Tiền Giang: Sơ kết trồng trọt vụ đông xuân 2023 - 2024 vùng phía Đông

Ngày 16-5, đồng chí Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang chủ trì Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2023 - 2024 và triển khai kế hoạch vụ hè thu 2024 tại vùng sản xuất phía Đông của tỉnh.

Tiền Giang: Xâm nhập mặn giảm nhẹ

Ngày 13-5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết, trong ngày, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh đang giảm chậm sau khi tăng theo kỳ triều cường đầu tháng 4 âm lịch.

Tiền Giang: Xâm nhập mặn tiếp tục tăng theo kỳ triều cường

Ngày 9-5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết, trong ngày, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng so với những ngày trước.

Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang tiếp xúc cử tri TP. Gò Công, TP. Mỹ Tho và huyện Cai Lậy

Sáng 8-5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Danh cùng các ĐBQH tỉnh gồm: Tạ Minh Tâm, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Thanh Cầm, Nguyễn Kim Tuyến, Nguyễn Thị Uyên Trang, Nguyễn Văn Dương đến tiếp xúc cử tri TP. Gò Công, TP. Mỹ Tho và huyện Cai Lậy trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chắt chiu nước ngọt tưới cây trồng

Hạn, mặn khốc liệt và kéo dài khiến các kinh, rạch tại khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang dần khô cạn. Nguồn nước ngọt bổ cấp không còn nên người dân phải chắt chiu từng giọt nước để tưới cây trồng.CHỦ YẾU GIỮ CÂY

Thích ứng với hạn, mạn ở vùng chuyên canh thanh long

Trước diễn biến nắng nóng kéo dài cùng mặn xâm nhập mùa khô 2023-2024, các địa phương trong vùng chuyên canh thanh long của Tiền Giang thực hiện nhiều biện pháp tích để thích ứng, duy trì sản xuất.

Xe nước nghĩa tình hướng về vùng hạn, mặn

Những ngày này, khi hạn, mặn đang trong giai đoạn gay gắt, trên nhiều trục đường chính hướng về vùng cuối nguồn Ngọt hóa Gò Công không khó để bắt gặp những xe bồn, xe tải chở nước với dòng chữ 'hỗ trợ nước ngọt miễn phí' hay 'giọi nước nghĩa tình'…

Trao tặng 15 bồn chứa nước và nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn, mặn

Chiều ngày 7-4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Tân Định phối hợp với Vietcombank chi nhánh Tiền Giang và Chi hội Nữ doanh nhân tỉnh Tiền Giang tổ chức trao tặng bồn chứa nước sinh hoạt cho xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông.

Cuối tháng 4-2024, cống Xuân Hòa sẽ lấy gạn nước ngọt

Ngày 5-4, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang Đỗ Thành Sơn cho biết, dự kiến đến cuối tháng 4-2024, cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) sẽ lấy gạn nước ngọt ổn định với độ mặn dưới 1g/l.

Vùng cuối nguồn Ngọt hóa Gò Công: Trắng đêm canh lấy nước sinh hoạt

Hạn, mặn tái diễn và khốc liệt hơn trung bình nhiều năm khiến nhiều hộ dân ở vùng cuối nguồn Ngọt hóa Gò Công thiếu nước sinh hoạt.

Rau màu tăng giá trở lại

Sau thời gian giá chạm đáy, thời điểm này, giá rau màu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng trở lại.So với hơn nửa tháng trước, thời điểm này, giá rau màu tại vùng Ngọt hóa Gò Công đã tăng trở lại. Gia đình ông Trần Văn Bình (ấp Bình Thọ Đông, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo) có 8 công đất trồng rau màu. Do nguồn nước tưới không đảm bảo nên hiện ông chỉ còn duy trì hơn 4 công hẹ đang cho thu hoạch. Trung bình 1 tháng, ông Bình thu hoạch hẹ 1 lần.

Tiền Giang: Xâm nhập mặn tiếp tục giảm

Ngày 16-3, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết, trong ngày, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm theo quy luật.

BÀI 1: Miền Tây 'khát' nước ngọt

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với diễn biến mang tính bất thường, gay gắt của tình hình hạn, mặn trong mùa khô 2024. Những ngày qua, mặn lấn sâu vào nội đồng đe dọa trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân trong vùng. Vì lẽ đó, các tỉnh, thành ĐBSCL phải 'căng mình' ứng phó hạn, mặn để bảo vệ đời sống, sản xuất cho người dân.

