Lâm Đồng đang gấp rút triển khai các dự án cấp bách di dân khỏi vùng thiên tai và bố trí ổn định dân di cư tự do ở vùng sâu vùng xa.
Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, tỉnh đang gấp rút triển khai các dự án bố trí ổn định dân di cư tự do và dự án di dân vùng thiên tai cấp bách, sẽ hoàn thành trong các năm 2024 và 2025.
DNVN – Với mong muốn hình thành hệ sinh thái du lịch xanh, bền vững dựa trên những nguồn lực sẵn có của địa phương, doanh nghiệp đề xuất đầu tư dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với quy mô hơn 47ha, tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông. Nhằm tạo sản phẩm du lịch mới để du khách có thêm sự lựa chọn khi đến với Đam Rông – Lâm Đồng.
Đam Rông hôm nay đã bắt đầu trở mình thức dậy khi biết tận dụng các thế mạnh, tiềm năng du lịch của địa phương.
DNVN – Tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, nhưng một thời gian dài bị bỏ ngỏ. Giờ đây, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đang muốn đánh thức 'nàng công chúa' bản địa còn say giấc, để nơi đây trở thành điểm trung chuyển, kết nối tuyến du lịch Đà Lạt – Tây Nguyên, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Chiều muộn ngày 6-4-2023, tại đoạn suối chạy qua khu vực chòi rẫy cà-phê ở Tiểu khu 184 (khu vực xã Liêng SRônh, H. Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng), người dân bất ngờ phát hiện 1 xác chết nằm dưới suối, đang trong quá trình phân hủy. Từ đặc điểm nhận dạng bên ngoài, người dân xác định đó là anh Rơ Nang Y Trương (1994, trú thôn 4, xã Liêng Srônh).Chiều muộn ngày 6-4-2023, tại đoạn suối chạy qua khu vực chòi rẫy cà-phê ở Tiểu khu 184 (khu vực xã Liêng SRônh, H. Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng), người dân bất ngờ phát hiện 1 xác chết nằm dưới suối, đang trong quá trình phân hủy. Từ đặc điểm nhận dạng bên ngoài, người dân xác định đó là anh Rơ Nang Y Trương (1994, trú thôn 4, xã Liêng Srônh).
Chiều muộn ngày 6-4-2023, tại đoạn suối chạy qua khu vực chòi rẫy cà-phê ở Tiểu khu 184 (khu vực xã Liêng SRônh, H. Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng), người dân bất ngờ phát hiện 1 xác chết nằm dưới suối, đang trong quá trình phân hủy. Từ đặc điểm nhận dạng bên ngoài, người dân xác định đó là anh Rơ Nang Y Trương (1994, trú thôn 4, xã Liêng Srônh).
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực ở cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng xây dựng Mô hình 'Địa chỉ tin cậy cộng đồng' tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Năm 2022, lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Đam Rông đã có nhiều nỗ lực, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc.
Năm 2022, với quyết tâm chính trị cao, huyện Đam Rông đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra.
Thực hiện kế hoạch xây dựng điểm các mô hình, hoạt động can thiệp của Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, chiều 15/12, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Bảo Thuận (huyện Di Linh) tổ chức ra mắt mô hình điểm cấp tỉnh 'Địa chỉ tin cậy cộng đồng' tại thôn KaLa KRọt.
Sáng 6/12, Ban chỉ đạo Vận động Hiến máu tình nguyện huyện Đam Rông tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2022 với chủ đề 'Một giọt máu –Triệu tấm lòng'.
Trên 65% dân số huyện Đam Rông là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với cộng đồng gồm 20 dân tộc anh em cùng chung sống, đồng bào DTTS là bộ phận quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của huyện Đam Rông. Trong đó, đội ngũ những người có uy tín càng có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trường THCS Võ Thị Sáu huyện Lâm Hà bước vào năm học đầu tiên (1992 - 1993) đáp ứng nhu cầu người dân 3 xã Đạ Đờn, Phi Tô và Phú Sơn cho con em học bậc THCS. Từ 180 học sinh, đến nay trường có gần 4.000 học sinh theo học.
