Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, nhiều cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có hệ sinh thái đa dạng phong phú, cảnh sắc hoang sơ, Quảng Trị đã và đang tích cực xây dựng, gọi mời thu hút đầu tư để các nơi này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa tận gốc các hoạt động săn bắt, buôn bán, vận chuyển và sử dụng động vật hoang dã trái phép, gắn với nỗ lực bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học.
Trong đợt tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng mới đây, lực lượng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa phát hiện nhiều loại bom đạn sử dụng trong chiến tranh còn sót lại ở một số khu vực trong rừng sâu thuộc địa bàn xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Vượn Siki rất tinh khôn. Chúng ăn, ngủ ngay trên cây, rất ít khi xuống mặt đất. Vì thế, rất khó để ghi lại được hình ảnh của loài này
Mới tháng Tư mà vùng miền Tây Quảng Trị nắng như chảo rang. Ấy thế, khi bước vào những cánh rừng bạt ngàn 2-3 tầng lá nơi đây, mọi thứ dưới chân đều ẩm ướt và trơn trượt. Ông Nguyễn Tân Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa dẫn đầu Đội tuần tra bảo vệ rừng vừa dùng cây gậy gạt lớp lá mục đề phòng các loại côn trùng, rắn rít tấn công người, vừa nhằm mục đích phát hiện ra những chiếc bẫy động vật hoang dã để tháo gỡ.
Thông qua đặt 'bẫy ảnh' ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), đã phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm sinh sống để có phương án bảo vệ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) có tổng diện tích gần 23.500ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh nên có nhiều loài động vật quý hiếm.
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông phải ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm rịt để tháo gỡ bẫy được thợ săn giăng mắc, ngụy trang chực chờ các loài thú kiếm ăn 'sa chân'. Việc làm của họ nhằm đảm bảo môi trường sống cho động vật hoang dã trong các khu bảo tồn.
Hàng ngàn bẫy bắt thú rừng trong rừng tự nhiên dọc theo dãy Trường Sơn đã được lực lượng bảo vệ rừng tháo gỡ, tiêu hủy trong thời gian ngắn.
Phần lớn diện tích đất, rừng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được bàn giao cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ, khu bảo tồn, các địa phương quản lý, bảo vệ và sản xuất. Tuy nhiên, qua rà soát, hiện có hàng nghìn héc ta đất rừng tự nhiên, đặc dụng, phòng hộ thuộc lâm phần các khu bảo tồn quản lý đang bị xâm canh, xâm lấn. Điều đáng nói là quá trình bóc tách, thu hồi và xử lý tình trạng này đang gặp không ít khó khăn.
Tháng 9-2023, mưa lớn liên tục diễn ra trên vùng núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Lợi dụng thời tiết này, các đối tượng săn, bẫy thú rừng vào Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa để đặt bẫy. Chính vì thế, trong mỗi đợt tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng thuộc Khu BTTN phải 'quần thảo' nhiều ngày nhằm 'soi' kỹ những khu vực khả năng cao bị đặt bẫy để tìm, giải cứu động vật mắc bẫy; đồng thời tháo gỡ, phá hủy các loại bẫy kép (còn gọi là bẫy hổ).
Sau quá trình chăm sóc, cây sâm Ngọc Linh (Quảng Nam)- 'quốc bảo' của Việt Nam, đã bén rễ dưới lớp mùn đỉnh Sa Mù (Quảng Trị). Kỳ vọng về một vùng sâm quý ở độ cao trên một ngàn mét đang dần hiện ra...
Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được quan tâm, chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép ĐVHD chưa được ngăn chặn triệt để. Những hoạt động này gây tác động tiêu cực đến quần thể các loài động vật nói chung và ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các Công ước quốc tế mà Việt Nam là một tổ chức thành viên.
Quảng Trị là một trong những địa phương có nhiều dạng sinh cảnh, là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm. Để bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng về loài và nguồn gen, tỉnh Quảng Trị đã thành lập 2 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) là Đakrông và Bắc Hướng Hóa, 1 khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.
Những cánh rừng với độ cao đa dạng tại vùng Bắc Hướng Hóa đang là nơi sinh trưởng của nhiều loài linh trưởng quý hiếm nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt
Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vừa bị đề nghị kỷ luật do để xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn nói trên.
Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa – ông Hà Văn Hoan vừa bị kỷ luật khiển trách vì để xảy ra phá rừng.
Đầu tháng 4/2022, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học - VFBC) do cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức lễ ra mắt và công bố thành lập các ban bảo tồn cộng đồng trên địa bàn huyện Đakrông. Đây là một trong những giải pháp góp phần ngăn chặn nạn săn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.
Ngày 12/4, ông Bùi Văn Duẩn, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án khai thác trái phép rừng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa xảy ra thời điểm những tháng cuối năm 2021, chuyển Cơ quan CSĐT Công an huyện Hướng Hóa tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Hàng chục động vật hoang dã (ĐVHD) thuộc loại nguy cấp, quý hiếm vừa được ghi nhận tại vùng núi Sa Mù thông qua máy bẫy ảnh kỹ thuật số khiến nhiều người thích thú, ngỡ ngàng.
Hàng chục động vật hoang dã (ĐVHD) thuộc loại nguy cấp, quý hiếm vừa được ghi nhận tại vùng núi Sa Mù thông qua máy bẫy ảnh kỹ thuật số khiến nhiều người thích thú, ngỡ ngàng.
Nhắc đến Sa Mù (huyện Hướng Hóa) nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến cảnh núi rừng hùng vĩ bốn mùa đắm mình trong sương mờ với vô vàn kỳ hoa dị thảo. Ít ai biết rằng đây còn là 'ngôi nhà' của nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm không những có trong Sách đỏ Việt Nam mà còn có cả trong Sách đỏ thế giới IUCN.
Trong những ngày đầu ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến các sai phạm về môi trường, khai thác và vận chuyển gỗ trái phép.
Rừng tại các tiểu khu 635, 645 tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, bị 'lâm tặc' đốn hạ hàng loạt, sau đó cưa xẻ, chế biến thành gỗ hộp, vận chuyển ra bên ngoài. Trong khi đó, khu vực bị khai thác trái phép chỉ cách Trạm kiểm soát bảo vệ rừng Cát – Trĩa, xã Hướng Sơn chừng một cây số đường chim bay…
Qua kiểm tra rừng vùng lõi – Tiểu khu rừng 645 nằm trên địa bàn xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, bị đốn hạ hàng loạt để khai thác gỗ trái phép (trước đó Báo CAND đã phản ánh), các lực lượng chức năng địa phương đã bước đầu kiểm đếm được 89 cây rừng ở đây bị 'lâm tặc' đón hạ; trong đó có nhiều cây chưa kịp cưa xẻ, chế biến, vận chuyển đi nơi khác.
Trước tình trạng rừng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) bị đốn hạ hàng loạt để khai thác gỗ trái phép (Báo CAND đã phát hiện, phản ánh), UBND huyện Hướng Hóa chỉ đạo thành lập Tổ chốt chặn, bảo vệ rừng đặc dụng này tại khu vực các thôn Cát, Trĩa, xã Hướng Sơn (Hướng Hóa).
Ngày 6/12, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đang củng cố hồ sơ, tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật để khởi tố vụ án khai thác gỗ rừng trái phép, quy mô lớn xảy ra trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.
Phóng viên Báo CAND vừa phát hiện thêm hàng chục cây rừng cổ thụ với đường kính gốc từ 50cm – 1,1m/cây tại Tiểu khu rừng 645, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, nằm trên địa bàn thôn Cát – Trỉa, xã Hướng Sơn, huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, bị đốn hạ ngổn ngang.
Không chỉ vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa nằm trên địa bàn xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) mà các vùng lõi thuộc địa bàn một số xã khác cùng huyện này như Hướng Việt, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Lập đều bị 'lâm tặc' đốn hạ để khai thác gỗ trái phép.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Công văn hỏa tốc gửi Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, chỉ đạo kiểm tra làm rõ vụ phá rừng xảy ra trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, UBND tỉnh đã có Công văn hỏa tốc số 5734/UBND-NN gửi Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, chỉ đạo kiểm tra làm rõ vụ phá rừng xảy ra trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.