Chị Hạng Thị Cha làm kinh tế giỏi

ĐBP- Hưởng ứng phong trào 'Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc', thời gian qua có nhiều tấm gương hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Mường Nhé tích cực học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Nhiều chị đã biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Chị Hạng Thị Cha, hội viên Chi hội Phụ nữ bản Huổi Lếch, xã Huổi Lếch là một trong những điển hình ấy.

Khắc phục hậu quả thiên tai ở Mường Nhé

ĐBP - Là huyện vùng cao, biên giới có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, khe suối nên huyện Mường Nhé thường chịu ảnh hưởng do mưa lũ, sạt lở đất, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân. Trước thực trạng đó, huyện Mường Nhé đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Khó đảm bảo giao thông mùa mưa lũ ở vùng cao

ĐBP - Hàng năm, vào mùa mưa lũ, giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng cao thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá, cầu cống... gây ách tắc giao thông. Do nguồn lực hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; nhiều điểm sạt lở lớn, thường xuyên nên việc khắc phục gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.

ĐBP - Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát triển đối tượng tham gia BHYT, vì mục tiêu sức khỏe nhân dân.

Hiện thực hóa Chính phủ số của Công an Điện Biên

ĐBP - 'Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số'- là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu và khát vọng ấy, Đề án 06 về 'Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030' đã và đang được các cơ quan, ban ngành triển khai đồng bộ, rộng khắp, bước đầu đặt những nền móng vững chắc đầu tiên.

Nâng cao chất lượng dân số ở Mường Nhé

ĐBP - Việc nâng cao chất lượng dân số là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo nguồn nhân lực. Nhận thức rõ vấn đề đó, thời gian qua, huyện Mường Nhé đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số; đồng thời xem đây là 'chìa khóa' để mở 'nút thắt' trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Giao đất lâm nghiệp chưa có rừng ở huyện Mường Nhé

ĐBP - Thực hiện Kế hoạch số 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Mường Nhé có hơn 29.670ha đất lâm nghiệp không có rừng cần được giao. Để đẩy nhanh tiến độ, huyện Mường Nhé chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã quyết liệt triển khai các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu mục đích của việc giao đất, giao rừng.

Nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng cao

ĐBP - Tủa Chùa là huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 95% dân số, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Do đó thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được Tủa Chùa chú trọng. Từ đó tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Khi phụ nữ vươn lên làm chủ

ĐBP - Với ý chí và khát vọng dựng xây, tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ngày càng nhiều những 'bông hoa' triệu phú. Họ là nữ giám đốc, nữ chủ doanh nghiệp, những tấm gương sáng, tiếp nối truyền thống, khẳng định phẩm chất cao đẹp 'Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang' của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06

ĐBP - Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Điện Biên đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và Xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Mường Nhé hướng đến phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững

ĐBP - Huyện Mường Nhé hiện có hơn 125.000ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm trên 80% diện tích tự nhiên), riêng diện tích đất trống chưa có rừng trên 43.000ha, rất đất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện vẫn còn hạn chế. Công tác giao đất, giao rừng còn chậm; ý thức bảo vệ rừng của một số cộng đồng được giao rừng còn chưa cao. Các mô hình trình diễn về nông - lâm kết hợp, bảo vệ rừng kết hợp với cải thiện sinh kế còn ít.

Những nông dân vượt khó làm giàu

ĐBP - Với ý chí quyết tâm và bản lĩnh dám nghĩ dám làm, nhiều nông dân đã vươn lên phát triển kinh tế, trở thành những hộ sản xuất, kinh doanh điển hình...

Trồng cây sa nhân dưới tán rừng cho hiệu quả cao

Mấy năm trở lại đây, nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần bảo vệ rừng.

Chậm tiến độ giao đất, giao rừng ở Mường Nhé

ĐBP - Huyện Mường Nhé được chọn làm điểm cấp huyện về triển khai thực hiện Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giai đoạn 2019 - 2023. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, kết quả giao đất, giao rừng, nhất là đối với diện tích chưa có rừng còn chậm so với yêu cầu kế hoạch của huyện và tiến độ chung của tỉnh.

Những người con đất Tổ 'trồng người' nơi phên dậu

Ở Tây Bắc, lớp lớp người con 'đất Tổ' vẫn ngày ngày miệt mài với từng trang giáo án.

Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn ở Mường Nhé

ĐBP - Xác định giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh - tế xã hội của địa phương, những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau cũng như sự đóng góp, hỗ trợ của nhân dân, huyện Mường Nhé, quan tâm, đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống mạng lưới giao thông, nhất là các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, bản… Từ đó không chỉ đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân mà còn góp phần thuận lợi trong quá trình giao thương hàng hóa.

