Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt và luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn Dân ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ. Với tấm lòng hướng về cội nguồn, 'đền ơn, đáp nghĩa', trong những ngày tháng 7 người dân trên khắp đất nước Việt Nam luôn tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền bối, anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Đà Nẵng đã đi qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, địa phương đã chú trọng về đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 15 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của Việt Nam, trong đó 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'.
Trên hành trình xuôi về với biển, sông Mã như cây cọ diệu kỳ của tạo hóa vẽ nên biết bao cảnh sắc làng mạc, thôn xá trù phú, hữu tình... Là thôn xa nhất về phía tây bắc huyện Hoằng Hóa, Trà La gợi lên vùng non nước êm ả, thanh bình, một vùng không gian văn hóa - lịch sử đặc sắc với những con người thuần phác, đôn hậu, chịu thương chịu khó, nỗ lực vươn lên từng ngày...
Với việc kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố dân gian như âm nhạc hát chầu văn, múa, diễn xướng, trang phục, kiến trúc, mỹ thuật... trong nghi lễ thờ cúng, lễ hội và hầu đồng, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu như một 'bảo tàng sống', lưu giữ lịch sử và bản sắc văn hóa của người Việt.
Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phỏng vấn và phân tích-tổng hợp tài liệu, Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiển đã chỉ ra thực trạng xuống cấp giá trị đạo đức trong thực hành Văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu.
Di tích đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Bình Sơn, H.Long Thành) được khởi dựng vào cuối năm 1926. Trải qua thời gian dài tồn tại cùng với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, các cấu kiện vật liệu tại di tích hiện đã bị xuống cấp.
Triển lãm ánh sáng nghệ thuật 'Bước qua một khúc đường ca' (Walking through a Songline) cho thấy sự tương đồng của những người phụ nữ cả ở Australia và Việt Nam: Nhân hậu, cao cả, bao dung và cũng rất mạnh mẽ, kiên cường.
Hội hoa trượng (trò kéo chữ) trong lễ hội Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời, nhắc nhở con người về truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Sau 3 năm gián đoạn bởi dịch Covid-19, lễ hội Phủ Dầy năm 2023 tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương về tham quan, trảy hội.
Đền Mẫu Lào Cai tọa lạc tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) trước mặt là cột mốc biên giới 102 (2) và dòng Nậm Thi trong xanh. Trải qua nhiều đợt trùng tu tôn tạo, không gian đền trở nên rộng mở, khoáng đạt, uy nghi nơi cửa ngõ biên giới.
Sáng 23/4 (tức ngày 4 tháng 3 âm lịch), tại Phủ mẫu Mộc Hoàn, thôn Hoàn Dương xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, Ban khánh tiết thôn đã tổ chức lễ rước nước và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Tới dự có đại diện Viện Phát triển Văn hóa dân tộc; Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa tôn giáo; các nghệ nhân, thanh đồng bản phủ và đông đảo nhân dân địa phương.
Lễ Hội Phủ Dầy mang giá trị nhân văn sâu sắc, coi trọng quyền năng của người Mẹ (Mẫu) để muôn dân tôn thờ và gửi gắm. Bên cạnh đó còn mang giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng thờ Nữ Thần.
Ngày 22/4 (tức ngày 3/3 âm lịch), Lễ hội Phủ Dầy năm Quý Mão 2023 đã được khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định). Đây là lần đầu lễ hội biểu trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu được diễn ra, sau 3 năm gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sau 3 năm gián đoạn bởi dịch COVID-19, Lễ hội Phủ Dầy năm 2023 tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, Nam Định đã thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương về thăm quan, trẩy hội.
Trong 3 ngày 20-22.4 (tức mùng 1-3.3 âm lịch), tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra Lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội năm nay được tổ chức đầy đủ bài bản, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia, chiêm bái.
Hàng năm, từ ngày mồng 1-3/3 âm lịch, người dân xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại thành kính tổ chức lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Sáng 20-4 (tức ngày 1-3 âm lịch), xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Vàng năm 2023.
Đó là xác thực của Thượng tọa Thích Tâm Định, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với báo Giác Ngộ về việc ông Hoàng Văn Lương, 'thủ nhang' Phủ Vàng vừa bị công an TP.Hà Nội bắt tạm giam nhưng báo chí gán ghép là tu sĩ.
Từ đầu năm đến nay, đã có nhiều lễ hội được tổ chức như lễ hội Nàng Han (Thường Xuân), lễ khai hạ của đồng bào Mường huyện Cẩm Thủy, lễ hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội (Bỉm Sơn)...
Ngày 2/4, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng của con người (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo 'Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh: Lịch sử, giá trị, sự lan tỏa và việc bảo tồn, phát huy' với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, cộng đồng thực hành tín ngưỡng này.
Sáng 17-3 (tức 26-2 âm lịch), đông đảo người dân, du khách thập phương và các bản hội trong cả nước đã đến tham dự lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội (thị xã Bỉm Sơn) năm 2023.