Tiền Giang: Từ ngày 13-3, xâm nhập mặn sẽ giảm nhẹ

Ngày 12-3, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đức Thịnh cho biết, trong ngày, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng theo kỳ triều cường.

Xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, do đang bước vào đợt triều cường cuối tháng Giêng âm lịch nên tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh tăng trở lại trong ngày 9-3 và dự báo sẽ lập đỉnh trong những ngày tới.

Gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu trên sông Tiền

Ngày 3-3, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đức Thịnh cho biết, do gió chướng hoạt động mạnh nên độ mặn trên sông Tiền tiếp tục tăng cao.

Tiền Giang: Mặn xâm nhập đến khu vực cầu Phú Phong, huyện Châu Thành

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, trong ngày 2-3, tình hình xâm nhập mặn trên sông Tiền tiếp tục tăng.

Tiền Giang: Mặn xâm nhập sâu vào nội đồng

Ngày 12/2, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đức Thịnh cho biết, mấy ngày qua, độ mặn 0,7g/l đã xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50km và đến cầu Trường Chính trị thuộc thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).

Mặn 0,7 g/l xâm nhập đến cầu Trường Chính Trị

Ngày 11-2, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang Đỗ Thành Sơn cho biết, trong ngày, độ mặn 0,7 g/l đã xâm nhập đến cầu Trường Chính Trị (TP. Mỹ Tho).

Người dân Tiền Giang vừa vui Xuân vừa chống mặn

Những ngày Tết cổ truyền Giáp Thìn, các sông, rạch vùng hạ nguồn của tỉnh Tiền Giang bị nước mặn xâm nhập sâu. Chính quyền và người dân vừa đón Xuân, vui Tết vừa khẩn trương ứng phó với nước mặn.

Mặn xâm nhập sâu, cống Xuân Hòa lấy gạn nước ngọt

Ngày 20-1, lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết, dự báo xâm nhập mặn trong những ngày tới sẽ tăng cao theo kỳ triều cường, sau đó sẽ giảm dần.

Vốn tín dụng chính sách - tiếp sức cho học sinh, sinh viên

Thời gian qua, Chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên (HS-SV) đã được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tiền Giang tập trung triển khai. Từ nguồn vốn này, hàng ngàn HS-SV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được thắp sáng ước mơ đến trường.Có thể nói, Chương trình tín dụng HS-SV do Ngân hàng CSXH Tiền Giang triển khai thực hiện đã giúp cho nhiều trường hợp khó khăn được đến trường, thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Xác định đây là một trong những chương trình tín dụng có ý nghĩa nhân văn, thời gian qua, các phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng CSXH Tiền Giang đã tập trung triển khai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Một trong những trường hợp được hưởng lợi từ chương đình đó là gia đình bà Ngô Thị Thu Vân (ấp Trí Đồ, xã Bình Đông, TX. Gò Công).

Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề dân sinh

Ngày 5-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Tiền Giang gồm các đại biểu: Tạ Minh Tâm, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Thanh Cầm, Nguyễn Kim Tuyến, Nguyễn Thị Uyên Trang, Nguyễn Văn Dương đến tiếp xúc cử tri các huyện Tân Phước, Cái Bè, Gò Công Đông trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

Chủ động từ sớm, ứng phó từ xa

Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm (TBNN), do đó các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, Tiền Giang nói riêng đang chủ động triển khai các giải pháp để ứng phó hạn, mặn.

Bất chấp khuyến cáo, nông dân 'xé rào' xuống giống vụ Thu Đông

Dự báo hạn, mặn năm 2023-2024 sẽ diễn biến phức tạp, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích trồng lúa ở một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo, liên tục tuyên truyền, vận động, nhưng nhiều người dân vẫn 'xé rào' xuống giống vụ lúa Thu Đông 2023 với diện tích khá lớn, ảnh hưởng chung đến lịch thời vụ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Đê biển Gò Công: 'Pháo đài' vững chắc bảo vệ sản xuất của người dân

Đê biển Gò Công (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có chiều dài 21 km, trong những năm qua được sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ương, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đê. Đến nay, công trình cơ bản đã hoàn thành, đê biển Gò Công có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống lụt, bão; không chỉ là tuyến giao thông trọng yếu ven biển, mà còn làm thay đổi diện mạo vùng quê ven biển Gò Công.

Cân nhắc khi xuống giống vụ lúa thu đông

Dự báo hạn, mặn năm 2023-2024 sẽ diễn biến phức tạp, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích trồng lúa ở các địa phương trong vùng Ngọt hóa Gò Công của tỉnh Tiền Giang. Mặc dù tỉnh đã khuyến cáo, liên tục tuyên truyền, vận động, nhưng nhiều người dân vẫn 'phá rào' xuống giống vụ lúa thu đông 2023 với diện tích khá lớn, ảnh hưởng chung đến lịch thời vụ của địa phương…

Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thực hiện đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh tại Công văn 26 ngày 13-3-2023 về việc đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh khóa X, UBND tỉnh trả lời các nội dung cụ thể như sau:I. VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (NN&PTNT)

Tiền Giang: Kiên quyết cắt vụ lúa thu đông năm 2023 trong vùng Ngọt hóa Gò Công

Ngày 3-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu 2023 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông 2023, vụ đông xuân 2023 - 2024 các huyện, thị phía Đông. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì.

Tiền Giang: Xuống giống hơn 20.000 ha lúa hè thu

Đến thời điểm này, các huyện phía Đông của tỉnh đã xuống giống dứt diểm vụ lúa hè thu.

Tiền Giang: Lục bình tái xâm lấn lòng kinh, xuất hiện tình trạng dùng thuốc diệt cỏ để xử lý

Hiện nay, vấn nạn lục bình lại xuất hiện ở một số tuyến kinh, rạch nội đồng vùng Ngọt hóa Gò Công. Trước tình trạng này, những ngày qua đã xuất hiện tình trạng phun xịt thuốc diệt cỏ để diệt lục bình.

Tiền Giang: Nhiều diện tích lúa hè thu xuống giống sớm hơn lịch thời vụ

Đến thời điểm này, ở Tiến Giang, nhiều nông dân đã xuống giống vụ lúa hè thu sớm hơn lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp khuyến cáo.

Khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang: Nông dân tránh nôn nóng xuống giống vụ lúa hè thu

Thời điểm này bước vào đầu mùa mưa, nông dân tại các huyện, thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang đang chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu. Để đảm bảo lúa phát triển tốt, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân tránh nôn nóng xuống giống sớm khi chưa đảm bảo các điều kiện.RỤC RỊCH XUỐNG GIỐNG

Huyện Gò Công Tây cần chủ động phát huy lợi thế, tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành tỉnh

Sáng 14-4, Đoàn công tác của UBND tỉnh Tiền Giang do Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng làm trưởng đoàn đến làm việc với UBND huyện Gò Công Tây về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) huyện 3 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại.

Nỗ lực đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân

Tiền Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân khu vực phía Đông, tỉnh đã mở nhiều vòi nước công cộng để cho người dân ở các khu vực chưa tiếp cận được nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí về sử dụng. Thời điểm này, nhu cầu nước sinh hoạt của người dân ở các huyện, thị phía Đông của tỉnh đang tăng cao. Tuy nhiên, so với những năm trước, tình hình nước sinh hoạt mùa khô năm nay không gay gắt bằng.MỞ 45 VÒI NƯỚC CÔNG CỘNG

Vùng ven biển Tiền Giang ứng phó hạn mặn mùa khô

Hiện nay, các huyện ven biển Gò Công (Tiền Giang), Gò Công Đông và Tân Phú Đông đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô 2022 – 2023, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.

Ngày đêm canh cống lấy nước ngọt

Tỉnh Tiền Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã, đang và phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Mỗi khi bước vào mùa khô hạn, 'cuộc chiến' ngăn mặn, trữ ngọt ở các địa phương vùng ven biển lại bắt đầu.

Vượt hạn mặn, lúa đông xuân được mùa, trúng giá

Vụ lúa đông xuân năm nay, nhờ chủ động trong việc xuống giống, nông dân vùng Ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã vượt qua hạn, mặn. Lúa được mùa, trúng giá, nông dân thu lãi cao.

