Hiện nay, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn 'sản xuất tại Việt Nam' khiến người tiêu dùng (NTD) thắc mắc. Việc thiếu vắng các quy định như một sản phẩm thế nào thì được coi là 'sản phẩm của Việt Nam' hay 'sản xuất tại Việt Nam' đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43/2017-NĐ/CP (NĐ 43).
Nhiều mặt hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng nhập lậu nhưng gắn mác 'made in Vietnam' đang đánh lừa người tiêu dùng trong nước. Hành vi gian lận thương mại này có xu hướng ngày càng tăng, khiến thị trường hàng hóa trở nên thiếu minh bạch và bất bình đẳng.
6 tháng đầu năm, hàng nông sản nói chung nhập từ Mỹ vào Việt Nam tăng hơn 20%, giới chuyên gia dự báo mức tăng có thể gấp đôi trong 6 tháng cuối năm. Đáng chú ý, giá hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ khi đến tay người tiêu dùng đã giảm rất nhiều so với trước. Đây là tín hiệu mừng cho người tiêu dùng song cũng là nỗi lo cho ngành nông sản nước nhà.
Tại phiên chất vấn chiều 15/8, đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh về việc sản xuất xăng dầu giả của đại gia Trịnh Sướng, vụ Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác hàng Việt Nam...
Vừa qua, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể Kế hoạch 19/KH-BCĐ389 của Ban chỉ đạo 398 Quốc gia về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, ngoài việc phải đảm bảo công đoạn cuối cùng không phải là gia công đơn giản, thì với một mặt hàng cụ thể, tiêu chí xác định 'hàng hóa của Việt Nam' là hàm lượng giá trị gia tăng nội địa phải đạt 30%.
Chiều ngày 14/8, Bộ Công thương đã có cuộc trao đổi với báo chí về Dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, nếu Thông tư này được ban hành, các doanh nghiệp (DN) chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc gian lận xuất xứ, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng.
Việc Bộ Công Thương ban hành Dự thảo thông tư về việc ghi nhãn xuất xứ hàng hóa lưu thông trong nước là cần thiết trong bối cảnh các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi như hiện nay.
Chiều ngày 13/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành ký kết quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Với nhiều tranh luận xung quanh vấn đề 'thế nào là hàng Việt', vừa qua Bộ Công thương đã lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư 'quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam'.
Trong những tranh luận gần đây về việc hiểu 'thế nào là hàng Việt Nam', nổi lên góc nhìn đa chiều về định nghĩa hàng Việt Nam như thế nào là 'chuẩn' nhất. Trong thời buổi hội nhập, khi nền sản xuất của cả quốc gia có khi chỉ là một mắt xích rất nhỏ nhoi trong một sản phẩm mang tính đa quốc gia, thì việc dán nhãn mặt hàng đó thuộc về quốc gia nào không còn đơn giản nữa. Hàng Việt không thể được hiểu đơn giản là chỉ cần 100% các chi tiết trên sản phẩm đều làm tại Việt Nam thì được 'tính' là hàng Việt, mà còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, trong đó có việc ai là chủ sở hữu thực sự của thương hiệu đó. Chiếc điện thoại iPhone của hãng Apple có thể được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc và dán nhãn 'made in China', nhưng thương hiệu vẫn là của Mỹ.
Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố bản dự thảo quy định về tiêu chí dán mác 'made in Vietnam' cho hàng sản xuất trong nước lưu thông nội địa. Dự thảo này đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nội dung quy định còn chung chung, bộc lộ nhiều bất cập.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang tác động ngày càng rõ nét đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu. Giới chuyên gia khuyến cáo, nguy cơ lớn nhất là tình trạng gian lận xuất xứ khi hàng hóa từ bên ngoài đội lốt hàng Việt Nam trước khi xuất đi.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đưa ra các cảnh báo và giải pháp về nguy cơ gian lận xuất xứ tăng cao.
Theo các chuyên gia kinh tế, không phải cứ đạt 30% trị giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ tại Việt Nam thì hàng hóa đó được xác nhận là hàng Việt.
Ngày 8/8, UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam (Made in Vietnam) trên địa bàn TP.HCM (năm 2019 - 2020).
Ngày 25-7, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo thông tư quy định về 'cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam'. Bộ đưa ra hai nhóm sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam.
Nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về xuất xứ hàng hóa, ngày 17/7, Câu lạc bộ Truyền thông số Hà Nội tổ chức Tọa đàm 'Thế nào là Made in VietNam?'.
Khái niệm Made in Vietnam quá chung chung, không còn phù hợp với tình hình phát triển của sản xuất
Sáng 17/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Lance Y. Gokongwei, Tổng Giám đốc Tập đoàn JG Summit Holdings của Philippines, một trong những doanh nghiệp Philippines đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Sáng 17/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Lance Y. Gokongwei, Tổng Giám đốc Tập đoàn JG Summit Holdings của Philippines, một trong những doanh nghiệp Philippines đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Dịch thô từ tiếng Anh thì Made in Vietnam là được sản xuất tại Việt Nam và Make in Vietnam là hãy sản xuất ở Việt Nam. Cả hai đều tốt nhưng Make in Vietnam tốt hơn, còn Made in Vietnam thì lại đang được cả thế giới dùng.
(Kienthuc.net.vn) - Câu hỏi đặt ra là ai đã ngăn cản máy bay "made in Việt Nam" cất cánh? Phải chăng đó là trách nhiệm của Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không và thực thi luật HKDDVN?