Thương chiến Mỹ - Trung tạo cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam

'Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội cho Việt Nam nổi lên như một cứ điểm sản xuất quan trọng của Châu Á', Giám đốc điều hành Bộ phận nghiên cứu Kinh tế và Thị trường toàn cầu Ngân hàng UOB nêu nhận định trên tại hội thảo diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư Made in Vietnam

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam) do Bộ Công Thương tổ chức ngày 27/9, tại TP. Hồ Chí Minh đã nhận được sự quan tâm, tham dự của đông đảo doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng và các cơ quan quản lý.

CÒN NHIỀU Ý KIẾN XOAY QUANH DỰ THẢO THÔNG TƯ VỀ 'MADE IN VIETNAM'

Mới đây, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam). Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến xoay quanh Dự thảo Thông tư

Vụ Asanzo, quá thời hạn Thủ tướng giao, doanh nghiệp đóng cửa: Vẫn chưa ra kết luận

Trả lời câu hỏi của báo giới xung quanh kết quả xác minh vụ việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo bị tố xé nhãn mác các thiết bị điện tử của Trung Quốc để ghi nhãn mác 'Made in Vietnam', đại diện Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều khẳng định vẫn đang xác minh.

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phối hợp chặt chẽ xác minh vụ việc của Asanzo

Về quy chuẩn hàng Made in Vietnam và các hàng hóa xuất xứ Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2017 Chính phủ ban hành Nghị định 43 về xuất xứ, nhãn hàng hóa.

Quyết tâm hoàn thành 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019

Chiều 4/9, thông báo nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp, từ những phân tích, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ quyết tâm hoàn thành 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao trong năm nay.

Chủ tịch Asanzo đến trụ sở Bộ Tài chính

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 4-9, báo chí đã đặt nhiều câu hỏi về tiến độ kiểm tra vụ Asanzo.

Thích ứng với thương chiến Mỹ - Trung: Khó, nhưng phải làm!

Với các số liệu thống kê tháng 7 vừa được cơ quan hải quan công bố, có thể nói, xuất nhập khẩu của Việt Nam sáng sủa hơn cả mong đợi. Có nhiều khả năng bức tranh xuất nhập khẩu sẽ còn tốt hơn, nhưng nguy cơ bị 'vạ lây' từ thương chiến Mỹ - Trung cũng rõ ràng hơn.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Muốn bền vững phải thay đổi

Nguyên nhân khiến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh là do ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ - Trung.

Tràn lan hàng giả núp bóng hàng Việt

Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên tục bắt giữ nhiều vụ sản xuất, tiêu thụ hàng giả, nhái nhãn hiệu quốc tế và giả mạo xuất xứ hàng 'Made in Vietnam'. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao, cùng với tâm lý ham hàng 'xịn' giá rẻ của không ít người tiêu dùng nên tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái vẫn rất nóng.

Đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn hàng ngoại rởm đội lốt hàng nội

Gian lận thương mại bằng hình thức dán nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho hàng không phải nội địa ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây rất nhiều mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước như quần áo, giày dép, túi xách, đồ gia dụng phải gắn mác, thương hiệu nước ngoài để dễ bán và được giá cao... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Nhập nhèm hàng hóa 'đội lốt' hàng Việt Nam

Hiện nay, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn 'sản xuất tại Việt Nam' khiến người tiêu dùng (NTD) thắc mắc. Việc thiếu vắng các quy định như một sản phẩm thế nào thì được coi là 'sản phẩm của Việt Nam' hay 'sản xuất tại Việt Nam' đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43/2017-NĐ/CP (NĐ 43).

Ngăn chặn hàng giả mang xuất xứ Việt Nam

Nhiều mặt hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng nhập lậu nhưng gắn mác 'made in Vietnam' đang đánh lừa người tiêu dùng trong nước. Hành vi gian lận thương mại này có xu hướng ngày càng tăng, khiến thị trường hàng hóa trở nên thiếu minh bạch và bất bình đẳng.

Nông sản Việt với nỗi lo mới

6 tháng đầu năm, hàng nông sản nói chung nhập từ Mỹ vào Việt Nam tăng hơn 20%, giới chuyên gia dự báo mức tăng có thể gấp đôi trong 6 tháng cuối năm. Đáng chú ý, giá hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ khi đến tay người tiêu dùng đã giảm rất nhiều so với trước. Đây là tín hiệu mừng cho người tiêu dùng song cũng là nỗi lo cho ngành nông sản nước nhà.