Độ mặn trên sông Tiền đạt đỉnh từ ngày 18 đến ngày 20-2

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, trong những ngày tới, độ mặn ở vùng hạ lưu sông Tiền đạt đỉnh vào các ngày từ 18 đến 20-2, sau đó sẽ giảm đến cuối tháng (từ ngày 27 đến ngày 28-2), ở mức 1 g/l cách cửa sông 40 - 43 km. Độ mặn cao nhất xuất hiện tại các vị trí trong tuần cụ thể: Cống Xuân Hòa từ 4 - 6 g/l, Mỹ Tho từ 2 - 4 g/l và cầu Xoài Hột từ 0,5 - 1,5 g/l (từ ngày 18 đến ngày 20-2).

Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn, mặn

Để chủ động phòng, chống hạn, mặn mùa khô 2022 - 2023, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xây dựng kịch bản, phương án bảo vệ sản xuất và đời sống người dân cho từng vùng.

Bình Xuân nay đã khác

Vùng đất Anh hùng, nơi đặt căn cứ Tỉnh ủy Gò Công thời kỳ chống Mỹ cứu nước (nay là tỉnh Tiền Giang), nay đã vươn mình mạnh mẽ và 'khoác' lên mình 'chiếc áo' hoàn toàn mới.

Chủ động điều tiết nước, đảm bảo an toàn sản xuất

Dù những ngày qua có nhiều cơn mưa lớn nhưng diện tích lúa hè thu trong vùng Dự án Ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) không bị ngập úng nhờ vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi trong khu vực.Từ ngày 25 đến 31-5, các địa phương thuộc Dự án Ngọt hóa Gò Công ghi nhận tổng lượng mưa lớn, có nơi lên đến 132,7 mm. Dù vậy, các trà lúa trong vùng vẫn được bảo vệ an toàn. Có được kết quả trên, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Công ty) đã chủ động triển khai và phối hợp với các địa phương trong vùng vận hành hệ thống thủy lợi ở khu vực dự án, chủ động điều tiết nước phục vụ sản xuất của người dân.

Mùa khô năm 2021 - 2022: Tiền Giang bảo vệ thành công sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt

Hạn, mặn mùa khô năm 2021 - 2022 không gay gắt như năm 2019 - 2020 cùng với sự chủ động triển khai các giải pháp, tỉnh Tiền Giang đã bảo vệ thành công hoạt động sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân.CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI NHIỀU GIẢI PHÁP

BÀI 1: Qua thời vàng son?

Đề án Phát triển cây thanh long tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 (gọi tắt là Đề án) đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, trước khó khăn trong việc tiêu thụ hiện nay, một số người dân đã 'quay lưng' với cây trồng này.

Bài 2: 'Cơn bão' từ phân bón

BÀI 1: Vì sao người dân đốn bỏ thanh long?

Tiền Giang chủ động ứng phó hạn, mặn

Để chủ động ứng phó với hạn, mặn, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai các giải pháp để đảm bảo đời sống, sản xuất của người dân.

Nguồn nước thuận lợi, nông dân khẩn trương xuống giống lúa hè thu

Hạn, mặn mùa khô năm 2021 dần đi qua, nông dân các huyện, thị phía Đông tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương xuống giống vụ lúa hè thu.

Những cánh đồng lúa biến thành những công trường. Tiếng kobe, xe ben hoạt động rầm rộ ngày đêm. Việc khai thác đất mặt ruộng tưởng chừng là hoạt động thường niên ở vùng Ngọt hóa Gò Công khi mùa khô đến, nhưng… điều này tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Những ngày qua, những cánh đồng lúa ở khu vực Ngọt hóa Gò Công đang trở thành công trường, bởi xe ủi, kobe, xe ben ngày đêm hoạt động.KHAI THÁC Ồ ẠT

Cống Xuân Hòa lấy gạn nước ngọt trở lại

Ngày 22-3, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Ưng Hồng Nghi cho biết, hiện cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo) đang lấy gạn nước ngọt mỗi ngày khoảng 4-5 giờ. Độ mặn đo được tại cống Xuân Hòa vào ngày 22-3 là 1,7g/l.

Đập thép kinh Nguyễn Tấn Thành dự kiến hợp long vào ngày 6-2

Ngày 1-2, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Ưng Hồng Nghi cho biết, dự kiến ngày 6-2, đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên kinh Nguyễn Tấn Thành tại km 01+070 (thuộc địa phận xã Song Thuận và xã Bình Đức, huyện Châu Thành) sẽ tiến hành hợp long, đảm bảo hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2021.

Xem công tác phòng, chống hạn, mặn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021

Ngày 28-1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang ban hành Công văn 178 thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.