Múa sư tử mèo là di sản văn hóa đậm bản sắc của xứ Lạng, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, thể hiện khát vọng về sự may mắn, sung túc.
Lạng Sơn là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Khác với dân tộc Tày, Nùng, dân tộc Dao xứ Lạng mang nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ... Đây là nguồn 'tài nguyên' quý giá góp phần phát triển du lịch ở xứ Lạng.
Đồng bào dân tộc Nùng chiếm 42,9% dân số tỉnh Lạng Sơn, với 4 nhóm chính là Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Phàn Slình (Phàn Slình Cúm Cọt; Phàn Slình Hua Lài) và Nùng An. Nét đẹp trong đời sống văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Nùng là sự kết tinh trong quá trình lao động sáng tạo, tài sản quý báu của đồng bào, góp phần bồi đắp, làm giàu thêm cho văn hóa xứ Lạng.
Đông Bắc là một trong 7 vùng văn hóa lớn của Việt Nam. Nơi đây có núi non kì vĩ, phong cảnh hữu tình nên thơ, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Chính sự đa dạng tộc người đã làm phong phú về bản sắc văn hóa, với nhiều đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể.
Lạng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản như: lợn quay, vịt quay, khau nhục… Tuy nhiên, các món ăn này thường được sử dụng ngay sau khi chế biến, không thể mang đi xa. Với mong muốn quảng bá tinh hoa ẩm thực quê nhà đến với người dân ở mọi miền đất nước, Hợp tác xã (HTX) Mai Sao Lạng Sơn, thôn Mạn Đường, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng đã chú trọng sản xuất, phát triển sản phẩm khau nhục đóng hộp tiện lợi, được nhiều khách hàng yêu thích.
Lạng Sơn hiện có trên 300 di tích đã được xếp hạng và nằm trong danh mục kiểm kê. Nhiều năm qua, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích này có đóng góp không nhỏ của đội ngũ trông coi di tích. Tuy nhiên, chế độ, chính sách hỗ trợ những người đang làm nhiệm vụ này vẫn còn bất cập.
Dịp Quốc khánh hằng năm, khu vực tượng đài Hoàng Văn Thụ (phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) luôn ngập tràn bóng áo chàm xanh. Sau đó là những tiếng sli vang lên từng góc đường, lùm cây.
Trong lịch sử, Lạng Sơn là vùng đất có vị trí trọng yếu, vì vậy, các triều đại phong kiến đều cử các vị quan lên trấn giữ, trong đó có Đốc trấn Ngô Thì Sỹ. Suốt thời gian làm quan tại Lạng Sơn, ông đã có công phát hiện, tôn tạo nhiều danh thắng, sáng tác thơ, văn ca ngợi cảnh đẹp của xứ Lạng. Để ghi nhớ công lao của Đốc trấn Ngô Thì Sỹ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn đến thế hệ trẻ, các cấp, ngành trong tỉnh đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn liền với ông.
Thời gian qua, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất phấn khởi khi được Nhà nước hỗ trợ mua téc nước để phục vụ sinh hoạt cho gia đình.
Trang phục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Trang phục không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người như che thân, làm đẹp, mà còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, tín ngưỡng và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Nhận thức rõ vấn đề này, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều cách làm thiết thực trong hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua trang phục truyền thống (TPTT).
Mỗi độ xuân về, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn lại háo hức đón chờ các lễ hội. Góp phần tạo nên không khí sôi động tại các lễ hội chính là các trò chơi, trò diễn dân gian. Đây không chỉ là một hình thức giải trí lành mạnh mà còn là điểm nhấn văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảo người dân tham gia, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng.
Lạng Sơn là vùng đất hội tụ rất nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu ở cả vật thể và phi vật thể, trong đó không thể không nhắc tới lễ hội Chùa Tiên – Giếng Tiên. Đây là lễ hội chứa đựng nhiều lớp văn hóa độc đáo, tốt đẹp của Nhân dân Xứ Lạng. Năm 2024, lễ hội Chùa Tiên – Giếng Tiên được UBND thành phố lựa chọn là lễ hội điểm, với nhiều hoạt động mới, hấp dẫn.
Ngày 24/2, (tức Rằm tháng Giêng), xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) tổ chức Lễ hội Ná Nhèm.
