Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành, tỉnh Nam Định với tổng vốn đầu tư của dự án hơn 1.657 tỷ đồng. CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng Nam Định là nhà đầu tư dự án.
Chiều 11/10, Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với các doanh nghiệp (DN) trong KCN trên địa bàn tỉnh. Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và gần 200 đại biểu đến từ 150 DN trong KCN.
Chiều 6/9, đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đã kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 3 tại một số địa bàn trọng điểm trong tỉnh. Cùng đi có đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Trong khi Thành viên HĐQT muốn thoái vốn tại PC1 thì VCSC lại nâng khuyến nghị từ Khả quan lên Mua với với giá mục tiêu 33.200 đồng/cp.
Các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị gì cho các cổ phiếu VNM, SCS và PC1 trước phiên ngày 28/8?
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 28/8.
Tiếp đà tăng trưởng của năm trước, 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng kinh tế đạt 14,14%. Từ nay đến cuối năm, Bắc Giang đã đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu đề ra.
Nhiều khu công nghiệp (KCN) ở Bắc Giang mặc dù đã đi vào vận hành, khai thác nhiều năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thiện việc giải phóng mặt bằng (GPMB), nhiều KCN đang triển khai có tỷ lệ GPMB thấp khiến cho việc đầu tư gặp nhiều khó khăn. Do đó, Bắc Giang đặt ra nhiệm vụ trọng tâm giải phóng hoàn toàn mặt bằng các KCN trong thời gian tới.
Theo Tổ công tác triển khai thực hiện các khu công nghiệp (KCN) thành lập giai đoạn 2022-2025 tỉnh Bắc Giang (Tổ công tác), tính đến thời điểm này, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) nhiều KCN trên địa bàn tỉnh vẫn đạt tỷ lệ thấp. Một số KCN đi vào hoạt động đã lâu nhưng vẫn chưa GPMB xong dứt điểm.
Chiều 2/8, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư Western Pacific để thực hiện dự án 'Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1' (gọi tắt là KCN Yên Lư mở rộng). Đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Chỉ còn vài tháng nữa huyện Yên Dũng và TP Bắc Giang sẽ tiến hành sáp nhập địa giới hành chính. Thời gian này, huyện Yên Dũng đã tập trung rất cao cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), gấp rút thi công để sớm hoàn thành các tuyến đường trước khi sáp nhập.
Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh luôn tăng trưởng, đạt kết quả tích cực. Trong đó, ngành điện tử tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp với mức tăng khá cao.
Chiều 19/7, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc giải quyết đề nghị của Công ty cổ phần Bất động sản Capella, chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Yên Lư (Yên Dũng) về việc xây dựng đường điện 35 kV cấp điện tạm thời cho KCN Yên Lư.
Tập đoàn Sunwoda (Trung Quốc) cho biết, dự kiến đầu tư dự án 300 triệu USD tại KCN Yên Lư.
Tập đoàn Sunwoda - Trung Quốc dự kiến đầu tư 300 triệu USD vào Bắc Giang, với nhu cầu sử dụng khoảng 5.000 lao động địa phương.
Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh vừa tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Sunwoda (Trung Quốc) do ông Hạng Hải Tiêu, COO Tập đoàn làm Trưởng đoàn. Cùng dự có đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Sunwoda.
Ngày 12/7/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 636/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Western Pacific. Vị trí thực hiện dự án tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Dù chưa giải phóng mặt bằng nhưng chủ đầu tư Công ty CP Bất động sản Capella và nhà thầu vẫn ngang nhiên san ủi nghĩa địa có 12 ngôi mộ chưa cải táng để thi công đường và hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (Bắc Giang).
Dù chưa đền bù, GPMB nhưng chủ đầu tư và nhà thầu vẫn ngang nhiên san ủi nghĩa địa có 12 ngôi mộ chưa cải táng để thi công đường và hạ tầng KCN Yên Lư, Yên Dũng, Bắc Giang.
Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Yên Lư, huyện Yên Dũng là hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của địa phương về sử dụng đất, diện tích đất xây dựng các công trình.
Ngày 12/3, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang làm việc với Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh về kết quả công tác 2 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, thị xã.
Mỗi ngày, tại khu vực Cụm công nghiệp Yên Lư, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đều có hàng chục lượt xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải cày nát đê tả sông Cầu và Quốc lộ 17, khiến cho cuộc sống người dân, người tham gia giao thông gặp nhiều khốn khổ.
Từ một huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây Yên Dũng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một vùng đất có tiềm năng lớn về công nghiệp, du lịch của tỉnh Bắc Giang. Giải quyết tốt vấn đề giải phóng mặt bằng, tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại chính là một trong những nguyên nhân để huyện Yên Dũng bứt phá.
Thông thường dịp gần Tết Nguyên đán, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thuận lợi hơn những tháng giữa năm. Bởi vậy, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, TP, các sở, ngành liên quan dồn lực thực hiện hai tháng cao điểm (tháng 12/2023 và 1/2024) GPMB các dự án trọng điểm để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công.
Chiều 22/12, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiểm điểm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (Hiệp Hòa); dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Yên Lư (Yên Dũng).
Kinh tế vĩ mô dần ổn định, lãi suất cho vay thấp hơn mức trước dịch Covid-19, các dự án đầu tư công được thúc đẩy triển khai… sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường đất nền 'ấm' trở lại những tháng cuối năm.
Là địa phương có nhiều lợi thế, hấp dẫn doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn đến đầu tư nên thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp của Bắc Giang khá sôi động. Đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, tỉnh quan tâm tạo quỹ đất, bảo đảm nguồn cung BĐS công nghiệp.
Nhờ tích cực trong công tác phối hợp, chỉ đạo, đến nay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số khu công nghiệp (KCN) trọng điểm của tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Việc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp tạo thêm quỹ đất công nghiệp cho tỉnh Bắc Giang, góp phần thu hút đầu tư vào địa bàn.
Hiện tỉnh Bắc Giang đang tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu (Việt Yên) phần mở rộng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN Tân Hưng (Lạng Giang) và KCN Yên Lư (Yên Dũng).
Qua những phiên đấu giá đất nền tại Yên Dũng gần đây cho thấy, các lô đều được đấu giá thành công, chênh cao so với mức khởi điểm và nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ về Bắc Giang khiến nhiều chuyên gia kinh tế gọi đây là một 'hiện tượng', một cạnh quan trọng trong 'tam giác FDI' phía Bắc, 'Thủ phủ' mới của dòng vốn FDI. Điều gì đã khiến Bắc Giang có sự bứt tốc ngoạn mục này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn.
Hiện trong các khu công nghiệp tại Bắc Giang có 419 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.300,69 triệu USD và 824,85 tỷ đồng.
Hiện nay, trong các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh bên cạnh các nhà máy hối hả sản xuất thì hoạt động xây dựng nhà xưởng mới cũng diễn ra khẩn trương, tấp nập như một đại công trường. Các nhà thầu tranh thủ tối đa điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công với mục tiêu sớm đưa công trình vào vận hành, khai thác, nâng công suất, sản lượng của các doanh nghiệp (DN).
Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn có tính chất dẫn dắt, kết nối với doanh nghiệp (DN) khác theo hướng bền vững với quan điểm '5 sẵn sàng': Sẵn sàng mặt bằng, nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư, chống dịch hiệu quả. Bằng chủ trương đúng, 3 năm qua, tỉnh đã thu hút hàng chục dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn kỷ lục.
Mới đây, qua giám sát nhiều dự án xây dựng khu dân cư (KDC), khu công nghiệp (KCN), đường giao thông... tại một số địa phương trong tỉnh Bắc Giang, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh phát hiện hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, môi trường và xây dựng.
Hạ tầng lưới điện là một trong những yếu tố quan trọng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển KT-XH. Công ty Điện lực Bắc Giang (PCBG) đang nỗ lực hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng lưới điện tại các khu công nghiệp (KCN), đặc biệt là KCN Việt Hàn (Việt Yên) và Tân Hưng (Lạng Giang).
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, đến nay tổng vốn thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh đã đạt mục tiêu cả năm đề ra.
Chiều 4/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hai nhà đầu tư để thực hiện dự án tại các khu công nghiệp (KCN) Việt Hàn (Việt Yên) và Yên Lư (Yên Dũng).
Cùng với đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp (KCN) Yên Lư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Giang tập trung rà soát, xây dựng phương án tiêu thoát nước cho KCN và vùng ven.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định xử phạt Công ty CP Bất động sản Capella (Capella Land) do thi công 'chui' tại Khu công nghiệp Yên Lư.
Trước việc nhiều khu công nghiệp (KCN) được lấp đầy, HĐND tỉnh Bắc Giang vừa thông qua dự thảo nghị quyết đồ án quy hoạch phân khu xây dựng 3 KCN rộng hơn 500 ha để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Doanh nghiệp bị xử phạt là Công ty cổ phần Bất động sản Capella, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Yên Lư, huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang).
HĐND tỉnh Bắc Giang vừa quyết nghị thông qua 3 đồ án quy hoạch khu công nghiệp với tổng diện tích gần 550 ha tại các huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng và Việt Yên.
Chỉ số tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh là chỉ số quan trọng trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI), góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế trên địa bàn. Thời gian qua, các huyện, TP cũng như ngành chức năng tập trung cải thiện chỉ số này, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) sớm tiếp cận đất đai.
Ngày 24/3, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh Bắc Giang) tổ chức hội nghị thẩm tra một số dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 10 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XIX.