Nông nghiệp Sóc Trăng vững bước vào xuân

Một mùa xuân nữa lại về. Mùa xuân như tô thắm thêm những thành tựu mà ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đã đạt được trong năm 2023. Nổi bật trong bức tranh nông nghiệp tỉnh nhà đó là các vùng chuyên canh tập trung, các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao, giúp cải thiện đáng kể đời sống người dân.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

Từ việc được hỗ trợ triển khai xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhiều sản phẩm chủ lực địa phương được người tiêu dùng tin cậy, phổ biến rộng rãi, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể, nâng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Về Sóc Trăng thăm miệt vườn, xem nông dân thu trăm triệu mỗi năm

Hiệu quả của hàng loạt cây trồng thế mạnh, đặc biệt là cây ăn quả, cùng với sự hiện diện của các HTX, doanh nghiệp trong xây dựng chuỗi giá trị, đang giúp nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng liên tục gặt hái thành công, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Sản xuất vú sữa rải vụ đáp ứng nhu cầu thị trường

Vú sữa tím rất được thị trường ưa chuộng và đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, vú sữa tím chỉ có mùa vụ chính vụ trong năm. Để đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang phối hợp huyện Kế Sách triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhà vườn canh tác vú sữa rải vụ, kéo dài thêm một vài tháng để cung ứng ra thị trường.

Phát triển thương hiệu, nâng chất lượng sản phẩm

Những năm qua, Sóc Trăng đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều chương trình, đề án để hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh… xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, gắn với thế mạnh của từng địa phương. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

'Quả ngọt' từ dự án phát triển cây ăn trái đặc sản

Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2018 - 2021 được triển khai thực hiện tại 7 huyện, thị xã gồm: Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, thị xã Vĩnh Châu và thị xã Ngã Năm. Kết thúc dự án đã xây dựng 82 mô hình trồng cây ăn trái; thành lập mới được 18 hợp tác xã trong lĩnh vực cây ăn trái. Ngoài ra, xây dựng 6 chuỗi giá trị trên vú sữa, bưởi, xoài và nhãn; xây dựng được 75 mã vùng trồng. Và còn kêu gọi được 2 doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở thu mua, sơ chế và đóng gói trái cây tại huyện Kế Sách với sản lượng thu mua, sơ chế, chế biến trên 300 tấn bưởi, vú sữa/năm.

Sóc Trăng tập trung mở rộng diện tích cây ăn trái

Diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh Sóc trăng hiện có hơn 29.000ha, với nhiều loại như: bưởi, xoài, nhãn, vú sữa... Qua đó, để mở rộng diện tích cây ăn trái đặc sản và nâng chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã triển khai Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2018 - 2021 và định hướng đến năm 2025. Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần hình thành vùng cây ăn trái tập trung tại các địa phương, cải tạo và nâng cấp nhiều diện tích cây ăn trái, đem lại nguồn thu nhập tốt cho các nhà vườn.

Quy hoạch trong nông nghiệp, lợi thế để phát triển

Sóc Trăng có tiềm năng kinh tế khá phong phú và đa dạng. Theo đó, nông nghiệp hiện đang là thế mạnh và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Ngoài cây lúa thì tỉnh còn nhiều mặt hàng nông sản khác như: thủy sản, cây ăn trái… Chính vì lợi thế phát triển kinh tế từ nông nghiệp nên ngành Nông nghiệp tỉnh đã quan tâm triển khai quy hoạch tổng thể nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.

Đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về nông nghiệp, nông thôn

Ngày 28/7, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020. Đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở NN-PTNT chủ trì hội nghị.

Tạo niềm tin cho nhà vườn

Sóc Trăng triển khai thực hiện hiệu quả Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh. Đến nay, cây ăn trái đặc sản Sóc Trăng đã xuất khẩu sang các thị trường như: Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và EU. Đây là dự án góp phần tăng thu nhập ổn định, cải thiện đời sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Gia tăng 'vị ngọt' cho cây ăn trái

Sau 4 năm (2018 - 2021) triển khai Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh, Sóc Trăng đã thu kết quả tích cực, bởi có nhiều loại trái cây đặc sản được liên kết doanh nghiệp xuất khẩu.

Dự án cây ăn trái đặc sản mang lại nhiều hiệu quả tích cực

Đó là một trong những đánh giá của đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng tại Hội nghị tổng kết Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2018 - 2021, vào sáng ngày 11-1. Tham dự có các đồng chí: Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc dự án; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; các hợp tác xã (HTX) cây ăn trái tiêu biểu. Hội nghị trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thị xã thực hiện dự án.

Kế Sách khởi sắc khi xây dựng nông thôn mới

Qua hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), trên khắp địa bàn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có nhiều đổi thay, bởi hầu hết cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm... được đầu tư mới. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên...

Đưa trái cây Sóc Trăng 'vươn tầm bay xa'

Thời gian gần đây, nhiều loại trái cây thế mạnh của Sóc Trăng như: vú sữa, xoài, nhãn, bưởi… có được chỗ đứng ở những thị trường khó tính, như: châu Âu, Mỹ. Đây là tín hiệu rất khả quan và là niềm vui để mỗi khi tết đến, bà con nhà vườn có thêm động lực ra sức chăm sóc, tạo ra sản phẩm để trái cây Sóc Trăng 'vươn tầm bay xa'.

Hơn 711 tấn trái cây được liên kết tiêu thụ, xuất khẩu

Theo thống kê của ngành chuyên môn, diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh hơn 31.000ha, tập trung tại các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Long Phú, Châu Thành, với các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như: xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, bưởi, vú sữa…

Đảng bộ huyện Kế Sách đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển nông nghiệp - nông thôn

Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kế Sách lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định 10 nhóm giải pháp, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá để thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh. Theo đó, Kế Sách sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới.

