Sinh sống ở huyện vùng biên Phong Thổ, những năm qua, đồng bào dân tộc Dao luôn sắt son một lòng theo Đảng, khắc ghi lời dạy của Bác Hồ. Thể hiện ở việc, bà con không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp sức đổi thay bản nghèo, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, giàu đẹp.
Vàng Ma Chải là xã vùng cao, biên giới, thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ. Với quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của nhân dân, kinh tế của xã từng bước khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của bà con nơi đây dần được cải thiện.
Trong 2 ngày (5 - 6/9), Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ huyện Phong Thổ, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 (Quân khu 2) phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền trao tặng quà của các câu lạc bộ, hội nhóm thiện nguyện, các mạnh thường quân cho giáo viên, học sinh, hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn 4 xã: Dào San, Mù Sang, Mồ Sì San, Huổi Luông. Tổng trị giá quà hơn 200 triệu đồng.
Cao 3083m, Pusilung là đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam sau Fansipan. Đây là ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc. Pusilung nằm gần với mốc biên giới số 42 thuộc địa phận xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Ngày 24/8, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, huyện Phong Thổ và Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 (Quân khu 2) phối hợp với các đơn vị gồm: Nhóm khởi tâm Thiện Lành, Câu lạc bộ vòng tay nhân ái huyện Bình Xuyên, Câu lạc bộ Từ Tâm thành phố Vĩnh Yên, nhóm chia sẻ Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) tổ chức chương trình thiện nguyện vùng cao 'Nâng bước em đến trường' tại xã Mồ Sì San (huyện Phong Thổ).
Những năm qua, xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ luôn chú trọng triển khai nhiều giải pháp trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và thay đổi nhận thức cho nhiều lao động nơi đây.
Bằng nhiều hình thức hỗ trợ người dân trong vươn lên trong cuộc sống, huyện Phong Thổ (Lai Châu) quyết tâm thoát nghèo vào năm 2025.
Lực lượng công an xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu dùng xe chuyên dụng kịp thời giúp sản phụ đến bệnh viện cứu cứu lúc rạng sáng.
Là huyện vùng cao biên giới còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ tích cực của cấp trên, đến thời điểm này Phong Thổ đang thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững quyết tâm thoát nghèo vào năm 2025.
Ở nơi vùng cao biên giới xa xôi, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) vẫn luôn kiên cường bám trụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các anh đang là 'lá chắn' bảo vệ vững vàng đường biên mốc giới, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Với ý nghĩa 'cho đi là còn mãi', nhiều năm qua, Hội Phụ nữ Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội đã làm tốt công tác thiện nguyện. Nổi bật là các hoạt động giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi để các em được lớn lên trong tình yêu thương, cố gắng phấn đấu để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.
Xác định chè Shan tuyết cổ thụ là cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo, huyện Phong Thổ đã ban hành đề án Bảo tồn và phát triển vùng chè cổ thụ giai đoạn 2021-2025, trong đó trồng mới 120ha chè.
Những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã tích cực, chủ động giúp đỡ người dân các dân tộc vùng biên giới phát triển kinh tế. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, tình đoàn kết quân dân củng cố, bền chặt.
Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, khí hậu khắc nghiệt và còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn 1 CANDVT Lai Châu (sau này tách ra thành Đồn CANDVT Sì Lờ Lầu và Đồn CANDVT Dào San - nay là Đồn Biên phòng Dào San) luôn đoàn kết, dũng cảm, phối hợp tốt với chính quyền và đồng bào các dân tộc trong địa bàn chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Máu đào các anh đổ xuống đã góp phần tô thắm cho một vùng biên giới Phong Thổ khởi sắc như ngày hôm nay...
Những ngày qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nhiều địa phương đồng loạt tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' ở nhiều miền quê trên cả nước, góp phần mang đến những mùa xuân tươi vui, đầm ấm, ý nghĩa cho Nhân dân.
Thực hiện Chương trình 'Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản' năm 2024 tại xã A Mú Sung (Bát Xát, Lào Cai), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai phối hợp với các lực lượng huy động xây dựng 5 'Nhà mái ấm biên cương', tặng hơn 480 triệu đồng tiền mặt; trao hơn 1.600 suất quà, thuốc chữa bệnh, với tổng trị giá hơn 1,7 tỷ đồng. Chương trình góp phần mang đến cho đồng bào khu vực biên giới một cái Tết thêm no ấm, trọn vẹn.
Ngày 14-1, tại bản Mồ Sì San (xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ), Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Mồ Sì San tổ chức Chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' năm 2024. Đồng chí Vũ Mạnh Hà, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu dự, chúc tết và tặng quà nhân dân bản Mồ Sì San.
