Phát huy hiệu quả công tác dân vận

ĐBP - Thời gian qua, cùng với công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên về công tác dân vận trong thời kỳ mới. Nhờ vậy, công tác dân vận trong lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng phát triển sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng nông thôn mới, giúp dân xóa đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó góp phần xây dựng tình đoàn kết gắn bó quân dân, thế trận lòng dân vững chắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương trong tình hình mới.

Chuyện bi hài ở ngôi trường thiếu đủ thứ

Trường thiếu hàng rào, học sinh lên đồi chơi, vào vườn của dân rồi thi xem ai nhổ được nhiều sắn hơn. Thầy cô giáo phải góp tiền đi…đền.

Gặp anh nông dân người Mông hiến hơn 1.000m2 đất để xây trường vùng khó

Bản thân từng phải bỏ học từ lớp 5 vì đường đến trường xa quá, anh Sùng A Chìa hiến đất xây trường để con em địa phương có chỗ học gần nhà.

8 tuổi phải đi học xa nhà 80km, 2 hiệu trưởng cùng xin cơm cho học trò Pa Tết

Nhà quá xa không thể về cuối tuần, trường lại không có kinh phí để nuôi học sinh nên hai hiệu trưởng xin cơm cho học trò Pa Tết

Lớp học 'gió lùa' nơi biên giới

Nhìn học trò 'rùng mình' đón cơn gió đông đầu mùa luồn qua khe tấm liếp tre của lớp học, cô Hưng không cầm nổi nước mắt.

Phát huy vai trò của lực lượng 'quần chúng đặc biệt' (bài 2)

Bài 2: Cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền địa phươngĐBP - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, đội ngũ NCUT trên địa bàn huyện Mường Nhé đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Họ không chỉ là chỗ dựa của người dân, mà còn là 'cánh tay nối dài' của cấp ủy, chính quyền. Qua đó, xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu của địa phương.Bài 1: Những 'trụ cột' của thôn, bản

Chị Hạng Thị Cha làm kinh tế giỏi

ĐBP- Hưởng ứng phong trào 'Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc', thời gian qua có nhiều tấm gương hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Mường Nhé tích cực học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Nhiều chị đã biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Chị Hạng Thị Cha, hội viên Chi hội Phụ nữ bản Huổi Lếch, xã Huổi Lếch là một trong những điển hình ấy.

Khắc phục hậu quả thiên tai ở Mường Nhé

ĐBP - Là huyện vùng cao, biên giới có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, khe suối nên huyện Mường Nhé thường chịu ảnh hưởng do mưa lũ, sạt lở đất, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân. Trước thực trạng đó, huyện Mường Nhé đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Khó đảm bảo giao thông mùa mưa lũ ở vùng cao

ĐBP - Hàng năm, vào mùa mưa lũ, giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng cao thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá, cầu cống... gây ách tắc giao thông. Do nguồn lực hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; nhiều điểm sạt lở lớn, thường xuyên nên việc khắc phục gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

ĐBP - Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát triển đối tượng tham gia BHYT, vì mục tiêu sức khỏe nhân dân.

Hiện thực hóa Chính phủ số của Công an Điện Biên

ĐBP - 'Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số'- là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu và khát vọng ấy, Đề án 06 về 'Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030' đã và đang được các cơ quan, ban ngành triển khai đồng bộ, rộng khắp, bước đầu đặt những nền móng vững chắc đầu tiên.

Nâng cao chất lượng dân số ở Mường Nhé

ĐBP - Việc nâng cao chất lượng dân số là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo nguồn nhân lực. Nhận thức rõ vấn đề đó, thời gian qua, huyện Mường Nhé đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số; đồng thời xem đây là 'chìa khóa' để mở 'nút thắt' trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Giao đất lâm nghiệp chưa có rừng ở huyện Mường Nhé

ĐBP - Thực hiện Kế hoạch số 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Mường Nhé có hơn 29.670ha đất lâm nghiệp không có rừng cần được giao. Để đẩy nhanh tiến độ, huyện Mường Nhé chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã quyết liệt triển khai các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu mục đích của việc giao đất, giao rừng.

Nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng cao

ĐBP - Tủa Chùa là huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 95% dân số, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Do đó thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được Tủa Chùa chú trọng. Từ đó tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Khi phụ nữ vươn lên làm chủ

ĐBP - Với ý chí và khát vọng dựng xây, tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ngày càng nhiều những 'bông hoa' triệu phú. Họ là nữ giám đốc, nữ chủ doanh nghiệp, những tấm gương sáng, tiếp nối truyền thống, khẳng định phẩm chất cao đẹp 'Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang' của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06

ĐBP - Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Điện Biên đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và Xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Mường Nhé hướng đến phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững

ĐBP - Huyện Mường Nhé hiện có hơn 125.000ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm trên 80% diện tích tự nhiên), riêng diện tích đất trống chưa có rừng trên 43.000ha, rất đất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện vẫn còn hạn chế. Công tác giao đất, giao rừng còn chậm; ý thức bảo vệ rừng của một số cộng đồng được giao rừng còn chưa cao. Các mô hình trình diễn về nông - lâm kết hợp, bảo vệ rừng kết hợp với cải thiện sinh kế còn ít.

Những nông dân vượt khó làm giàu

ĐBP - Với ý chí quyết tâm và bản lĩnh dám nghĩ dám làm, nhiều nông dân đã vươn lên phát triển kinh tế, trở thành những hộ sản xuất, kinh doanh điển hình...

