đã và đang cho thu hoạch. Phần lớn các sản phẩm chính của vụ đông được giá, có loại cao gấp hơn 2 lần vụ đông trước, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bù vào chi phí sản xuất khi giá vật tư phân bón tăng cao trong thời gian qua.

Đưa máy cấy vào đồng ruộng: Hiệu quả là yếu tố quyết định

Ông Đào Ngọc Toan, Giám đốc HTXDVNN Bắc Tân (xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm) chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn và quyết tâm mở rộng diện tích cấy máy trên đồng ruộng địa phương.

Sáng 22/11, Sở NN & PTNT tổ chức hội nghị Tổng kết sản xuất vụ Xuân năm 2022, triển khai sản xuất vụ Xuân 2023. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT), lãnh đạo một số sở, ngành chức năng, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh…

Rau an toàn - Nêu cao trách nhiệm người sản xuất

Năm 2011, nông dân vùng trồng rau Hạ Vỹ, xã Nhân Chính (Lý Nhân) bắt đầu triển khai thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn. Qua hơn 10 năm thực hiện, nêu cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật, rau an toàn Hạ Vỹ đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, vào được hệ thống cửa hàng, siêu thị bán nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh.

Chủ động tưới, tiêu nước phục vụ gieo trồng cây vụ đông

Vụ đông năm nay, Xí nghiệp Thủy nông Lý Nhân (thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Hà Nam đảm nhận phục vụ cho hơn 1.700 ha cây trồng trên đất lúa. Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, việc phục vụ của đơn vị đã phải điều chỉnh tập trung vào tiêu nước.

Xử lý triệt để chất thải rắn nguy hại ở khu vực nông thôn

Chất thải rắn nguy hại khu vực nông thôn cần phải xử lý được xác định phần lớn là vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong bộ tiêu chí về xã nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh, việc xử lý 100% loại rác thải nguy hại này là chỉ tiêu quan trọng. Để phục vụ sản xuất, mỗi năm người dân trong tỉnh sử dụng khoảng 90 tấn thuốc BVTV các loại, tương đương 9 tấn vỏ bao, bì cần được xử lý.

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo trồng cây vụ đông

Bước vào đầu tháng 10, giai đoạn cao điểm gieo trồng cây vụ đông, nhất là những cây trồng ưa ấm. Trong điều kiện lúa mùa năm nay thu hoạch muộn do tác động từ vụ xuân, người dân các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp gieo trồng nhằm bảo đảm diện tích gieo trồng vụ đông theo kế hoạch đề ra.

Khó khăn trong trẻ hóa đội ngũ cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Thời gian qua, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trong tỉnh đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng cao. Tuy nhiên, quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Một trong những khó khăn là đội ngũ cán bộ HTX nhiều nơi tuổi cao, tác động không nhỏ đến việc đổi mới hoạt động, áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin... vào quá trình điều hành dịch vụ sản xuất.

Lợi ích thiết thực khi sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi

Xã Văn Xá (Kim Bảng) có tổng đàn lợn thường xuyên đạt trên 10.000 con. Để duy trì và phát triển chăn nuôi, các hộ dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là áp dụng công nghệ vi sinh.

Thanh Liêm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh

'Cán bộ nào phong trào ấy', có cán bộ giỏi thì mới có việc làm tốt, chính vì vậy việc xây dựng, nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã được Thanh Liêm lựa chọn là một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025.

Kim Bảng bảo đảm thời vụ cho sản xuất vụ đông

Lúa xuân trên địa bàn huyện Kim Bảng thu hoạch muộn hơn 7 – 10 ngày, kéo theo sản xuất vụ mùa bị chậm, đặt ra vấn đề thời vụ cho vụ đông liệu có bị ảnh hưởng, nhất là đối với những loại cây hàng hóa chủ lực ưa ấm. Tuy nhiên, đến thời điểm này diện tích lúa mùa của huyện đều đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng. Như vậy, lúa sẽ chín tập trung trong khoảng từ ngày 20/9 trở ra, đáp ứng được thời gian gieo trồng cây vụ đông sớm trong khung thời vụ tốt nhất.