Giá kén tằm đang duy trì ở mức cao trong vài năm trở lại đây khiến bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng xa Đạ M'rông (huyện Đam Rông) vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, việc trồng dâu, nuôi tằm bằng phương pháp truyền thống của bà con nơi đây cho năng suất lá và kén tằm tương đối thấp so với các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Công ty TNHH Kiều Oanh Lâm Đồng đề nghị thực hiện dự án khai thác cát xây dựng tại lòng suối Đạ Rsal (xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông) nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng từ chối trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo thông tin từ UBND huyện Đam Rông, trong những năm qua, địa phương đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển diện tích cây ăn quả, đặc biệt là cây sầu riêng.
Ngày 06/10, UBND huyện Đam Rông tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong 9 tháng năm 2022 và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đến. Ông Trương Hữu Đồng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.
Theo tổng hợp của Phòng Nông nghiệp huyện Đam Rông, toàn hiện có 777,5 ha đất sản sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 25 ha đất sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ (gồm 10 ha trồng mắc ca và 15 ha sầu riêng); 4 mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh (mô hình IoT); 18 ha nhà kính, nhà lưới trồng rau, hoa cao cấp.
Xuyên suốt các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt, chủ trương nhất quán trong việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế đối với việc xác lập và đảm bảo dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của Nhân dân.
Tối ngày 9/9, với mong muốn trẻ em vùng khó khăn, vùng dan tộc thiểu số được đón Tết Trung thu vui tươi, ấm áp, xã Liêng Srônh phối hợp cùng đoàn Kinh tế quốc phòng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và mang nhiều phần quà đến với các trẻ em người Mông, tại tiểu khu 179, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông.
Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em trên địa bàn huyện được đón Tết Trung thu vui tươi, lành mạnh, bổ ích, an toàn và thân thiện, tối 8/9, UBND huyện Đam Rông tổ chức Chương trình Đêm trăng cho em - Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Đam Rông và các hoạt động nhân dịp Tết Trung thu năm 2022.
Ngoài bị tước giấy phép hoạt động 7 tháng, Công ty Nam Hoàng Thịnh còn bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt hành chính số tiền 155 triệu đồng.
Không chỉ bị tước giấy phép hoạt động, Công ty Nam Hoàng Thịnh còn bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt hành chính số tiền 120 triệu đồng, phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính là 35,25 triệu đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính số tiền 120 triệu đồng đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Nam Hoàng Thịnh.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 huyện Đam Rông, hiện nay, vẫn còn xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là dẫn đến tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi còn thấp, tiến độ tiêm vắc xin còn chậm, chưa đạt tiến độ.
Từ đầu năm 2022, huyện Đam Rông được phân bổ tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp xây dựng nông thôn mới (NTM) là 22 tỷ đồng, đến nay địa phương đã giải ngân trên 14 tỷ đồng, đạt gần 64% so với kế hoạch vốn phân bổ.
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh đề nghị phân bổ 4,6 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển giáo dục các xã xây dựng NTM năm 2022. Cụ thể có 4 xã đã được công nhận NTM gồm: Đạ Tông, Đạ Long, Đạ M'Rông, Liêng Srônh của huyện Đam Rông, mỗi xã 700 triệu đồng; 4 xã chưa được công nhận NTM gồm Rô Men, Phi Liêng và Đạ K'Nàng (huyện Đam Rông) mỗi xã 400 triệu đồng và xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương chưa được công nhận NTM 600 triệu đồng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa đề xuất tiểu dự án 'Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân' thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn.