Sáng 17-3 (tức 26-2 âm lịch), UBND thị xã Bỉm Sơn đã long trọng tổ chức lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2023. Lê hội được tổ chức nhằm tri ân Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong 'tứ bất tử' của tín ngưỡng Việt Nam; đồng thời là dịp tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2023 sẽ tổ chức trong 3 ngày, từ 15 đến 17-3-2023 (tức từ ngày 24 đến 26-2 âm lịch) tại đền Sòng, khu phố 6, phường Bắc Sơn (TX Bỉm Sơn).
Hồ Tây là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Từ ngày thành phố xây dựng con đường bao quanh hồ, khách du lịch thỏa sức khám phá, trải nghiệm hồ Tây từ nhiều góc độ khác nhau. Một vòng hồ Tây dài khoảng 17km, không phải ai cũng có đủ sức khỏe và thời gian để đi hết một vòng. Do đó, khách tham quan có xu hướng lựa chọn những khu vực phù hợp với sở thích của mình.
Sáng 21.2 (tức mùng 2.2 âm lịch), xã Cổ Bì (Bình Giang) tổ chức khai hội đền Ô Xuyên. Lễ hội có sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách thập phương và con em xã Cổ Bì đang làm ăn, sinh sống ở xa.
Khởi đầu của tháng giêng, đất trời giao hòa, cây cối tốt tươi, lộc non chồi biếc, người ta hy vọng bước sang năm mới, người người nhà nhà an khang thịnh vượng, mùa màng tốt tươi, đất nước phồn vinh, dân tộc hạnh phúc. Những lễ hội cũng từ đây phát triển, từ làng ấp, thôn xóm, xã phường, tỉnh thành…
Chiều ngày 5/2 (tức 15 tháng giêng), nhiều người dân sinh sống ở Hà Nội sắm sửa lễ vật để vào Phủ Tây Hồ lễ vái trong dịp Rằm tháng Giêng.
Trưa ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng), dòng người nườm nượp đổ về phủ Tây Hồ (Hà Nội) để dâng hương cầu bình an, may mắn.
Trưa ngày 5-2, nhiều người dân Hà Nội đã sắm sửa lễ vật để vào Phủ Tây Hồ lễ vái trong dịp Rằm tháng Giêng.
Đã gần 10 năm được UBND tỉnh Quảng Bình giao trùng tu, tôn tạo di tích Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh nằm phía Nam chân Đèo Ngang theo chủ trương xã hội hóa, nhưng Cty CP Giáo dục Trí Nhân Tâm vẫn chưa hoàn thành để bàn giao theo cam kết. Đặc biệt, việc trùng tu, tôn tạo kéo dài đã làm biến dạng, nhếch nhác một di tích hàng trăm năm tuổi.
UBND huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) cho biết, đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) sau 10 năm trùng tu tôn tạo nhưng không bàn giao khiến người dân và địa phương khó khăn trong hành hương chiêm bái. Điều đáng nói, việc trùng tu đã làm biến dạng nhiều hạng mục của di tích này.
Xứ Thanh từ xưa tới nay là một trong những miền đất in dấu ấn sâu đậm của Đạo Mẫu. Với người dân xứ Thanh, tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Hàng nghìn người dân tranh thủ giờ nghỉ trưa của ngày thứ Hai đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết để đến Phủ Tây Hồ (Hà Nội) thắp hương, dâng lễ cầu mong một năm Quý Mão bình an, phát đạt.
Các mặt hàng được bán tại chợ Viềng Nam Định chủ yếu là các đồ nông cụ. Người dân quan niệm rằng, mua những vận dụng này sẽ giúp họ có một mùa màng bội thu, no đủ suốt một năm.
Sáng nay 29/1 (mồng 8 Tết Quý Mão) trùng với ngày Chủ nhật nên rất nhiều người đã đổ về Phủ Tây Hồ dâng lễ cầu may đầu năm mới.
Trong những ngày đầu năm mới, tại phủ Tây Hồ lượng du khách thập phương đến dâng lễ cầu may rất đông, nhiều khu vực trong phủ chật kín người.
Chợ Viềng (Nam Định) khai hội vào 21h ngày 28/1 (mùng 7 Tết), nhưng từ sớm dòng người khắp nơi đã đổ về phiên chợ để 'mua may bán rủi' và dâng lễ cầu an ở Phủ Dầy.
Dòng người du Xuân đầu năm phải nhích từng chút một để tiến vào phủ Tây Hồ trong ngày mùng 7 Tết.
Xuân về, khắp các miền quê Hà Tĩnh có rất nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc hơn cả là các lễ hội: chùa Hương Tích (Can Lộc), đền Củi (Nghi Xuân) và đền Bà Hải (TX Kỳ Anh). Khung cảnh lễ hội tưng bừng, nam thanh nữ tú xiêm áo rộn ràng, muôn người nô nức càng điểm tô cho vẻ đẹp bức tranh quê giữa những ngày xuân.
Từ sáng đến trưa ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), lượng người đổ về dâng lễ Phủ Tây Hồ tăng cao, đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các tuyến đường lân cận.