Dự báo trong 5 năm tới, các dự án nuôi cá nước lạnh ở tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục phát triển ồ ạt. Nếu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương không có chiến lược hành động ngay từ bây giờ, chắc chắn quy hoạch nuôi trồng thủy sản sẽ không theo kịp với tốc độ phát triển thực tiễn, dẫn đến vùng nuôi bị ô nhiễm môi trường, gây ra những hệ lụy khôn lường.
Sáng 8-12, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356, Quân khu 2, tổ chức hội nghị Gặp mặt biểu dương, tôn vinh gương điển hình tiên tiến, già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 2023.
'Mấy kỹ sư ở Trung tâm cá giống Sa Pa dặn tôi, trước khi thả cá giống xuống nuôi phải dùng máy đo độ pH. Ở trại không có máy đo, anh em 'sáng kiến' múc can nước từ trại mang theo khi đi mua cá giống. Kỹ sư đổ nước vào thau bắt cá thả vào 30 phút, nếu cá không chết là được. Vụ cá đầu tiên 'trời thương' có doanh thu gần 400 triệu đồng' - Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Phúc, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành khoa học quân sự nhớ như in.
Số sâm bị thu giữ do một người đàn ông đã gom mua tại Trung Quốc từ trước chờ bán cho các thương lái 'phù phép' quảng cáo là sâm Lai Châu.
Từ tháng 11/2023 Công an huyện Phong Thổ( Lai Châu) phát hiện một đường dây nghi vấn buôn lậu Sâm Trung Quốc về Việt Nam và có liên quan đến hành vi buôn bán pháo nổ trái phép với số lượng lớn, do đối tượng Lùng A Dào SN 1996, HKTT: bản Cò Ký, xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cầm đầu.
Ngày 5/12, thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu, đơn vị vừa phối hợp cùng các lực lượng chức năng bắt giữ Lùng A Dào (SN 1996), Lùng A Sang (SN 2000) và Lùng A Hai (SN 2004), cùng ở huyện Phong Thổ, về hành vi buôn bán vận chuyển hàng cấm.
Tối 4/12, tại bản Hợp 2, xã Dào San, Công an huyện Phong Thổ, Công an xã Dào San phối hợp với phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an Lai Châu), Đồn Biên phòng Dào San tiến hành bắt giữ thành công đối tượng Lùng A Dào (sinh năm 1996), cùng Lùng A Sang (sinh năm 2000), Lùng A Hai (sinh năm 2004), cùng trú tại xã Tung Qua Lìn về hành vi 'Buôn bán, vận chuyển hàng cấm'. Tang vật thu giữ 112kg pháo hoa, pháo nổ. Tiến hành khám xét nơi ở của Dào, Ban chuyên án thu được 40kg củ sâm.
Công an tỉnh Lai Châu đã bắt giữ được đối tượng nghi vấn buôn lậu Sâm Trung Quốc về Việt Nam và có liên quan đến hành vi buôn bán pháo nổ trái phép với số lượng lớn.
Lùng A Dào (SN 1996, ở Cò Ký, xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ) sang Trung Quốc gom mua 112kg pháo rồi thuê người gùi vượt biên về nước.
Dào vượt biên sang Trung Quốc gom mua 112kg pháo rồi thuê người gùi vượt biên về nước qua lối mòn tại xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Dào thường câu kết với một số đối tượng người địa phương đang làm ăn ở Trung Quốc, rồi liên lạc qua mạng xã hội để đặt mua sâm, pháo mang về bán lại cho những người bán online.
Công an huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế triệt phá ổ nhóm mua bán trái phép pháo nổ và sâm từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Đây là cột mốc biên giới nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc, được mệnh danh là 'nóc nhà biên cương' của nước ta.
Cô Ngọc kể về Tả - em lớp trưởng mà cô rất nhớ. Do nhà nghèo, không có nhiều quần áo lành lặn để đi học, trời mưa mấy ngày không ngớt, áo của Tả không khô nên em ngại đến trường. Tả nói chỉ mong trời nắng, quần áo khô để em có thể đi học.
Từ nhiều năm nay, cây chè Shan tuyết đã giúp đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu) có thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo. Công tác bảo tồn và phát huy giống chè đặc sản này luôn được chính quyền và người dân nơi đây quan tâm, bảo vệ.
Huyện Phong Thổ nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung đang nỗ lực phát triển thương hiệu trà cổ thụ vùng biên. Đây là loại chè cổ thụ quý dưới cánh rừng già nguyên sinh đang được đánh giá rất cao trên thị trường.
Huyện biên giới Phong Thổ là một trong 4 huyện của tỉnh Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi ban tặng tài nguyên chè cổ thụ quý dưới những cánh rừng già nguyên sinh.
Chè Shan cổ thụ ở Lai Châu đang khẳng định giá trị, uy tín, chất lượng tạo dựng thương hiệu đặc sản trà cổ thụ - báu vật của núi rừng biên cương đến mọi miền đất nước.
