Những ngày cuối tháng 5, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt cùng những đợt mưa kèm theo dông, lốc đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của thời tiết cực đoan gây thiệt hại năng suất lúa, nông dân các địa phương trong tỉnh khẩn trương huy động nhân lực, phương tiện thu hoạch lúa đã chín.
Ngày 25/1, huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2023, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh.
Những năm qua, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất và sự đồng hành của ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã góp phần đưa thương hiệu các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đến với người tiêu dùng.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã tập trung phát triển các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao mang đặc trưng riêng của từng địa phương. Qua đó mở ra cơ hội để người dân tham gia vào chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.
Bài 1: Nỗ lực để có được 'visa' ra thế giới (HBĐT) - Có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, nông nghiệp luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển và đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. Đóng góp vào thành công đó, ngành nông nghiệp tỉnh đang từng bước chuyển mình nhờ tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho việc đưa những nông sản thế mạnh, đặc trưng của tỉnh lần lượt 'xuất ngoại'. Nội dung
Lạc Thủy là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Các chủ thể sản xuất đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển chuỗi liên kết tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng, 'gắn sao' trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Vụ mùa, vụ hè thu năm nay, tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 44,3 nghìn ha. Trong đó, cây lương thực có hạt 33,1 nghìn ha, năng suất lúa đạt 53 tạ/ha, ngô 44 tạ/ha… Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng hơn 54% diện tích lúa mùa. Khởi đầu với nhiều khó khăn như yếu tố thời vụ, thời tiết, giá vật tư tăng cao, dịch hại cây trồng... nhưng các địa phương vẫn nỗ lực, tập trung hoàn thành gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.
Khoảng 10 năm trở lại đây, cây thanh long ruột đỏ được trồng nhiều tại huyện Lạc Thủy. Toàn huyện hiện có gần 56 ha, tập trung chủ yếu tại thị trấn Ba Hàng Đồi và xã Phú Thành, có khoảng 45 ha thời kỳ kinh doanh. Năng suất trung bình 18 - 20 tấn/ha; sản lượng ước đạt 810 - 900 tấn/ năm.
Tại huyện Lạc Thủy, diện tích đất nông nghiệp ít lại phân bố nhỏ lẻ, manh mún, thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, gắn việc DĐĐT với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.
Với phần lớn các xã trên địa bàn thuộc khu vực vùng ven sông, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão, ngập lụt, địa hình lại thuộc vùng thấp của tỉnh, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, dãy núi đá vôi. Do đó, ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Lạc Thủy đã chủ động xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng phương án, giải pháp để ứng phó kịp thời, hiệu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai.
Vụ mùa, hè thu năm 2021, huyện Lạc Thủy có kế hoạch gieo cấy 1.663 ha lúa. Theo dự báo, tình hình thời tiết trong thời gian tới tiếp tục có khả năng xảy ra bão và áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh đến sớm hơn trung bình nhiều năm sẽ tác động đến sản xuất trồng trọt. Vì vậy, huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn, các địa phương khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa, hè thu theo phương châm 'xanh nhà hơn già đồng', thu hoạch đến đâu làm đất ngay đến đó để trồng cây vụ đông theo kế hoạch.
Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây màu vụ đông xuân trên những diện tích còn lại, nông dân tại các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai khâu làm đất, gieo mạ để đảm bảo sản xuất vụ mùa, hè thu theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Huyện Lạc Thủy là một trong những vùng kinh tế động lực của tỉnh, nông nghiệp, nông thôn đang có những khởi sắc. Đây là nền tảng quan trọng giúp huyện từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.
Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy về tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù, nguồn lao động dồi dào, tạo chuyển biến thực chất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Trong thời gian qua, nguồn lực về vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của Agribank Lạc Thủy có vai trò quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy KT-XH địa phương. Đặc biệt, 100% dư nợ của Agribank Lạc Thủy được tập trung cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT).
Theo Sở NN&PTNT, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông - xuân 2019-2020 là 66 nghìn ha, vượt 0,7% kế hoạch; trong đó, diện tích cây có hạt 33,7 nghìn ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 17 vạn tấn. Để vụ hè - thu, vụ mùa 2020 được triển khai trong những điều kiện tốt nhất, các địa phương đã chỉ đạo ngành chuyên môn chuẩn bị vật tư nông nghiệp, giống, phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân.
Huyện Lạc Thủy đang có nhiều khởi sắc trong diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nếu so với 5 năm trước, hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tiến được một chặng đường dài. Trên chặng đường đó, xuất hiện dấu ấn nổi bật của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp - vốn được xác định là động lực mạnh mẽ để huyện xây dựng NTM thành công.
Mới đây, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) 'Gà Lạc Thủy' do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Quyết định số 19793/QĐ-SHTT, ngày 19/3/2019. Tại buổi lễ, UBND huyện Lạc Thủy trao giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu 'Gà Lạc Thủy' cho 30 tổ chức, cá nhân SX-KD đáp ứng đủ điều kiện về chăn nuôi giống gà. Sự kiện đã khẳng định thương hiệu gà Lạc Thủy trên thị trường, mở hướng đưa giống gà này đến với người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.