Thị trường chứng khoán Việt tiếp tục có phiên giảm thứ 6 liên tiếp. Các cổ phiếu liên quan vụ thao túng chứng khoán vừa bị khởi tố vẫn lao dốc, mất thanh khoản.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin), trong đó có 3 mã thuộc 'họ FLC' gồm: FLC, ROS, HAI.
Sau khi bị can Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Công ty CP tập đoàn FLC bị bắt vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán, những ngày qua có thêm 2 cái tên được Cơ quan CSĐT 'điểm danh', đó chính là Trịnh Thị Minh Huế - cán bộ Ban Kế toán thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC và Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS. Nhìn lại những bước phát triển của Trịnh Văn Quyết và vụ án Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Địa ốc Alibaba), không khó để nhận thấy có rất nhiều điểm giống nhau.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo về dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán (margin) đối với các cổ phiếu thuộc họ FLC gồm: FLC, AMD, KRF, ART, HAI, ROS, GAB trước ngày 8/4.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có văn bản số 1808/UBCK-QLKD ngày 5/4 gửi các công ty chứng khoán yêu cầu báo cáo dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của một loạt cổ phiếu có liên quan ông Trịnh Văn Quyết và Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC).
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã có văn bản gửi các công ty chứng khoán về việc yêu cầu báo cáo dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của nhóm cổ phiếu liên quan tới Tập đoàn FLC.
Cơ quan quản lý chứng khoán yêu cầu các công ty chứng khoán phải gửi báo cáo về số dư nợ cho vay ký quỹ (margin) với các cổ phiếu trong 'họ FLC' trước ngày 8/4.
Nhóm cổ phiếu 'họ' FLC gây bất ngờ khi đồng loạt tăng trần, trong bối cảnh sắc xanh áp đảo trên thị trường, hàng loạt mã đua nhau bứt phá.
FLC khẳng định thông tin Chủ tịch FLC Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC là sai sự thật.
VN-Index tăng điểm nhưng các cổ phiếu 'họ' FLC vẫn 'nằm sàn' hoặc rơi vào trạng thái 'đỏ lửa'.
Việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC bị bắt để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán đã khiến thị trường chao đảo. Không chỉ cổ phiếu 'họ FLC' trong tình trạng 'trắng bên mua', mà các cổ phiếu đầu cơ khác cũng bị vạ lây, giảm sàn hàng loạt. Những cổ đông đang nắm giữ những cổ phiếu này cay mắt nhìn tài khoản 'bốc hơi' trong phút chốc.
Trong những phiên giao dịch gần đây, các mã chứng khoán liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC, đã bị các nhà đầu tư chốt lệnh bán giá sàn.
Khép lại phiên giao dịch hôm nay, hàng loạt cổ phiếu đầu cơ tiếp tục bị bán tháo với 'họ FLC' lao dốc khiến chỉ số Vn-Index mất hơn 7 điểm, trong khi nhóm ngân hàng trở thành trụ cột chính nâng đỡ thị trường.
Sau phiên sáng tăng nhẹ, bước sang phiên chiều, Vn-Index bắt đầu lao dốc. Nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục bị bán tháo với 230 triệu cổ phiếu chất sàn.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.
VN-Index tăng hơn 9 điểm trong phiên sáng, nhưng cổ phiếu FLC vẫn 'nằm sàn' và trắng bảng bên mua.
Cổ phiếu liên quan ông Trịnh Văn Quyết vẫn bị bán tháo khối lượng lớn mặc dù thị trường chung đã có sự hồi phục tốt.
Phiên lao dốc đầu tuần khiến tài sản chủ tịch FLC chỉ còn quanh 4.660 tỷ đồng, rời khỏi top 40 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Cổ phiếu của FLC và các công ty liên quan bị bán tháo trong phiên chứng khoán đầu tuần, 28/3.
Kiểm định lại mốc kháng cự vùng 1480 điểm, thị trường tiếp tục thăng hoa với chủ đạo sóng cổ phiếu ngành ngân hàng.
Giao dịch chứng khoán Việt Nam thay đổi cảm xúc từ ảm đạm tới sắc màu hồi sinh khi giao dịch vào những ngày cận kề Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Rũ sạch margin và sắc đỏ tràn ngập bảng điện thị trường chứng khoán Việt Nam ngày cận Tết Nguyên Đán Nhâm Dần.
Hàng T+3 về tài khoản nhóm bất động sản tuần trước tiếp tục nằm sàn gây khó cho thị trường chứng khoán bất chấp nỗ lực nhóm ngân hàng và dầu khí.
'Cơn địa chấn' trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa chấm dứt khi UBCK Nhà nước ban hành quyết định xử phạt với Chủ tịch HĐQT công ty có tiếng trong lĩnh vực bất động sản và khách sạn thì hiệu ứng 'Call Margin' lại tới khi các công ty chứng khoán bán thu tiền về do vi phạm tỷ lệ cho vay.
Ông Trịnh Văn Quyết bỏ túi hàng nghìn tỷ đồng sau khi tái phạm lỗi bán lượng cổ phiếu FLC lớn mà không thông báo trước, gây ra hậu quả là hàng loạt cổ phiếu 'nằm sàn', chỉ số VN-Index mất mốc 1.500 điểm, hàng triệu nhà đầu tư bị 'đánh úp' bất ngờ…
Sau vụ việc Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bán gần 75 triệu cổ phiếu mà không thông báo, Ủy ban Chứng khoán đã ban hành quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Quyết từ ngày 11/1 đến khi có quyết định thay thế khiến cổ phiếu FLC và các mã liên quan giảm sàn hàng loạt. Điều này đã gây ra nhiều hệ lụy với mức thiệt hại chưa thể 'đong đếm'.
Hôm nay 12/1, nhiều cổ đông FLC cho biết, đã nhận được thông báo từ các công ty chứng khoán về việc hủy kết quả khớp lệnh mua đối ứng cổ phiếu FLC với ông Trịnh Văn Quyết.
Áp lực bán tại nhóm vốn hóa lớn bất ngờ tăng cao sau 14h00 và hiệu ứng domino từ cổ phiếu 'nhà FLC' sau tin ông Trịnh Văn Quyết 'bán chui' 74,8 triệu cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán hôm nay 11/1 lao dốc, VN-Index mất mốc 1.500 điểm.
Dù nhiều lần 'khởi nghĩa' nhưng 2 cổ phiếu liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết là FLC và ROS vẫn chốt phiên ở mức giá sàn và chạm sàn, khối lượng khớp lệnh tiếp tục phá kỷ lục với lần lượt gần 155 triệu và gần 99 triệu cổ phiếu.
Sau khi nhà đầu tư hay tin ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu nhưng không báo cáo trước theo quy định, sáng nay 11/1, hàng loạt cổ phiếu 'họ FLC' giảm giá rất mạnh, thậm chí rớt xuống giá sàn, không có người mua.