Các chiến sĩ tổ chức 'Trăng thu biên cương' với nhiều suất học bổng, phần quà ý nghĩa cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Mồ Sì San (Lai Châu).
Phát triển cây dược liệu là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Lai Châu. Đây là cơ hội giúp người dân, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lai Châu từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng...
Với mong muốn đem đến niềm vui và tiếng cười cho trẻ em biên giới hải đảo xa xôi, mới đây các chiến sĩ đã tổ chức cho trẻ em xã Mồ Sì San đón Tết Trung thu trong không khí ấm áp.
Tối 23-9, tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 7, UBND huyện Bù Đốp tổ chức chương trình Trăng thu biên cương.
Tôi muốn biết về phạm vi vành đai biên giới trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Kính mong tòa soạn cung cấp thông tin, tôi xin chân thành cảm ơn! - Hà Văn Chính (Lai Châu).
'Trăng thu biên cương' thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.
Nhân dịp Tết Trung thu, học sinh Trường Tiểu học và THCS Mồ Sì San, huyện Phong Thổ được các y bác sĩ quân y Bệnh viện 354 thăm khám và phát thuốc miễn phí.
Trong chương trình 'Trăng thu Biên Cương 2023', 300 học sinh trưởng Tiểu học và Trung học cơ sở Mồ Sì San (huyện phong Thổ, tỉnh Lai Châu) được các y bác sĩ quân y Bệnh viện 354 thăm, khám miễn phí.
Báo Người Lao Động đã trao tặng Bộ đội Biên phòng và học sinh vùng biên giới tỉnh Lai Châu 2.000 lá cờ Tổ quốc cùng 20 suất kinh phí hỗ trợ học tập (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng)
2.000 lá cờ Tổ quốc cùng 20 suất kinh phí hỗ trợ học tập (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) được Báo Người Lao Động trao tặng Bộ đội Biên phòng và học sinh vùng biên giới tỉnh Lai Châu
Những năm qua, BĐBP Lai Châu luôn quán triệt nhất quán quan điểm của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là 'dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống'. BĐBP Lai Châu đã đi sâu, đi sát xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với trình độ và tập quán của người dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh tại chỗ để xây dựng vùng biên giàu mạnh, thực sự trở thành 'lá chắn thép' bảo vệ Tổ quốc.
Giờ đây, cụm từ 'đi làm thuê về làm chủ' không còn xa lạ với nhiều người dân vùng khó khăn. Nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi, thậm chí trở thành các ông, bà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn sau khi đi xuất khẩu lao động trở về. Đáng quý, họ đều có chung điểm xuất phát là cùng vay vốn đi xuất khẩu lao động từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).
Trên đỉnh Phàn Liên San hùng vĩ, cột mốc 79 nằm ở độ cao gần 2.900m so với mực nước biển, thuộc địa phận xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chiều cuối Xuân, chúng tôi cùng Tổ công tác của Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, BĐBP Lai Châu thực hiện chuyến khảo sát thực địa mốc 79, khi hoa ban đã bung nở trắng núi rừng vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc...
Vào những ngày cuối xuân, chúng tôi may mắn được khám phá rừng chè cổ thụ của nhân dân xã Mồ Sì San, huyện biên giới Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đến đây, mọi người như lạc vào không gian cổ tích với những cây chè rêu phong bao phủ, một người ôm không xuể, cao hơn 20m, thậm chí 30m. Những cây chè ở đây được đồng bào Dao coi là 'báu vật', luôn gìn giữ, bảo tồn và trở thành những cột mốc trên biên giới.
'Không có ngọn núi nào cao hơn đầu gối người lính Biên phòng' là câu nói đã được nghe từ lâu nhưng cho đến khi được tham gia cùng Đội tuần tra của Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (Bộ đội Biên phòng Lai Châu) lên cột mốc 79 tôi mới được kiểm chứng. Chúng tôi cứ xuyên rừng già, ngược dốc mà đi, chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi và lắng nghe tiếng Tổ quốc trong tim mình.
Tính đến tháng 1/2023, Công ty CP Đầu tư thủy điện HPL (thủy điện HPL) nợ 5 tháng tiền bảo hiểm với số tiền gần 120 triệu đồng.
Phong Thổ là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lai Châu, nơi quần tụ của 6 nhóm dân tộc anh em như: Mông, Dao, Thái, Hà Nhì, Giáy, Kinh cùng sinh sống. Phong Thổ gắn liền với những khu di tích lịch sử như Đền thờ Nàng Han, hang kháng chiến Nà Củng, Di tích cấp Quốc gia Di chỉ khảo cổ Nậm Tun (xã Mường So).
Trong hai ngày 14,15/2, Hội Chữ thập đỏ TP Việt Trì phối hợp với Đoàn Kinh tế, Quốc phòng 356 - Quân khu 2 tổ chức chương trình trao quà cho người nghèo và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã vùng biên giới Tung Qua Lìn và Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu...