Chuyên gia cho rằng nhà máy xử lý nước thải chỉ xử lý được nguồn gốc của sự ô nhiễm, muốn 'hồi sinh' các dòng sông, Hà Nội cần triển khai tổng thể nhiều giải pháp.
Dành cả thanh xuân, chấp nhận xa gia đình để đến các khu công nghiệp của Hải Dương làm việc, nhiều nữ công nhân mang theo mơ ước đổi đời nhưng không ít người nhẹ dạ, cả tin, chạy theo những cám dỗ mà lỡ bước, sa chân...
Làng nghề xôi Phú Thượng từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống. Rất nhiều loại xôi mang thương hiệu làng Phú Thượng đã trở thành đặc sản ẩm thực của Thủ đô được người tiêu dùng khắp nơi yêu thích. Cứ mỗi sáng, hàng trăm chiếc ô tô chở xôi từ Phú Thượng tỏa đi khắp phố làm nên một thức quà sáng ngon miệng, mang đậm hương sắc ẩm thực Hà Thành.
Lễ hội rước nước tại đình làng Phú Xá (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa diễn ngày 18/3 với sự tham gia nhiệt tình của hàng trăm người dân Thủ đô. Đây là lễ hội truyền thống nhằm tỏ lòng thành kính, cảm tạ Thần đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Ven sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội vài cây số, có một ngôi làng rất đặc biệt, quê hương của món xôi Phú Thượng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), hay còn được gọi là 'xôi tiến vua', thơm dẻo, trứ danh Hà thành. Cứ đến những ngày cận Tết là cả làng rộn ràng như mở hội.
Nằm trong không gian của hương Yên Duyên trước đây, vùng đất Chàng Xá - Lương Xá xưa, nay là xã Quảng Đại (TP Sầm Sơn) hình thành gắn liền với quá trình con người khai phá, chinh phục một vùng đồng bằng ven biển từ sông Ghép đến cửa Hới. Đi qua thời gian, về Quảng Đại hôm nay, là những di tích - 'địa chỉ' văn hóa nơi làng quê đang được giữ gìn.
Xã Xuân Lập (Thọ Xuân), mảnh đất 'địa linh nhân kiệt', không chỉ là nơi đã sinh ra người Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành, cùng nhiều bậc hiền tài, mà còn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử với những công trình văn hóa tâm linh, những lễ hội truyền thống vẫn được người dân gìn giữ và phát huy suốt bao thế kỷ.
Danh họa Bùi Trang Chước tên thật là Nguyễn Văn Chước (21/5/1915 - 27/2/1992) là một họa sĩ tài năng hàng đầu của nền hội họa Việt Nam. Cả cuộc đời nghệ thuật của mình, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cao, mang giá trị sử dụng lớn. Nếu như nhạc sỹ Văn Cao là tác giả Quốc ca Việt Nam, Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ Quốc kỳ Việt Nam thì họa sĩ Bùi Trang Chước chính là tác giả của mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đến với làng Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) vào những ngày Tết đến, xuân về, không khí tất bật, rộn rã khác hẳn với không khí tĩnh lặng của thủ đô Hà Nội những ngày đầu năm. Nhờ tục lệ đi lễ cầu may đầu năm mới mà nhiều hộ làm nghề truyền thống tại đây đã quen thuộc với việc thổi các loại xôi sặc sỡ sắc màu, để phục vụ nhu cầu đi lễ của người dân từ mùng 1 Tết.
Ngày Độc lập 2/9/1945, nhân dân Hà Nội và các vùng lân cận chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời ra mắt.
Theo Điều 13, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc huy là biểu tượng chính thức, thiêng liêng và tự hào của Nhà nước ta. Và chung quanh câu chuyện về tác giả vẽ Quốc huy cũng như hành trình ra đời của biểu tượng thiêng liêng ấy có rất nhiều những tình tiết đặc biệt, thú vị.
Những câu chuyện xoay quanh đề tài người nữ sĩ trong sử Việt được chia sẻ trong buổi giao lưu ra mắt sách 'Nữ sĩ thời gió bụi' diễn ra tại Thư viện Quốc gia chiều ngày 16/4.
Kỷ niệm 325 năm sinh của Tiến sĩ Nguyễn Kiều (1695 - 1752) và 270 năm ông lập ngôi đình Tụy Lạc của làng Phú Xá. Cuộc tọa đàm 'Danh nhân Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với quê hương Phú Xá', được Viện Nghiên cứu văn hóa Minh Triết và UBND phường Phú Thượng tổ chức ngày 12-12 tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã ghi nhớ những đóng góp và mối duyên đẹp của ông.
Hằng năm vào dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhiều văn nghệ sĩ và người yêu mỹ thuật lại tưởng nhớ họa sĩ Bùi Trang Chước – người phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam.
Trước thềm kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, làng Phú Xá (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) trở nên nhộn nhịp, rôm rả bởi những câu chuyện về Bác, về vùng an toàn khu Thủ đô thuở nào còn nguyên vẹn những kỷ niệm lịch sử...
Nằm sâu trong ngõ An Dương Vương (Tây Hồ, Hà Nội) có một ngôi nhà đặc biệt, là địa chỉ đỏ, vinh dự được đón Bác Hồ từ Việt Bắc về, trước khi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.
Từ lâu, người Việt vốn quen với cảnh chốn quê chùa làng. Làng quê miền đồng bằng Bắc Bộ làng nào cũng có mái đình, giếng nước, gốc đa, và ngôi chùa nương nép vào thiên nhiên cảnh vật.
Đình Phú Xá ở xã Tân Trường thờ ba danh tướng có mối liên hệ đặc biệt trong một gia đình, có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định.
Theo thống kê, hiện nay cả nước có trên 8.000 lễ hội. Trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 41 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).