Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Cơ Tu đã, đang và sẽ là nhiệm vụ, mục tiêu được các cấp chính quyền huyện Nam Đông đặc biệt quan tâm.
Tỉnh Quảng Nam là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Cơ Tu tập trung sinh sống nhiều nhất, cũng là nơi hiện diện của nhiều Gươl nhất. Đây là nơi thể hiện nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu
Tỉnh Quảng Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu đến năm 2025 thu hút được hơn 12 triệu lượt khách, trong đó, có 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế, tạo ra khoảng 30 nghìn việc làm cho xã hội và tăng lên 50 nghìn việc làm vào năm 2030.
Được dựng lên bằng công sức của mọi người trong làng, nhà Gươl được người Cơ Tu coi là chốn linh thiêng, nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên. Vì thế, các buôn làng của người Cơ Tu dù giàu hay nghèo đều có nhà Gươl.
Sau 3 năm triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), hạ tầng nông thôn ở A Lưới đã được tăng cường đầu tư, diện mạo khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện. Thời gian tới, A Lưới tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các CTMTQG tại các cấp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao.
Cách đây 20 năm, thực hiện Nghị định số 72/2003 ngày 20-6-2003 của Chính phủ về chia tách huyện Hiên (Quảng Nam) thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, ngày 5-8-2003, H.Tây Giang chính thức được tái lập… Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang H.Tây Giang ngược dòng sông A Vương về với đất mẹ Tây Giang ân tình, bắt đầu sứ mệnh lịch sử xây dựng và phát triển quê hương vững bước đi lên từ muôn vàn gian khó…
Ở đâu không biết chứ ở Lào Cai thì điều này đã rõ. 500 nhà văn hóa xuống cấp không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Vấn đề được nêu tại kỳ họp HĐND tỉnh. Người đứng đầu ngành văn hóa của tỉnh này cho biết nguyên nhân là do khó khăn về kinh phí khi ngân sách tỉnh không hỗ trợ và hạn hẹp về quỹ đất.
Bảo tàng Mỹ thuật Huế hiện đang tổ chức Triển lãm 'Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật ký họa'. Trong khuôn khổ triển lãm, các hoạt động văn hóa đặc sắc đã góp phần giới thiệu, quảng bá về mảnh đất, con người huyện vùng cao này của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với công chúng.
Vốn là một căn cứ địa cách mạng, những năm gần đây, A Nông đã thay da đổi thịt, là xã biên giới đầu tiên hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Với mong muốn lan tỏa mạnh mẽ chuyển đổi số trong cộng đồng, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Đà Nẵng không ngại khó, hỗ trợ đồng bào Cơ Tu ở những vùng khó khăn nhanh chóng tiếp cận dịch vụ công trực tuyến.
Hiện nay, các địa phương miền núi từ tỉnh Quảng Nam đến Quảng Bình tập trung phát triển kinh tế du lịch xanh, dựa vào thiên nhiên và văn hóa cộng đồng. Từ đó, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho đồng bào miền núi. Các địa phương cũng đã tạo ra liên kết du lịch dựa vào những nét tương đồng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Sáng ngày 27-4, tại không gian khu vực nhà Gươl, thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc), UBND huyện Hòa Vang và ngành Văn hóa, Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức 'Liên hoan Văn hóa – Thể thao và phục dựng lễ hội truyền thống của người Cơ Tu năm 2023'.
Điệu múa Tung tung da dá thường được biểu diễn trong đám cưới, dịp Tết, hay các lễ hội như đâm trâu, mừng lúa mới, dựng làng, dựng nhà Gươl… Việc đưa vũ điệu này vào chương trình biểu diễn phục vụ du khách là cách gìn giữ, quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào Cơ Tu.
Việc đặt đồng bào dân tộc thiểu số vào vị trí làm chủ các hoạt động văn hóa vừa giúp giảm tải áp lực cho chính quyền, vừa nâng cao trách nhiệm của cộng đồng này trong bảo tồn và phát huy di sản.
Hành trình từ Kon Tum đến Quảng Nam, nhìn từ Google Map, cứ thấy nơi nào có người đồng bào đang sinh sống thì chúng tôi lại tìm đường ghé thăm.
Nhà Gươl thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng được xây dựng cách đây đã gần 15 năm, là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các lễ hội truyền thống văn hóa, tâm linh của bà con Cơ Tu…
Nơi ấy, những chiến binh đã từng chiến đấu không ngừng nghỉ để bảo vệ buôn làng cùng tục săn người đầy ám ảnh với những buổi lễ đâm trâu. Nhưng bây giờ, những đổi thay đã khiến đời sống người dân trên dãy Trường Sơn này đã 'giã từ vũ khí'...
Tại huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa Tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Cơ Tu trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Nhà Gươl là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các lễ hội truyền thống văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Cơ Tu… Tại thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), có một căn nhà Gươl được xây dựng cách đây đã gần 15 năm. Mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa từ 3 năm trước, nhưng trong đợt mưa bão lịch sử khốc liệt năm 2022, nhiều hạng mục đã xuống cấp trầm trọng…
Sau nhiều năm học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, kiến trúc sư Vũ Hiệp chọn cách quay về Việt Nam, lặn thật sâu trong đời sống mỹ thuật, kiến trúc Việt Nam, nỗ lực lấp dần đầy khoảng trống về lý luận ở mảng này.
Là huyện miền núi cách thành phố Huế khoảng 50km, Nam Đông nằm trong thung lũng được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao, điều kiện tự nhiên phong phú, thổ nhưỡng khí hậu trong lành, đa dạng về văn hóa và có phong cảnh nên thơ hữu tình.
Người dân tại thôn Z'Lao (xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) mừng nhà Gươl mới trong không khí hân hoan khi công trình điện lưới mới đã được về thôn.
Bài 1: Đa dạng sắc màu văn hóa
Trên vùng núi cao giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Nam, có những ngôi làng thuộc 4 xã vùng cao khu 7 vốn nghèo khó. Nhưng gần 10 năm trở lại đây, đời sống người dân đã khởi sắc khi cửa khẩu được mở, sản xuất nông lâm nghiệp phát triển...
Sáng 2/2, UBND xã Axan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) xác nhận trên địa bàn thôn Arâng vừa xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 5 nhà Gươl bị thiêu rụi.
Sáng 2/2, lãnh đạo UBND xã Axan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) xác nhận trên địa bàn thôn Arâng vừa xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 5 nhà Gươl và 3 nhà bếp bị thiêu rụi.
5 ngôi nhà cùng 3 nhà bếp của người dân vùng cao ở Quảng Nam bị thiêu rụi lúc rạng sáng.
Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, đồng bào Cơ Tu trú tại TP Đà Nẵng vẫn lưu giữ được cho mình nhiều bản sắc văn hóa quý giá về phong tục, lễ hội, âm nhạc...
Tà Lang và Giàn Bí là 2 thôn thuộc xã miền núi Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), có đến 99,5 % là người đồng bào Cơ Tu. Trận lũ lụt lịch sử vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống cấp nước.
Trong những năm qua, Quảng Nam thực hiện đề án tái bố trí sắp xếp dân cư nhằm đưa người dân miền núi về nơi ở mới an toàn hơn trước thiên tai, bão lũ. Nhưng đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam vẫn có phong tục sống quây quần thành từng cụm với những nét văn hóa riêng. Có hiểu và tôn trọng văn hóa làng thì mới tranh thủ được sự đồng thuận của bà con để thực hiện chủ trương lớn của tỉnh.