Có dịp ghé thăm Lạng Sơn vào những ngày đầu xuân năm mới, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp rực rỡ của sắc đào chuông. Trên nền trời xuân trong xanh, hoa đào chuông nở thành từng chùm tạo nên bức tranh cuốn hút khiến bao người say đắm.
Có dịp ghé thăm Lạng Sơn vào những ngày đầu xuân năm mới, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp rực rỡ của sắc đào chuông. Trên nền trời xuân trong xanh, hoa đào chuông nở thành từng chùm tạo nên bức tranh cuốn hút khiến bao người say đắm.
Năm 2019, di sản Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cùng niềm vinh dự đó, những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản then trở thành tài sản chung của nhân loại.
Hát then, đàn tính là nghệ thuật văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... Lạng Sơn. Nhắc đến hát then, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của cây đàn tính-nhạc cụ tạo nên sự độc đáo, khác biệt của những điệu then.
Hòa cùng dòng chảy của văn học nghệ thuật (VHNT) cả nước, trong nhiệm kỳ 2018-2023, VHNT Lạng Sơn đã không ngừng phát triển, ngày càng được quan tâm đầu tư có chiều sâu, quy tụ được nhiều thế hệ văn nghệ sĩ say mê sáng tạo và thu hút được sự quan tâm của xã hội, từng bước khẳng định vị thế, tiếp tục bứt phá vươn xa, vững bước đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh, của quê hương, đất nước.
Phoóng dăm hay còn gọi là coóng dăm là một món ăn có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng. Từ những nguyên liệu bình dị như gạo nếp, thịt lợn…, người dân đã sáng tạo ra một món ăn độc đáo, mang hương vị rất riêng. Đây cũng là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng trong mùa đông Xứ Lạng.
Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày 'coóc mò' có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.
Phoóng dăm hay còn gọi là coóng dăm là một món ăn có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng. Từ những nguyên liệu bình dị như gạo nếp, thịt lợn…, người dân đã sáng tạo ra một món ăn độc đáo, mang hương vị rất riêng. Đây cũng là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng trong mùa đông Xứ Lạng.
Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.
Chiều 13/10, tại thành phố Lạng Sơn, UBND thành phố Lạng Sơn phối hợp với Hội Di sản Văn hóa tỉnh tổ chức Hội thảo 'Tả đô đốc Hán Quận Công Thân Công Tài – Cuộc đời và công lao xây dựng, phát triển phố Chợ Kỳ Lừa'. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Chủ tịch UBND thành phố và Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh đồng chủ trì hội thảo.
Chi Lăng, vùng đất ghi đậm những chiến công oai hùng gắn liền với lịch sử giữ nước của dân tộc, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn thế kỷ XV. Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc với tiền nhân và giáo dục truyền thống yêu nước, đền thờ Chi Lăng đã được triển khai xây dựng.
Đối với đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, chiếc bánh dày có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là trong dịp cưới hỏi, bánh dày là một lễ vật không thể thiếu của người Tày nơi đây. Bánh dày trong lễ cưới hỏi không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện mong ước của gia đình về một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn.
Đối với đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, chiếc bánh dày có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là trong dịp cưới hỏi, bánh dày là một lễ vật không thể thiếu của người Tày nơi đây. Bánh dày trong lễ cưới hỏi không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện mong ước của gia đình về một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn.
Năm 2023 là năm đầu tiên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới công tác tổ chức lễ hội Háng Pỉnh, với mục tiêu trọng tâm là xây dựng, phát triển lễ hội trở thành sản phẩm du lịch mang thương hiệu của Xứ Lạng. Đây là hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
Sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất vùng cao khó khăn, anh Du giống như đóa hoa tỏa hương, đóng góp không ngừng nghỉ cho sự đổi thay của quê hương mình.
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Tháng 12/2019, thực hành Then của đồng bào dân tộc Tày – Nùng – Thái được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Tỉnh Lạng Sơn là một trong những tỉnh nắm giữ di sản văn hóa thực hành Then tiêu biểu. Kể từ khi được vinh danh đến nay đã gần 5 năm, di sản thực hành Then đang được bảo tồn, phát huy đúng hướng.
Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các cấp, ngành tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Lạng Sơn có sự đa dạng và vẹn nguyên nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là những tài sản vô giá cần được chính quyền cùng người dân giữ gìn và phát huy, tạo cơ sở và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chùa Thành là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến với xứ Lạng. Sự cổ kính và những câu chuyện về lịch sử ngôi chùa được gìn giữ qua hàng trăm năm, tạo thành sức hút đặc biệt cho điểm đến này.
Tỉnh Đắk Lắk là nơi có hơn 1/3 dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, dù được tuyên truyền nhưng tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Ghi nhận của Phóng viên THQHVN.
Nói đến văn hóa ẩm thực của bà con các dân tộc trong tỉnh, không thể không kể đến những món ăn được chế biến từ măng rừng. Trong đó, nổi bật là món măng ớt ngâm mác mật. Với cách chế biến riêng biệt và hương vị thơm ngon đặc trưng, món ăn này đã trở thành văn hóa ẩm thực của xứ Lạng và là đặc sản để các du khách tìm mua mỗi khi đến Lạng Sơn.
Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Pác Nặm đã giải ngân kịp thời các chương trình cho vay tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ; rà soát, hỗ trợ, hướng dẫn các hộ vay sử dụng vốn chính sách đúng mục đích, có hiệu quả.
Những năm qua, việc cách tân trang phục truyền thống dân tộc Tày – Nùng trên địa bàn tỉnh được nhiều cá nhân thực hiện để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng. Nhờ vậy, trang phục cách tân đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động, sự kiện trên địa bàn tỉnh, góp phần quảng bá nét đẹp trong trang phục của người dân tộc Tày – Nùng.
Trong những ngày hè nắng nóng, không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức vị ngọt thanh mát, thoang thoảng hương hoa hòe của cốc chè tôm lạnh – món ăn độc lạ giải nhiệt ngày hè Xứ Lạng.
Chùa Linh Quang tọa lạc tại thôn Nà Chùa, xã Hùng Sơn là một trong những di tích tiêu biểu của huyện Tràng Định được ghi chép trong sử liệu. Trải qua thăng trầm lịch sử, hiện nay, ngôi chùa chỉ còn lại một am thờ nhỏ do người dân dựng lên trên nền cũ. Trước thực tế này, chính quyền huyện Tràng Định cần có giải pháp cụ thể khôi phục chùa, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Giữa những buôn làng sâu hun hút, bao năm nay đói nghèo, thất học, bệnh tật, bám riết lấy những cặp vợ chồng 'nhí' khiến cuộc sống đi vào bế tắc, nhiều mâu thuẫn gia đình nảy sinh. Vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nguyên nhân.
Ở một số vùng nông thôn, đa số người dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn sinh sống trong nhà sàn. Điểm đặc biệt trong ngôi nhà sàn của người dân tộc Tày, Nùng trong tỉnh là bếp lửa. Nó là biểu tượng thể hiện sự ấm cúng nhất trong ngôi nhà.
Cuộc khởi nghĩa do thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh khởi xướng và chỉ huy cuối thế kỷ 19 có ảnh hưởng nhất định đối với phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Tuy nhiên, tư liệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh cũng như những công trình viết về ông còn rất hiếm, nhiều chi tiết lịch sử chưa được sáng tỏ và cần phải nghiên cứu để đánh giá đúng và tôn vinh những công trạng của ông cùng nghĩa quân với quê hương, đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa này góp phần khẳng định và lưu giữ giá trị lịch sử dân tộc.
Nhớ về nguồn cội, công ơn sinh thành của cha mẹ là truyền thống lâu đời của người Việt. Mỗi dân tộc, người làm con lại có những cách riêng để thể hiện. Với phụ nữ dân tộc Tày sinh sống tại một số xã, thị trấn ở các huyện Lộc Bình, Đình Lập thì có tục cúng vọng. Đây là lễ cúng cha mẹ đẻ đã mất tại gia đình nhà chồng nhằm thể hiện tấm lòng thơm thảo của người làm con.
Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến đặc sản vịt quay, lợn quay lá mác mật… Biến tấu từ món vịt trứ danh, bánh áp chao là 'món ăn vỉa hè' bình dị, khiến du khách ấm lòng ngày đông lạnh giá giữa phố phường Lạng Sơn tấp nập.