Khó khăn trong giao đất, giao rừng ở Mường Nhé

ĐBP - Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đến nay diện tích đất có rừng đã hoàn thành giao trên địa bàn huyện Mường Nhé đạt gần 75,4% so với kế hoạch. Diện tích chưa có rừng mới cơ bản hoàn thành việc rà soát, thành lập mảnh trích đo đối với 6 xã có triển khai dự án trồng mắc ca công nghệ cao (Sín Thầu, Sen Thượng, Leng Su Sìn, Chung Chải, Nậm Vì, Mường Nhé) và sẽ thực hiện giao trong năm 2022.

Nông dân Mường Nhé tận dụng đất rừng phát triển kinh tế

ĐBP - Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, những năm qua, huyện Mường Nhé không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng mà còn khuyến khích bà con đầu tư phát triển kinh tế rừng bền vững. Qua các mô hình, như: Trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Ấm tình quân dân

ĐBP - Sau gần 1 tháng thi công, nhà bán trú rộng 144m2 gồm 5 gian được xây dựng móng cứng, gạch chỉ chịu lực và mái lợp tôn xốp cho học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Tả Sìn Thàng (huyện Tủa Chùa) đã được bàn giao. Ngôi nhà được xây dựng bằng công sức của 20 cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh. Háo hức bước vào căn phòng mới, em Giàng A Long, học sinh lớp 4 tâm sự: 'Nhà em ở xa không thể đi về hàng ngày nên được ở nội trú. Phòng ở trước đây là do thầy cô làm tạm, rất chật. Mùa đông lạnh lắm. Bây giờ được ở nhà mới do các chú bộ đội về làm, em vui lắm!'.

Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn

ĐBP - Những năm qua, bên cạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia hoạt động Đoàn, các cơ sở đoàn trên địa bàn huyện Mường Nhé đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tập hợp thanh niên phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Huyện đoàn đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, triển khai các hoạt động hỗ trợ ĐVTN, từ đó góp phần xây dựng tổ chức, cơ sở Đoàn vững mạnh.

Chính trị | QH-HĐND TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Bên lề Kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã trao đổi về những nội dung quan trọng trình tại kỳ họp, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm 2022. Phóng viên Báo Laichau Online xin giới thiệu tới bạn đọc một số ý kiến bên lề kỳ họp.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh họp thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết

ĐBP - Chiều nay (4/12), Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XV. Dự họp có các đồng chí: Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát triển kinh tế rừng bền vững

ĐBP - Điện Biên có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, chiếm gần 73% diện tích đất tự nhiên. Phát huy tiềm năng này, những năm qua tỉnh khuyến khích người dân đầu tư phát triển kinh tế rừng bền vững, hiệu quả. Đến nay nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng như: Trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng đã góp phần đạt được 'mục tiêu kép' vừa nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, vừa tạo được sinh kế cho người dân.

'Dân vận khéo' ở Ban Chỉ huy Quân sự Mường Nhé

ĐBP - Cùng với thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự địa phương, thời gian qua Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Mường Nhé còn tích cực phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác dân vận, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận lòng dân, khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc trong tình hình mới.

Mường Nhé chậm quyết toán dự án hoàn thành

ĐBP - Huyện Mường Nhé là một trong những đơn vị còn tồn đọng nhiều chương trình, dự án hoàn thành nhưng chưa quyết toán với 94 công trình, dự án (tính đến tháng 7/2021). Đặc biệt có những dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2005 đến nay vẫn chưa được quyết toán. Việc chậm làm các thủ tục phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư, quản lý ngân sách và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chậm tiến độ giao đất giao rừng

ĐBP - Theo kế hoạch, giai đoạn 2019 - 2023, toàn tỉnh thực hiện rà soát, hoàn chỉnh giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp đối với hơn 366.626ha; trong đó, đất lâm nghiệp có rừng hơn 31.772ha và đất lâm nghiệp chưa có rừng hơn 334.854ha. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tỉnh, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều triển khai, thực hiện chậm, nhất là đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Khó do thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

ĐBP - Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé, nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế địa phương cũng như việc huy động các nguồn lực còn hạn chế... khiến cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn. Đến nay, toàn huyện mới chỉ có 15/30 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 50%, thấp hơn tỉ lệ chung toàn tỉnh).

Giúp phụ nữ nghèo an cư

ĐBP - Với mong muốn sẻ chia, giúp đỡ phụ nữ nghèo đơn thân vượt qua mặc cảm, hoàn cảnh khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống; những năm qua các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tích cực vận động ủng hộ, kết nối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng 'mái ấm tình thương' cho hội viên khó khăn về nhà ở. Từ đó, giúp phụ nữ nghèo 'an cư lạc nghiệp', tiếp thêm động lực để họ phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sớm chi trả chế độ cho người trồng rừng

ĐBP - Thực hiện chính sách cho người dân tham gia trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Mường Nhé nhằm mục tiêu góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay người dân tham gia trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện chưa nhận được hỗ trợ tiền và gạo theo quy định.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc

ĐBP - Tháng 10/2016, HÐND tỉnh khóa XIV thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HÐND về Ðề án 'Tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025'. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của Ðề án; đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tiến trình phát triển chung của địa phương.

Giúp người nghèo an cư

ĐBP - Những năm qua, với tinh thần 'Tương thân tương ái', các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh nói chung, huyện Mường Nhé nói riêng đã có nhiều hoạt động sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thông qua Quỹ 'Vì người nghèo'. Bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau, Quỹ 'Vì người nghèo' huyện đã tiếp nhận và trao tặng hàng nghìn suất quà, giúp người nghèo có cuộc sống ấm no hơn. Ðặc biệt, thông qua Quỹ 'Vì người nghèo' các cấp, đã có hàng trăm gia đình hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà, từ đó từng bước 'an cư, lạc nghiệp'.

Quan tâm phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em

ĐBP - Mới đây, tại xã Mường Luân, huyện Ðiện Biên Ðông có 2 học sinh tử vong do đuối nước. Câu chuyện buồn về tai nạn, thương tích (TNTT) ở trẻ em cùng những hậu quả xấu nhất vẫn tái diễn hàng năm trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi năm tỉnh ta có 2.000 trường hợp TNTT ở trẻ em, trong đó 70 - 80 trường hợp tử vong. Ðây là con số đáng báo động, cần sự quan tâm bảo vệ trẻ em, ngăn chặn các sự cố thương tâm xảy ra từ cả cộng đồng xã hội, đặc biệt là gia đình và nhà trường.

Lựa chọn vấn đề dư luận, cử tri quan tâm để giám sát

ĐBP - Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Kinh tế - Ngân sách (KTNS) (HÐND tỉnh) đã tích cực đổi mới hoạt động giám sát, nhất là các cuộc giám sát chuyên đề; đồng thời lựa chọn giám sát những vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội, cử tri quan tâm. Thông qua giám sát, Ban đã chỉ ra những tồn tại, bất cập và kịp thời kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cho con chữ nảy mầm

Hàng trăm nữ giáo viên đang ngày ngày gieo chữ trên những rẻo cao miền núi phía bắc là hàng trăm hoàn cảnh, câu chuyện. Họ đã đến, đã ở lại dù khó khăn vẫn lớp lớp bủa vây, bởi tình người đã đâm chồi nảy lộc và con chữ đã giúp đổi đời không ít trẻ vùng cao.

Mường Nhé thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn nhiều hạn chế

ĐBP - Ðược triển khai thực hiện từ tháng 9/2019 (tính từ thời điểm khai trương Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh), nhưng đến nay tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến trên địa bàn huyện Mường Nhé đạt rất thấp. Nhiều hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 chưa phát sinh và nhiều đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện chưa thực hiện. Ðiều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh mà còn gây áp lực cho địa phương lẫn người dân, doanh nghiệp về thời gian, chi phí trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

Tiến độ rà soát, hoàn chỉnh giao đất, giao rừng của huyện Mường Nhé còn chậm

ĐBP - Sau khi kiểm tra thực địa và làm việc với một số đơn vị, chiều nay (3/3), đoàn công tác UBND tỉnh do đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Mường Nhé về việc: Rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023; chủ trương trồng Mắc ca trên đất trống, chưa có rừng trên địa bàn huyện.

Hội Nông dân Mường Nhé xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

ĐBP - Xác định xây dựng tổ chức Hội vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Mường Nhé đã chỉ đạo các cấp hội thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với phương châm hướng mạnh về cơ sở bằng các việc làm cụ thể, như: Phát triển, tập hợp hội viên; đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Thầy cô 'tung chiêu' kéo trò đến lớp

Ở các trường vùng cao, sau mỗi dịp nghỉ Tết dài, thầy cô lại canh cánh nỗi lo làm sao có thể huy động học sinh trở lại trường học. Sau bao năm trăn trở, GV đã có những 'sáng kiến' bất ngờ.

Duy trì 'cánh tay nối dài' của ngành Y tế

ĐBP - Những năm qua, việc duy trì hoạt động nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản tại khắp các thôn, bản của huyện Mường Nhé đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. Lực lượng này cũng là nhân tố đắc lực trong triển khai các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ) ở cơ sở. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2020 đội ngũ nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản đều phải nghỉ việc do không bố trí chi trả được phụ cấp, điều này làm ảnh hưởng đến việc CSSK nhân dân tại cơ sở và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

Sớm ngăn chặn tình trạng phá rừng sau quy hoạch

ĐBP - 2 năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra một số vụ phá rừng liên quan đến điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Năm 2020, các vụ phá rừng có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn.

Xây 4 trường học cho con em người lao động vùng cao

Bốn ngôi trường cho trẻ em, con công nhân lao động ở Điện Biên vừa được xây bằng heo vàng, chiến dịch thiện nguyện được khởi xướng bởi ví điện tử MoMo và có sự đồng hành của Trung tâm tình nguyện Quốc gia (VVC).