Chứng nhận 10 vùng trồng cây ăn trái được cấp 36 mã code

Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản được triển khai năm 2018, với mục tiêu là hỗ trợ phát triển các loại giống cây ăn trái đặc sản, khai thác và phát huy tiềm năng diện tích cây ăn trái, nâng cao thu nhập cho nông dân, gia tăng hiệu quả kinh tế vườn, góp phần xây dựng nông thôn mới.Sau thời gian triển khai, đã chứng nhận 10 vùng trồng cây ăn trái được cấp 36 mã code, với diện tích hơn 320ha. Nhằm đánh giá các hoạt động của dự án trong năm 2020, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có cuộc trao đổi cùng Giám đốc Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Huỳnh Ngọc Nhã xung quanh các nội dung trên.

Trái cây đặc sản tiêu thụ tốt thông qua liên kết

Kể từ khi Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh triển khai tại các địa phương, dự án đã hỗ trợ cho các HTX chuyên sản xuất cây ăn trái nâng cao được năng suất, sản lượng trái sau thu hoạch, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nên đảm bảo đáp ứng tốt việc cung cấp trái cây cho các cửa hàng, siêu thị trong nước và kể cả thị trường xuất khẩu.

Quyết liệt hoàn thành chỉ tiêu ngành nông nghiệp trong năm 2020

Năm 2020 sắp kết thúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã và đang triển khai hàng loạt các phần việc, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết của tỉnh đề ra. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành nông nghiệp trong 11 tháng qua và những giải pháp của ngành trong tháng cuối của năm 2020, phóng viên Báo Sóc Trăng có cuộc trao đổi cùng đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Phó Giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT xoay quanh vấn đề này.

Tăng số lượng sản phẩm thông qua quy hoạch vùng trồng

Nhằm hỗ trợ cho các địa phương có diện tích cây ăn trái tiêu thụ tốt, đồng thời có phân vùng và tổ chức tốt sản xuất các loại cây ăn trái đặc sản, từ năm 2018 đến nay, Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh đã giúp các địa phương về cải tạo vườn tạp, lập vườn mới, nâng cấp vườn, cải tạo giống, đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển công tác giống. Thông qua hỗ trợ của dự án, nhà vườn tại một số xã trên địa bàn huyện Long Phú đã cải tạo hiệu quả giống cây trồng tại vườn nhà và đặc biệt là diện tích trồng mới cây bưởi tăng lên.

Đầu ra trái vú sữa tím ổn định nhờ khâu liên kết

Được thành lập và đi vào hoạt động vào giữa năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Lộc Mãi, Ấp 3, xã Trinh Phú (Kế Sách) đã có thị trường tiêu thụ trái vú sữa tím ổn định. Thông qua sự hỗ trợ của Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh trong khâu kết nối doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm nên thu nhập của thành viên tăng lên đáng kể.

Khảo sát khâu liên kết đầu ra trái vú sữa tím

Ngày 19-11, Ban Giám đốc Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh đã có chuyến khảo sát về tình hình liên kết tiêu thụ trái vú sữa tím tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của một số xã trên địa bàn huyện Kế Sách.

Ngành nông nghiệp luôn hướng mục tiêu giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất

Với vai trò là đơn vị tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của ngành trong công tác xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đem lại nhiều thành quả đáng kể. Thông qua những chia sẻ về công việc cụ thể của từng đơn vị trực thuộc ngành nông nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về kết quả đạt được thời gian qua.

Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh kết nối hợp tác xã và doanh nghiệp

Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh với mục tiêu chung là hỗ trợ phát triển các loại giống cây ăn trái đặc sản, khai thác và phát huy tiềm năng diện tích cây ăn trái, nâng cao thu nhập cho nông dân, gia tăng hiệu quả kinh tế vườn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, mục tiêu cụ thể của dự án là hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản tập trung cũng như chuyển đổi, nâng cấp, trồng các loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao và tập hợp các nhà vườn, thành lập hợp tác xã (HTX), nhằm tạo liên kết sản xuất của các nhà vườn, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn để gắn kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra giữa HTX và doanh nghiệp. Một trong những trái cây đặc sản được dự án hỗ trợ HTX ký kết sản phẩm đầu ra là bưởi da xanh, góp phần nâng cao giá trị trái bưởi, tăng thu nhập cho thành viên tham gia HTX.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh diện tích cây ăn trái

Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ trái cây đang có xu hướng mở rộng thì việc lựa chọn loại cây ăn trái nào phù hợp cho từng địa phương để phát triển thành vùng chuyên canh, có diện tích lớn 'cây ăn trái đặc sản' là yêu cầu đang được đặt ra trong định hướng phát triển của tỉnh. Với nhận định thực tế về thị trường như trên, Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp các viện, trường nghiên cứu lập dự án phát triển vùng cây ăn trái đặc sản tỉnh. Để thông tin đến độc giả về dự án này, phóng viên Báo Sóc Trăng có cuộc trao đổi cùng đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh.

Mô hình từ Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, Dự án 'Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh' đã đem lại lợi ích thiết thực cho các địa phương mà người hưởng lợi trực tiếp là các nhà vườn trồng cây ăn trái. Theo đó, dự án đã triển khai hỗ trợ các mô hình sản xuất cho hợp tác xã (HTX) theo quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Đồng thời, dự án cũng nâng cao kỹ thuật canh tác và tay nghề cho HTX cùng bà con nông dân thông qua các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nhà vườn an tâm sản xuất.