Công ty ông Nguyễn Hữu Hậu (Thanh Hóa) xây dựng nhà máy nước sạch để cung cấp nước khu vực xung quanh. Ông hỏi, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nước sạch gồm những gì?
Tính đến tháng 8/2024, Bộ Xây dựng đã hoàn thành Dự thảo Luật Cấp, thoát nước với tổng cộng 8 Chương và 68 Điều. Dự thảo đang lấy ý kiến, bổ sung để hoàn thiện trước khi trình Chính phủ vào tháng 01/2025 và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2025.
Việc các chủ khu trọ cố ý đưa ra mức giá điện, nước quá cao ép những người sử dụng phải thanh toán là vi phạm pháp luật.
Việc cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh cho người dân sử dụng và 'giải cơn khát' nước sạch được Sóc Trăng đặc biệt quan tâm, nhất là vào thời điểm nắng hạn, xâm nhập mặn kéo dài. Vấn đề trên được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe cho người dân khu vực nông thôn.
Tại buổi TXCT huyện Tiên Lãng và quận Lê Chân của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vừa được tổ chức, cử tri đã có nhiều ý kiến, kiến nghị thiết thực, nhất là liên quan đến giải pháp hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho người lao động, người khó khăn có nhu cầu nhà ở xã hội. Đại diện Sở Xây dựng cho biết: Thành phố đã đề nghị Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam hỗ trợ gói cho vay với quy mô 30 nghìn tỷ để mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội với lãi suất áp dụng bằng lãi suất của Ngân hàng Chính sách xã hội là 4.8%/năm, trong thời gian 10 - 20 năm.
Sáng nay, 25.4, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đã tổ chức TXCT chuẩn bị Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV tại huyện Tiên Lãng theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính (Trung tâm Chính trị huyện Tiên Lãng) tới các điểm cầu tại các xã trên địa bàn huyện.
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá 2023, đã sửa đổi Điều 51 của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 liên quan đến giá nước sạch. Theo đó, giá nước sạch phải bảo đảm để các đơn vị cấp nước duy trì, phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tiết kiệm sử dụng nước có xét đến hỗ trợ người nghèo.
Ngày 01/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP đồng ý đưa Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025. Để hiểu rõ hơn công tác triển khai xây dựng Luật Cấp, thoát nước thời gian qua, phóng viên Báo Xây dựng đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Tạ Quang Vinh.
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg diễn ra ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục tổng rà soát các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, để phân loại, đánh giá cụ thể từng nhóm tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Đến hẹn lại lên, cảnh người dân Thủ đô mất nước, thiếu nước tiếp tục tái diễn. Người dân Thủ đô còn vậy thì quyền được dùng nước sạch - nước máy của toàn bộ người dân Việt Nam vẫn còn là chuyện xa vời. Ngay tại Hà Nội, chuyện mất nước, thiếu nước liên tục lặp lại bởi những yếu kém và chậm trễ trong phát triển thị trường cung cấp dịch vụ nước sạch là câu chuyện đã được mổ xẻ, cảnh báo nhưng từ Chính phủ đến địa phương vẫn không có động thái thực chất nào để xử lý.
Từ 1/7/2023, giá bán nước trên địa bàn TP. Hà Nội đối với hộ dân sử dụng trên 30m3/tháng là 24.000 đồng/m3; từ ngày 1/1/2024, giá bán mức này lên 27.000 đồng/m3.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký quyết định phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nước sạch là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống. Do đó, việc điều chỉnh giá nước luôn được các cấp chính quyền cân nhắc, thận trọng. Vậy nguyên tắc, phương pháp tính giá nước như thế nào?
Dù nhà máy nước sạch đã đi vào hoạt động, cung cấp nước ổn định cho hàng chục ngàn hộ dân từ hơn 6 năm qua, nhưng đến nay, nhà đầu tư là Công ty TNHH Mai Thanh vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào theo quy định của Nhà nước từ UBND tỉnh Nam Định.
Việc giá tiêu thụ nước sạch vẫn 'bất động' trong 10 năm qua đang là trở ngại đối với yêu cầu phát triển hệ thống cấp nước Thủ đô những năm gần đây cũng như thời gian tới. Việc cần thiết tính đúng, tính đủ giá tiêu thụ nước, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân đã được thành phố Hà Nội cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng...