Chủ động ứng phó với lượng mưa tăng đột biến

Năm 2022, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có lượng mưa cao hơn 30% so với trung bình nhiều năm (TBNN). Thực tế, ngay từ những tháng đầu mùa năm nay đã có lượng mưa đột biến với những trận mưa cường độ lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh, lượng mưa lên đến hơn 100 mm. Tổng lượng mưa đo được trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt 1.415 mm, vượt so với TBNN cùng thời kỳ 52%. Những tháng có lượng mưa vượt cao so với TBNN như: tháng 1 vượt 202%, tháng 2 vượt 265%, tháng 5 vượt 136%...

Hàng nghìn ha bị ngập do mưa lớn, các địa phương tập trung tiêu thoát nước cứu lúa và hoa màu

Sau hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2, trên đia bàn tỉnh vẫn xảy ra mưa lớn.Mưa lớn đã làm 2.656,7 ha lúa và hoa màu của các địa phương trong tỉnh bị ngập úng, gồm: 2.494 ha lúa, 162,7 ha rau màu.

Mở rộng các sản phẩm OCOP từ trồng trọt

Sản phẩm từ trồng trọt vẫn luôn được xác định là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là gạo, rau, củ, quả. Về phía ngành, trong thời gian tới sẽ tăng cường tuyên truyền, giới thiệu để các hộ sản xuất, HTX, doanh nghiệp chủ động tham gia chương trình OCOP cho sản phẩm trồng trọt. Ông Nguyễn Quang Nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói.

Mở rộng diện tích lúa cấy bằng máy

Cơ giới hóa đồng ruộng là giải pháp quan trọng nhằm giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí vật tư nông nghiệp... Cùng với khâu làm đất, thu hoạch đã được cơ giới hóa gần như toàn bộ, hiện khâu gieo cấy lúa tại nhiều địa phương trong tỉnh cũng đang được đẩy mạnh áp dụng phương pháp gieo mạ khay để đưa máy cấy vào đồng ruộng.

Khắc phục những hạn chế của lúa gieo thẳng

Những năm gần đây, phương pháp gieo thẳng được áp dụng rộng rãi ở hai vụ lúa của nhiều địa phương trong tỉnh. Có vụ, diện tích lúa gieo thẳng của tỉnh chiếm trên 60% diện tích, có nơi lên đến trên 90% diện tích. Tuy nhiên, lúa gieo thẳng đang cho thấy những hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Kim Bảng đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa

Vụ mùa năm nay của huyện Kim Bảng bị chậm khoảng 7 ngày do lúa xuân thu hoạch muộn. Điều này, tác động đến trà lúa mùa sớm chiếm trên 70% diện tích để giải phóng đất sớm trồng cây vụ đông ưa ấm. Do vậy, các địa phương của huyện Kim Bảng đang phải tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo cấy.

Bảo đảm lịch sản xuất vụ mùa trong điều kiện vụ lúa xuân kéo dài

Tại các địa phương khác trong tỉnh, song song với thu hoạch lúa xuân, việc chuẩn bị làm đất, gieo mạ giúp bảo đảm gieo cấy lúa mùa kịp thời vụ đang được triển khai tích cực.

Đảm bảo cung cấp điện mùa nắng nóng

Hiện nay, khu vực xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao có tám trạm biến áp với tổng công suất 2.150 kVA, trong đó ngành điện quản lý bảy trạm biến áp với công suất 1.900 kVA; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và điện năng Xuân Lũng (HTXDVNN & ĐN) xã Xuân Lũng quản lý một trạm biến áp với công suất 250 kVA.

Phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học

Trang trại chăn nuôi của anh Ngô Gia Long, thôn Ấp Thọ Cầu, xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng) được xây dựng trên diện tích 6.000 m2, có quy mô chăn nuôi 5.000 vịt thịt, 50 lợn nái và 400 lợn thịt. Trong quá trình phát triển chăn nuôi, anh Long đã áp dụng khá triệt để phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học.