Trồng cây sa nhân dưới tán rừng cho hiệu quả cao

Mấy năm trở lại đây, nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần bảo vệ rừng.

Chậm tiến độ giao đất, giao rừng ở Mường Nhé

ĐBP - Huyện Mường Nhé được chọn làm điểm cấp huyện về triển khai thực hiện Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giai đoạn 2019 - 2023. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, kết quả giao đất, giao rừng, nhất là đối với diện tích chưa có rừng còn chậm so với yêu cầu kế hoạch của huyện và tiến độ chung của tỉnh.

Những người con đất Tổ 'trồng người' nơi phên dậu

Ở Tây Bắc, lớp lớp người con 'đất Tổ' vẫn ngày ngày miệt mài với từng trang giáo án.

Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn ở Mường Nhé

ĐBP - Xác định giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh - tế xã hội của địa phương, những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau cũng như sự đóng góp, hỗ trợ của nhân dân, huyện Mường Nhé, quan tâm, đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống mạng lưới giao thông, nhất là các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, bản… Từ đó không chỉ đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân mà còn góp phần thuận lợi trong quá trình giao thương hàng hóa.

Khó khăn trong giao đất, giao rừng ở Mường Nhé

ĐBP - Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đến nay diện tích đất có rừng đã hoàn thành giao trên địa bàn huyện Mường Nhé đạt gần 75,4% so với kế hoạch. Diện tích chưa có rừng mới cơ bản hoàn thành việc rà soát, thành lập mảnh trích đo đối với 6 xã có triển khai dự án trồng mắc ca công nghệ cao (Sín Thầu, Sen Thượng, Leng Su Sìn, Chung Chải, Nậm Vì, Mường Nhé) và sẽ thực hiện giao trong năm 2022.

Nông dân Mường Nhé tận dụng đất rừng phát triển kinh tế

ĐBP - Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, những năm qua, huyện Mường Nhé không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng mà còn khuyến khích bà con đầu tư phát triển kinh tế rừng bền vững. Qua các mô hình, như: Trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Ấm tình quân dân

ĐBP - Sau gần 1 tháng thi công, nhà bán trú rộng 144m2 gồm 5 gian được xây dựng móng cứng, gạch chỉ chịu lực và mái lợp tôn xốp cho học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Tả Sìn Thàng (huyện Tủa Chùa) đã được bàn giao. Ngôi nhà được xây dựng bằng công sức của 20 cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh. Háo hức bước vào căn phòng mới, em Giàng A Long, học sinh lớp 4 tâm sự: 'Nhà em ở xa không thể đi về hàng ngày nên được ở nội trú. Phòng ở trước đây là do thầy cô làm tạm, rất chật. Mùa đông lạnh lắm. Bây giờ được ở nhà mới do các chú bộ đội về làm, em vui lắm!'.

Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn

ĐBP - Những năm qua, bên cạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia hoạt động Đoàn, các cơ sở đoàn trên địa bàn huyện Mường Nhé đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tập hợp thanh niên phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Huyện đoàn đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, triển khai các hoạt động hỗ trợ ĐVTN, từ đó góp phần xây dựng tổ chức, cơ sở Đoàn vững mạnh.

Chính trị | QH-HĐND TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Bên lề Kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã trao đổi về những nội dung quan trọng trình tại kỳ họp, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm 2022. Phóng viên Báo Laichau Online xin giới thiệu tới bạn đọc một số ý kiến bên lề kỳ họp.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh họp thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết

ĐBP - Chiều nay (4/12), Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XV. Dự họp có các đồng chí: Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát triển kinh tế rừng bền vững

ĐBP - Điện Biên có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, chiếm gần 73% diện tích đất tự nhiên. Phát huy tiềm năng này, những năm qua tỉnh khuyến khích người dân đầu tư phát triển kinh tế rừng bền vững, hiệu quả. Đến nay nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng như: Trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng đã góp phần đạt được 'mục tiêu kép' vừa nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, vừa tạo được sinh kế cho người dân.

'Dân vận khéo' ở Ban Chỉ huy Quân sự Mường Nhé

ĐBP - Cùng với thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự địa phương, thời gian qua Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Mường Nhé còn tích cực phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác dân vận, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận lòng dân, khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc trong tình hình mới.

Mường Nhé chậm quyết toán dự án hoàn thành

ĐBP - Huyện Mường Nhé là một trong những đơn vị còn tồn đọng nhiều chương trình, dự án hoàn thành nhưng chưa quyết toán với 94 công trình, dự án (tính đến tháng 7/2021). Đặc biệt có những dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2005 đến nay vẫn chưa được quyết toán. Việc chậm làm các thủ tục phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư, quản lý ngân sách và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chậm tiến độ giao đất giao rừng

ĐBP - Theo kế hoạch, giai đoạn 2019 - 2023, toàn tỉnh thực hiện rà soát, hoàn chỉnh giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp đối với hơn 366.626ha; trong đó, đất lâm nghiệp có rừng hơn 31.772ha và đất lâm nghiệp chưa có rừng hơn 334.854ha. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tỉnh, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều triển khai, thực hiện chậm, nhất là đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Khó do thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

ĐBP - Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé, nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế địa phương cũng như việc huy động các nguồn lực còn hạn chế... khiến cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn. Đến nay, toàn huyện mới chỉ có 15/30 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 50%, thấp hơn tỉ lệ chung toàn tỉnh).