Ngày 16.11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con Nhân dân xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định.
Chiều ngày 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Sáng 11/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp.
Tính tới ngày 31/10, các ngân hàng thương mại mới giải ngân khoảng 27.000 tỷ đồng trong gói 405.000 tỷ đồng lãi suất thấp để hỗ trợ khách hàng sau bão số 3 (bão Yagi).
Đối với doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do cơn bão số 3, không còn tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải sát thực tiễn, khảo sát và phối hợp với từng xã, từng địa phương để rà soát. Nếu không còn tài sản bảo đảm mà có phương án kinh doanh khả thi, chứng minh được khả năng trả nợ thì các tổ chức tín dụng vẫn cho vay.
Theo Thống đốc NHNN, đến nay có 35 tổ chức tín dụng đã công bố với tổng giá trị gói tín dụng là 405 nghìn tỷ đồng để tiếp tục cho vay mới đối với các doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận ở tổ về các dự án: Luật Nhà giáo; Luật Việc làm (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định tham gia thảo luận tại Tổ số 19 cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Thọ và Bình Dương.
Thảo luận tại tổ sáng 9/11, góp ý Luật việc làm sửa đổi, các đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần quy định rõ về đảm bảo quyền lợi cho người lao động về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong người sử dụng lao động trốn đóng chậm đóng bảo hiểm xã hội.
Ngày 27.10, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Đoàn công tác khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và làm việc với 6 tỉnh, thành phố.
Các phiên thảo luận sôi nổi ở tổ và bên hành lang Quốc hội, các đại biểu nhấn mạnh tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, để không lỡ thời cơ phát triển; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...
Việc ưu tiên cao nhất về nguồn lực tài chính, dựa trên nền tảng cơ chế, kinh nghiệm sẽ giúp dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam đảm bảo tiến độ.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Nếu hồ sơ dự án được Quốc hội thông qua, được kỳ vọng tạo nên bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chia sẻ bên lề Kỳ họp, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình, ủng hộ cao, nhưng lưu ý cần ưu tiên cao nhất nguồn lực tài chính, tập trung trí tuệ, nhân lực và sự chỉ đạo điều hành sát sao đối với dự án này.
Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần có quy định cụ thể về dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích.
Chiều 23-10, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã nêu ý kiến về vấn đề quản lý đối với di sản trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh phải đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài...
Sau Hội nghị Trung ương 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra với những nhiệm vụ đặc biệt, không chỉ về khối lượng công việc lớn, đặc biệt là trong công tác lập pháp, mà còn ở sự đổi mới trong tinh thần xây dựng luật. Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng những đổi mới này sẽ góp phần tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Nguyễn Hải Dũng cho hay, từ kỳ họp thứ 8, sẽ không đưa vào luật những quy định của Nghị định và Thông tư.
Sáng 21/10, tại Hà Nội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức khai mạc.
Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc trọng thể, với khối lượng lập pháp nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các ý kiến đại biểu Quốc hội chia sẻ bên lề phiên Khai mạc đều bày tỏ kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm để các luật được thông qua sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn để phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 07/10 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 13, thẩm tra dự án Luật Dữ liệu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng điều hành nội dung phiên họp.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, trong các ngày 26/9 - 3/10, Đoàn Ủy ban Quốc phòng và An ninh cùng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Bulgaria, Nhóm NSHN Việt Nam - Italy, do Trung tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm làm việc tại Cộng hòa Bulgaria và Cộng hòa Italy.
Theo Chương trình Phiên họp thứ 37, ngày 25/9 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của UBTVQH về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023'. Trước đó, qua làm việc giữa Đoàn giám sát với Chính phủ về nội dung này, các đại biểu đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành và chính quyền địa phương trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Chiều 18/9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo dự kiến Chương trình Phiên họp thứ 37 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề của UBTVQH về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023'. Qua giám sát tại các địa phương về nội dung này, các đại biểu cho rằng, cần tăng cường các biện pháp để công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe ô tô được quản lý chặt chẽ hơn và đảm bảo chất lượng cao hơn.
Sáng 9/9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023' chủ trì buổi làm việc của Đoàn Giám sát với Chính phủ và các Bộ, ngành. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thay mặt Chính phủ dự buổi làm việc. Vấn đề đào tạo, sát hạch lái xe là nội dung các thành viên Đoàn Giám sát đề nghị cần làm rõ.
Để phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 09/9 tại Hà Nội, Đoàn Khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Tổng Công ty Sông Đà về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Tổng Công ty.
Phát biểu tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát chuyên đề của UBTVQH với Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào sáng 9/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát đề nghị cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; Báo cáo của Chính phủ cần phân tích kỹ hơn các nhóm nguyên nhân cũng như hoàn thiện các nhóm giải pháp, gồm cả giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng loại hình giao thông…
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 cho ý kiến về các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với rất nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng liên quan đến phục dựng di tích, đưa thêm, di dời hiện vật trong di tích, hồi hương cổ vật, cơ chế ưu đãi cho bảo tàng tư nhân...
Có nên tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội là ý kiến băn khoăn của các đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới. Qua giải trình của Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra dự án Luật, các ý kiến thống nhất cần thiết tách vụ án nhằm thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về 'phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em', đảm bảo thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, một trong những nội dung của dự thảo luật vẫn có ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội đó là nên hay không quy định tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội trong dự thảo luật này?
Dẫn quy định Điều 38 dự thảo luật, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Công Long lo ngại, tội ít khi phạm phải thì bị loại trừ áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, trong khi nhóm tội phổ biến, hay vi phạm lại được xử lý chuyển hướng. Những người đã thành niên, kẻ chủ mưu, băng nhóm có thể lợi dụng, sử dụng người chưa thành niên phạm tội như các công cụ phạm tội, dẫn đến tính phòng ngừa, răn đe giảm đi...
Hoạt động chất vấn hiện đang nhận được sự quan tâm của cử tri và Nhân dân khi ngày 21 - 22/8 tới đây, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, kết hợp với chất vấn việc thực hiện của các cơ quan đối với các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ về giám sát chuyên đề và chất vấn.
Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch giai đoạn 2016-2023 trên địa bàn tỉnh Nam Định', chiều 05/8, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nam Định do đồng chí Nguyễn Hải Dũng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn đã làm việc tại thành phố Nam Định.
Nhân kỉ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nằm trong chuỗi các hoạt động tưởng nhớ, tri ân những người có công với cách mạng trong Tháng tri ân, sáng 30/7, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội do Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm trưởng đoàn, đã đặt vòng hoa, dâng hương, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh An Giang.
Tại buổi làm việc của Đoàn khảo sát Ủy ban Quốc phòng và An ninh với Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân tỉnh An Giang chiều nay 29/7, vấn đề được các đại biểu đặt ra là liệu quy định thành lập Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân có tạo ra quá nhiều ban chỉ đạo ở các cấp và gây chồng chéo hay không?
Sau 27,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 7 đã kết thúc, kỳ họp đã thể hiện sự linh hoạt, nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ.
Sáng 29/6, trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, với 404/469 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Với 404/469 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15...