Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội (Hanosimex) và Tập đoàn Hansae (Hàn Quốc) vừa ký kết thỏa thuận xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược và đặc quyền về dự án vải tái chế.
Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội và Tập đoàn Hansae vừa ký kết thỏa thuận xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược và đặc quyền về dự án vải tái chế.
Tổng CTCP Dệt May Hà Nội (Hanosimex) và Tập đoàn Hansae (Hàn Quốc) vừa ký kết thỏa thuận xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược và đặc quyền về dự án vải tái chế dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex).
Theo dự báo, ngành dệt may Việt Nam thời gian tới tiếp tục đối diện với nhiều rủi ro, thách thức trước nguy cơ tái bùng phát các biến chủng Covid-19 mới cùng diễn biến phức tạp tại một số khu vực trên thế giới, khiến nguồn cung bị đứt gãy, giá nguyên phụ liệu tăng cao... Để ổn định sản xuất và phát triển bền vững, doanh nghiệp dệt may cần triển khai linh hoạt các giải pháp để thích ứng với bối cảnh và diễn biến của thị trường.
Nhiều doanh nghiệp chinh phục được người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, chủ động tham dự vào các sự kiện lớn về quảng bá hàng Việt Nam để quảng bá nhiều hơn cho hàng hóa trong nước.
Tại Nghệ An, dệt may là một trong những ngành nằm trong Top có kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy nhiên, nguyên, phụ liệu dùng để sản xuất của ngành hàng này đang yếu và thiếu, các doanh nghiệp chủ yếu là gia công nên nguồn nguyên phụ liệu phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Từ chỗ 'gần như tuyệt vọng' do những đợt giãn cách kéo dài tại các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp dệt may đã tăng trưởng thần tốc trong quý cuối năm.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, nhiều doanh nghiệp đã băt tay vào sản xuất ngay từ đầu năm với khí thế đầy hứng khởi, khẩn trương. Nhiều doanh nghiệp đến nay đã có đơn hàng đến hết quý III/2022.
Hòa chung không khí mừng Đảng, mừng Xuân, từ sáng 4/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), nhiều đơn vị trong hệ thống của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã ra quân 'mở máy' khai xuân Nhâm Dần 2022. Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Vinatex đã tới thăm hỏi, động viên và chúc Tết các đơn vị đại diện cho 3 ngành Sợi - Dệt - May tại khu vực miền Bắc.
Ngành sợi có một năm thắng lớn khi được lợi từ giá sợi tăng, đơn hàng nhiều. Lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD, tăng 13% về lượng, nhưng tăng tới 50% về trị giá.
Công an quận Hải An (Hải Phòng) vừa thông tin về vụ tai nạn lao động khiến một người thiệt mạng tại bãi container trên địa bàn quận Hải An.
Dung lượng khoảng 5 tỷ USD, dân số tăng nhanh, nền kinh tế khởi sắc, nhu cầu tiêu dùng ngày một cao là những yếu tố khiến thị trường nội địa đang trở nên hấp dẫn với doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam.
Trong quý 1/2021, nhóm hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam đóng góp lớn nhất khi đem về 67,39 tỷ USD, chiếm 87,13% tổng kim ngạch xuất khẩu chung.
Với dân số hơn 97 triệu người và GDP bình quân đầu người đạt hơn 3.500 USD, thị trường trong nước được coi là mảnh đất 'màu mỡ' để các doanh nghiệp (DN) dệt may đẩy mạnh phát triển, gia tăng thị phần. Tuy nhiên, để có thể chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là tăng sức cạnh tranh với các đối thủ có thương hiệu đến từ nước ngoài, đòi hỏi các DN phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).
Ông Hồ Lê Hùng vừa được bầu vào vị trí chức vụ Tổng Giám đốc - Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex).
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về chung tay phòng, chống dịch Covid-19, ngày 26-3, đã có 7 doanh nghiệp, cá nhân tới trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ tổng số tiền trị giá 1,9 tỷ đồng và 5.000 USD.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng khẩu trang, nhiều doanh nghiệp dệt may đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, đẩy mạnh sản xuất, phục vụ người tiêu dùng.
Khoảng 17 giờ ngày 4/2, khẩu trang của Doximex với giá 70.000 đồng/10 cái, sẽ được phân phối tới tay người tiêu dùng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút corona gây ra, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trong những ngày cuối tuần sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Tập đoàn đã có điện khẩn gửi các đơn vị thành viên yêu cầu cung ứng nguyên liệu cho một số đơn vị ngành May như: May 10, May Hưng Yên, Việt Tiến, Dệt may Huế, Dệt may Hòa Thọ, Hanosimex… để sản xuất các loại khẩu trang kháng khuẩn.