Bộ Công Thương: Chấn chỉnh kịp thời hoạt động kiểm soát chất lượng xăng dầu tại các địa phương

Tại phiên chất vấn chiều 15/8, đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh về việc sản xuất xăng dầu giả của đại gia Trịnh Sướng, vụ Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác hàng Việt Nam...

Quảng Ninh Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp buôn bán hàng giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam

Vừa qua, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể Kế hoạch 19/KH-BCĐ389 của Ban chỉ đạo 398 Quốc gia về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.

Tiêu chí nào xác định 'hàng hóa của Việt Nam'

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, ngoài việc phải đảm bảo công đoạn cuối cùng không phải là gia công đơn giản, thì với một mặt hàng cụ thể, tiêu chí xác định 'hàng hóa của Việt Nam' là hàm lượng giá trị gia tăng nội địa phải đạt 30%.

Quy định hàng hóa 'Made in Vietnam': Ngăn chặn tình trạng đội lốt hàng Việt

Chiều ngày 14/8, Bộ Công thương đã có cuộc trao đổi với báo chí về Dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, nếu Thông tư này được ban hành, các doanh nghiệp (DN) chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc gian lận xuất xứ, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng.

Chuẩn hóa Thông tư quy định dán nhãn 'Made in Vietnam': Loại bỏ hàng lậu 'đội lốt' hàng Việt?

Việc Bộ Công Thương ban hành Dự thảo thông tư về việc ghi nhãn xuất xứ hàng hóa lưu thông trong nước là cần thiết trong bối cảnh các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi như hiện nay.

Lạng Sơn: Hai lực lượng chủ chốt hiệp sức phòng chống buôn lậu

Chiều ngày 13/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành ký kết quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thế nào là hàng Việt?

Với nhiều tranh luận xung quanh vấn đề 'thế nào là hàng Việt', vừa qua Bộ Công thương đã lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư 'quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam'.

Hàng Việt: Cần góc nhìn minh bạch

Trong những tranh luận gần đây về việc hiểu 'thế nào là hàng Việt Nam', nổi lên góc nhìn đa chiều về định nghĩa hàng Việt Nam như thế nào là 'chuẩn' nhất. Trong thời buổi hội nhập, khi nền sản xuất của cả quốc gia có khi chỉ là một mắt xích rất nhỏ nhoi trong một sản phẩm mang tính đa quốc gia, thì việc dán nhãn mặt hàng đó thuộc về quốc gia nào không còn đơn giản nữa. Hàng Việt không thể được hiểu đơn giản là chỉ cần 100% các chi tiết trên sản phẩm đều làm tại Việt Nam thì được 'tính' là hàng Việt, mà còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, trong đó có việc ai là chủ sở hữu thực sự của thương hiệu đó. Chiếc điện thoại iPhone của hãng Apple có thể được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc và dán nhãn 'made in China', nhưng thương hiệu vẫn là của Mỹ.

Dự thảo Quy định tiêu chí dán mác 'made in Vietnam': Chưa lấp được khoảng trống

Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố bản dự thảo quy định về tiêu chí dán mác 'made in Vietnam' cho hàng sản xuất trong nước lưu thông nội địa. Dự thảo này đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nội dung quy định còn chung chung, bộc lộ nhiều bất cập.

Chủ động ngăn chặn gian lận xuất xứ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang tác động ngày càng rõ nét đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu. Giới chuyên gia khuyến cáo, nguy cơ lớn nhất là tình trạng gian lận xuất xứ khi hàng hóa từ bên ngoài đội lốt hàng Việt Nam trước khi xuất đi.

Nhập siêu hàng Trung Quốc tăng, nguy cơ gian lận xuất xứ tăng cao

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đưa ra các cảnh báo và giải pháp về nguy cơ gian lận xuất xứ tăng cao.

Quy định Made in Vietnam: Vẫn còn nhiều bất cập

Theo các chuyên gia kinh tế, không phải cứ đạt 30% trị giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ tại Việt Nam thì hàng hóa đó được xác nhận là hàng Việt.

Tăng cường đấu tranh với hàng giả mạo xuất xứ Made in Vietnam

Ngày 8/8, UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam (Made in Vietnam) trên địa bàn TP.HCM (năm 2019 - 2020).

Quy định 'Made in Vietnam' chưa chặt

Ngày 25-7, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo thông tư quy định về 'cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam'. Bộ đưa ra hai nhóm sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam.