Để những mô hình không 'chết yểu'

Những năm qua việc hình thành và nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm đưa các loại cây, con mới vào sản xuất không những thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, mà còn giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mô hình đã được nhân rộng thì vẫn còn không ít mô hình không phát huy được hiệu quả, chỉ duy trì trong thời gian ngắn, gây rủi ro và làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.

Mướt mắt với vườn dưa lê vàng đối sánh trên đất Thành Sen

Nhờ thời tiết thuận lợi cùng cách chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn dưa lê vàng dùng để đối sánh tại Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TP Hà Tĩnh cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn - nhìn từ một doanh nghiệp

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm, nông sản sạch, dinh dưỡng tốt, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường ngày càng tăng. Nắm bắt nhu cầu đó, Công ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại (DVTM) nông nghiệp công nghệ cao (CNC) Thiên Trường 36, địa chỉ xã Đông Tiến (Đông Sơn) đã tập trung sản xuất, cung ứng ra thị trường mỗi năm hàng trăm tấn nông sản sạch, an toàn phục vụ người tiêu dùng trong tỉnh và trong nước.

Chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp lợi thế

Với mục tiêu phát huy lợi thế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng có lợi thế gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Hiện nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, xây dựng thương hiệu đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Khuyến khích các HTX tham gia Chương trình OCOP

Những năm qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cũng nhờ thực hiện tốt chương trình, nhiều HTX đã có bước phát triển vượt bậc, đổi mới toàn diện, đầu tư máy móc, khoa học - kỹ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng theo định hướng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ sự thay đổi đó, Liên minh HTX tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ, khuyến khích các HTX tham gia và đạt hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP.

Khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền

Ngày 21/6, hơn 60 gian hàng của các hợp tác xã, doanh nghiệp, hội nông dân đến từ các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Đắk Lắk, Kon Tum, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng... đã có mặt tại phiên chợ nông sản đặc sản vùng miền do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội.

Đưa nông đặc sản vùng miền về Thủ đô

Các sản phẩm trà và nhiều loại trái cây nhiệt đới theo mùa vụ từng vùng như: vải thiều Bắc Giang; sầu riêng, bơ, mãng cầu Đắk Nông... được giới thiệu và bán tại phiên chợ.

Ninh Bình: Huyện Yên Khánh nâng cao chất lượng mùa vụ, hướng đến nền nông nghiệp xanh

Là một huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Khánh ngày càng được chú trọng. Từ việc chuyển đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,... đến áp dụng khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao chất lượng mùa vụ và hiệu quả kinh tế.

Hoằng Hóa: Thấm sâu và lan tỏa việc học tập và làm theo Bác

Qua 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị 'về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' đã tạo sự lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, góp phần xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dưa

Xác định xây dựng thương hiệu là một trong những khâu quan trọng nhằm định vị giá trị, đặc điểm sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua, cùng với việc duy trì diện tích các giống dưa truyền thống, người dân và các địa phương trên địa bàn tỉnh đưa nhiều giống dưa mới năng suất, chất lượng và phù hợp với thị hiếu của người dùng vào sản xuất. Đồng thời, nỗ lực xây dựng thương hiệu để các sản phẩm dưa có sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông nghiệp thông minh ở HTX rau sạch Yên Dũng

Nhắc đến các sản phẩm rau sạch ở Bắc Giang, HTX rau sạch Yên Dũng được xem là một trong số ít những đơn vị tiêu biểu của tỉnh tiên phong trong phát triển nông nghiệp thông minh, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học khép kín và công nghệ hiện đại trong sản xuất.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng, là thách thức không nhỏ đối với huyện Thiệu Hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đây cũng được xem là tiêu chí giữ vai trò 'đòn bẩy' để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí khác, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Xác định điều đó, huyện Thiệu Hóa đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành tiêu chí này.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) thực chất là quá trình ứng dụng các thiết bị công nghệ thông minh vào sản xuất, góp phần giảm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất, là tiền đề quan trọng để các địa phương hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thông minh.

Độc đáo dùng ong thụ phấn dưa thay lao động

Đặt 3 đàn ong mật trong nhà lưới hơn 2.000 m2, có thể thay thế cho 10 lao động thủ công thụ phấn cho dưa. Dưa hấu canh tác đại trà ngoài các cánh đồng cũng được nhiều hộ đặt ong thụ phấn. Với nhiều lợi ích nên ngày càng có nhiều chủ mô hình trồng dưa áp dụng, đã hình thành thêm 'nghề' đặt ong thụ phấn cho dưa trên khắp huyện Nga Sơn.

Nga Sơn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Huyện Nga Sơn đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất để thay thế những diện tích kém hiệu quả. Qua đó, đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, góp phần gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo định hướng của thị trường

Cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Để nâng cao giá trị sản xuất, hạn chế tình trạng ùn ứ, dư thừa nông sản, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân thay đổi tư duy, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

Thiệu Hóa phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp

Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ người dân xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp; chú trọng các mô hình nông nghiệp an toàn, hữu cơ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chăn nuôi an toàn sinh học... Từ đó, bước đầu hình thành được một số mô hình có hiệu quả, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chế biến để tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp. Đây được xem là bước đi phù hợp để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh cho nông sản góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Đóng góp của đội ngũ trí thức trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ

Theo số liệu thống kê, hiện đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa có trên 15 vạn người (trong đó có 26 phó giáo sư, trên 200 tiến sĩ và gần 5.000 thạc sĩ). Trong đó có trên 3.100 người đang trực tiếp tham gia vào các hoạt động KH&CN, đặc biệt là các hoạt động khoa học có tính ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa phần lớn có kỹ năng nghề nghiệp tốt, là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Nở rộ phong trào sản xuất trong nhà lưới, nhà màng ở huyện Nga Sơn

Khoảng 5 năm gần đây, huyện Nga Sơn trở thành điểm sáng của tỉnh trong xây dựng nhà lưới, nhà màng để phát triển các mô hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Ngoài chính sách hỗ trợ xây dựng nhà lưới của tỉnh, huyện cũng có cơ chế khuyến khích riêng để kích cầu. Nhờ đó, diện tích nhà lưới, nhà màng tăng lên hằng năm tại huyện luôn trong tốp đầu của tỉnh với hàng chục nghìn m2 mỗi năm. Nhiều năm qua, huyện đồng bằng ven biển này còn đề ra nhiệm vụ theo năm, biến việc phát triển nhà lưới, nhà màng thành một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của huyện.

Triển vọng trồng dưa lê, dưa lưới công nghệ cao

ĐBP - Với mong muốn lựa chọn giống cây trồng mới và đưa ra giải pháp công nghệ canh tác phù hợp để tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn, có giá trị kinh tế cao tại địa phương, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ) đã xây dựng Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng dưa lê, dưa lưới công nghệ cao. Tuy mới triển khai thực hiện nhưng Dự án đã cho thấy hướng đi và những kết quả bước đầu đều hết sức tích cực...

Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp

Công nghệ tưới tiên tiến (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel) mang lại những ưu thế vượt trội như tiết kiệm nước, giảm nhân công lao động, chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Do đó, những năm gần đây, nhiều nông dân, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã và đang lựa chọn công nghệ tưới này trong phát triển nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao - còn nhiều khó khăn

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nhận thức được vai trò trên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích người dân, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư ứng dụng sản xuất NNCNC. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc nhân rộng mô hình này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ trí thức - nhân tố nòng cốt thúc đẩy phát triển khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, tri thức - trí tuệ được xem là nguồn tài nguyên vô giá. Điều này càng đúng đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ (KH&CN), khi Đảng ta xác định KH&CN là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, hơn lúc nào hết cần quan tâm đầu tư nhằm xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN 'vừa hồng vừa chuyên', đủ về số lượng và cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Nâng cao trình độ cho người dân tại vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về thực phẩm an toàn, trên địa bàn tỉnh đã phát triển và không ngừng mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trình độ của người dân tại các vùng sản xuất này còn hạn chế nên năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa đồng đều. Do đó, ngành nông nghiệp, các địa phương và các cơ sở sản xuất đã chú trọng tập huấn, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho người dân, hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP

Trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Triệu Sơn là một trong những địa phương đạt được những thành công sớm. Từ lợi thế sự đa dạng về sản phẩm, khí hậu và thổ nhưỡng, địa phương đã xây dựng lộ trình phát triển cho 50 sản phẩm OCOP trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời nâng tầm những sản phẩm mũi nhọn đủ sức vươn xa trên thị trường.

Xã Thọ Thanh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

Những năm qua, nhờ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án của tỉnh, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) được hỗ trợ hàng chục mô hình phát triển sản xuất. Theo đó, UBND xã đã quan tâm, chú trọng liên kết với các tổ chức, đơn vị liên quan để khuyến khích, hỗ trợ người dân duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho Nhân dân.

Hiệu quả liên kết chuỗi trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Hình thức này bảo đảm cho các thành phần kinh tế tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhận thức được điều này, những năm gần đây, người sản xuất trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.