Giá tiêu thụ nước sạch được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất hợp lý, giá thành toàn bộ trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ và lợi nhuận định mức hợp lý. Phương án giá nước sạch do đơn vị cấp nước xây dựng trình, Sở Tài chính chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
Ròng rã nhiều năm, một doanh nghiệp phải 'đáo tụng đình' vì hợp đồng bán nước sạch dưới giá vốn với một bên liên quan khiến cổ đông và nhà nước chịu thiệt...
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên cả nước diễn ra rất nhanh, trong khi việc đầu tư phát triển hệ thống cung cấp nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Đến lúc cần phải hoàn thiện, bổ sung các quy định mới để đảm bảo hoạt động sản xuất, cung cấp nước sạch phù hợp với giai đoạn hiện nay.
y là vấn đề được đề cập tại Hội thảo 'Chính sách ngành Nước – Phát triển bền vững' do Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Nước Việt Nam 2022, ngày 10/11. Các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và doanh nghiệp cùng thống nhất: Cấp thoát nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất bảo đảm an ninh, an toàn là một dịch vụ thiết yếu trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên công tác cấp, thoát nước còn nhiều bất cập, cần sớm được khắc phục. Và một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển ngành Nước bền vững là khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý.
Tỷ lệ tiếp cận nước sạch tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; việc bảo đảm công bằng vẫn đang vướng mắc.
Vừa qua, thực hiện công tác trả lời đơn thư của cử tri với nội dung kiến nghị Chính phủ cùng các bộ, ngành cần có chỉ đạo, chính sách cụ thể cho việc cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước ở địa bàn nông thôn, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời cử tri TP. Hải Phòng.
Cử tri Tây Ninh vừa qua đề nghị Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ở khu vực nông thôn áp dụng với đối tượng là cá nhân và hộ gia đình.
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, cũng là năm hoạt động của Cục Hạ tầng kỹ thuật nói riêng và lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật nói chung gặp nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Nhưng dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Xây dựng và sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, Cục Hạ tầng kỹ thuật đã đạt những thành tựu, góp phần quan trọng vào phát triển ngành Xây dựng và kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 81/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Báo VietNamNet nhận được đơn phản ánh của ông Nguyễn Bá Toàn (P.7, Q. Phú Nhuận, TP.HCM), về việc Công ty cổ phần (CP) cấp nước Gia Định từ chối cấp nước với lý do không mua hộp bảo vệ đồng hồ.
DIỆP THANH TÙNG (Giảng viên, Trường Đại học Trà Vinh) - PHAN THỊ NGỌC (Sinh viên, Trường Đại học Trà Vinh)
Theo ông Đặng Công Khôi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tại dự thảo Thông tư đang gửi lấy ý kiến đã điều chỉnh gộp khung giá của các loại đô thị để quy định 01 khung chung cho phù hợp với thực tế và việc này không có tác động đến quy định chung về giá nước hiện hành.
Bộ Xây dựng vừa ban hành 3 văn bản hợp nhất về Nghị định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; Nghị định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải.
Trong tuần qua, Chính phủ đã ban hành hành 3 Nghị quyết nổi bật về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.
Thời gian qua, một số doanh nghiệp (DN) đã kiến nghị với cơ quan chức năng của tỉnh về việc địa bàn cấp nước sạch bị chồng lấn. Đây đang là nỗi lo của nhiều DN kinh doanh lĩnh vực này.
Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hảo (TP Hòa Bình) hỏi: Thời gian qua, người dân và cử tri có ý kiến về việc Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình đầu tư, cải tạo hệ thống đường ống nước. Nhưng lại bắt các hộ dân nộp tiền đấu nối; nhân viên đi lắp các đấu nối tiếp tục thu tiền của dân 300.000 đồng/1hộ, như vậy có đúng không? Hiện nay, cổ phần của Nhà nước ở Công ty Nước nước sạch Hòa Bình còn 40%. Chủ trương của Chính phủ sẽ thoái hết số vốn tại doanh nghiệp. Vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước, môi trường, các khoản thu của Công ty đối với người dân... Nhà nước sẽ quản lý như thế nào?
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, Hà Nội sẽ sửa đổi quy định để bảo đảm tính đúng, tính đủ giá cả sản xuất cung cấp nước sạch.Ý kiến của ông Hùng được đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2019, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên báo chí.
Trước giá bán dù là tạm tính của nước sạch sông Đuống, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận và đồng ý bù giá gần 200 tỷ đồng bằng ngân sách.
Thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương giao Cty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội đầu tư dự án xây dựng hệ thống nước sạch cho 8 xã (Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung) và vùng phụ cận huyện Đan Phượng.