Bao đời nay, đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung đều sống dựa vào rừng núi. Văn hóa - văn minh Tây Nguyên cũng gắn liền với núi rừng. Rừng là nơi cho bà con nước uống, thức ăn, cả thuốc chữa bệnh. Với bà con, rừng là nhà và vô cùng thiêng liêng. Chính vì vậy, những năm qua, chính sách giao rừng cho các hộ dân là người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên bảo vệ là một trong những giải pháp đang cho thấy phát huy hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng rất thiết thực.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 164 triệu đồng đối với Công ty TNHH Khoáng sản Song Long Đà Lạt có trụ sở tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông.
Theo kế hoạch, vụ Hè - Thu năm 2022, huyện Đam Rông sẽ xuống giống 1.017 ha lúa nước. Trong đó, xã Đạ Tông 328 ha, Đạ Long 180 ha, Đạ M'Rông 215 ha, Phi Liêng 24 ha, Đạ K'Nàng 42 ha, Liêng Srônh 70 ha, Rô Men 90 ha và Đạ R'sal 68 ha. Về cơ cấu giống lúa, ngoài các giống lúa địa phương, bà con nông dân còn gieo sạ các giống lúa có năng suất cao như: Đài thơm 8, Khang dân, Nhị ưu 838, Hương thơm 1...
Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đam Rông với dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nên còn những khó khăn, tuy nhiên những năm qua, Đảng bộ xã Liêng Srônh luôn chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nhờ đó, đời sống người dân từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng được khởi sắc.
Chị Cơ Liêng K' Sràng dân tộc Kơ Ho (ở Thôn 3, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông) được người dân trên địa bàn biết đến là hội viên nông dân giỏi, dám nghĩ, dám làm. Chị luôn nhiệt tình trong các phong trào Hội cũng như các phong trào mà địa phương phát động. Với mô hình đa cây, không chỉ giúp gia đình chị vươn lên làm giàu chính đáng mà còn góp phần tạo công ăn, việc làm cho các hộ đồng bào nghèo tại địa phương.
Sáng 27/5, Huyện ủy Đam Rông đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Ông Nguyễn Văn Lộc - Bí thư Huyện ủy và ông Trương Hữu Đồng - Chủ tịch UBND huyện Đam Rông chủ trì hội nghị.
Ngôi làng của người Mông ở thôn 5 (xã Rô Men, huyện Đam Rông, Lâm Đồng) đã tạo nên sự khác biệt khi hình thành nếp sống văn minh với 3 không: Không rượu, không thuốc lá và không tệ nạn.
Ngày 18/5, Công an huyện Đam Rông cho biết đang tạm giữ hình sự đối với Triệu Văn Khánh (19 tuổi, ngụ tại thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal) để điều tra về tội 'Tàng trữ trái phép chất ma túy'.
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy và các cấp ủy đảng cơ sở trong huyện Đam Rông đặc biệt quan tâm thường xuyên đến công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Trong đó, các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn huyện luôn chú trọng phát triển đảng viên ở khu dân cư đảm bảo về số lượng và chất lượng, nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ.
Huyện Đam Rông vừa quyết định chi 800 triệu đồng nguồn vốn ngân sách cộng với gần 250 triệu đồng kinh phí đối ứng của nông hộ để trồng thử nghiệm 2 mô hình chè rừng với 2 ha tại 2 xã Phi Liêng và Liêng Srônh trong năm 2022.
Sáng 9/5, tổ 2, Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Lâm Đồng gồm ông Lâm Văn Đoan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội và ông K'Nhiễu - Phó Chánh Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông. Đây là chương trình tiếp xúc với cử tri để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Chi cục Phát triển nông thôn Lâm Đồng phối hợp với UBND các huyện trong tỉnh tiếp tục triển khai 13 dự án bố trí dân cư trên địa bàn.
Đam Rông là địa phương có hơn 65% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, với hơn 20 dân tộc anh em bao gồm cả dân tộc gốc Tây Nguyên và dân tộc phía Bắc cùng sinh sống. Đây là cơ sở tạo ra sự đa dạng, phong phú về văn hóa trên địa bàn huyện. Bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương vẫn là bài toán chưa có lời giải ở huyện vùng xa này.