Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường khiến cho việc phát triển nông nghiệp đô thị dần trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Thời điểm này, thời tiết nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển trên lúa xuân. Chính vì vậy, hiện nay, cùng với sự chủ động của người dân, các cơ quan chuyên môn cũng đang tập trung theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh, từ đó hướng dẫn để người dân chủ động phòng trừ hiệu quả, đảm bảo năng suất lúa xuân.
Từ tháng 3/2023 đến nay, do thời tiết nắng, mưa thất thường đã tạo điều kiện cho bệnh thán thư, sâu non của bọ ánh kim trên cây hồi phát triển gây hại tại một số huyện trên địa bàn tỉnh. Để hạn chế, không bùng phát thành dịch, cơ quan chuyên môn, người dân tích cực, tập trung các biện pháp phòng trừ.
ĐBP - Những năm qua, các địa phương, các huyện vùng cao đã chú trọng công tác tuyên truyền kết hợp với thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ khai hoang, phục hóa ruộng. Nhiều hộ dân đã thay đổi tư duy sản xuất từ luân canh sang thâm canh tăng vụ; chủ động khai hoang, phục hóa đất nương tạo thành ruộng có bờ để sản xuất lúa. Nhờ đó, diện tích đất trồng lúa không ngừng tăng. góp phần hạn chế việc phát rừng làm nương, giúp tái sinh rừng trên địa bàn.
ĐBP - Những năm gần đây, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chú trọng khai hoang, phục hóa đất nông nghiệp giúp cho diện tích đất trồng lúa ở một số huyện vùng cao của tỉnh không ngừng tăng lên. Từ đó, cung cấp một phần không nhỏ lương thực cho bà con, giảm việc phát rừng làm nương; đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cũng như phát triển rừng trên địa bàn.
Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây trồng vụ xuân tránh mưa bão cuối vụ và khẩn trương làm đất, chuẩn bị gieo trồng vụ mùa.
Hiện nay, do thời tiết mưa nắng xen kẽ thất thường đã tạo điều kiện cho bọ ánh kim trên cây hồi phát sinh, phát triển gây hại. Để hạn chế, không bùng phát thành dịch, cơ quan chuyên môn, người dân tích cực, tập trung các biện pháp phòng trừ.
Thời gian qua, cùng với việc xây dựng mã số vùng trồng (MSVT) nông sản, các cơ quan chuyên môn cùng chính quyền các địa phương thường xuyên triển khai đồng bộ các giải pháp giám sát, quản lý nhằm duy trì các MSVT. Đồng thời, nhiều tổ sản xuất có diện tích nông sản được cấp MSVT cũng đã có sự giám sát chéo trong việc thực hiện các tiêu chí.
Những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển các loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời điểm này, các nhà vườn đang tập trung chăm sóc các loại cây ăn quả sau thu hoạch nhằm phục hồi, nâng cao tỷ lệ ra hoa, đậu quả, hướng tới mùa vụ tiếp theo.
Vụ xuân là một trong những vụ sản xuất chính trong năm. Vì vậy, để sản xuất đạt kết quả tốt, ngành chức năng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất; người dân chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng phục vụ gieo trồng đúng khung thời vụ.
ĐBP - Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu hoạch các loại cây trồng vụ hè thu; đồng thời tích cực chăm sóc cây trồng vụ đông và chuẩn bị đất, giống, vật tư nông nghiệp triển khai gieo trồng các loại cây trồng vụ đông xuân 2021 - 2022 đúng khung thời vụ.
ĐBP - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, đất ruộng một vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây làm thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao là biện pháp quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng đất, thu nhập cho người nông dân. Thực hiện chủ trương này, những năm qua, toàn tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
Đồng chí Lương Thị Kiểm được Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 1.10.2021.
ĐBP - Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, tiến tới tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thời gian qua, ngành Nông nghiệp, các HTX đã tích cực chủ động phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất lúa giống tổ chức thực hiện các mô hình trồng khảo nghiệm giống lúa mới. Từ đó lựa chọn những giống có năng suất, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống và đưa vào canh tác trên địa bàn tỉnh.
ĐBP - Hiện nay, các trà lúa sớm và trà chính vụ đông xuân 2020-2021 trên địa bàn tỉnh đã đến kỳ thu hoạch. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, dự báo mưa, mưa đá, giông lốc có thể xảy ra làm thất thoát trong thu hoạch và ảnh hưởng đến năng suất, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chủ động thăm đồng, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín, nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa dông.
Sau một thời gian đưa vào thử nghiệm ghép cải tạo giống bơ 034 vào những cây bơ thực sinh (vốn không mang lại hiệu quả kinh tế) cho thấy, cây bơ được lai ghép sinh trưởng ổn định, phù hợp với điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn, cho năng suất, chất lượng tốt. Ngoài ra, một số địa phương trong tỉnh đã trồng mới giống bơ 034, hứa hẹn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.
ĐBP - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, sản xuất rau an toàn được ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ người dân. Tại một số vùng chuyên canh rau, sản xuất rau an toàn đang trở thành hướng phát triển chính.
ĐBP - Sau 2 đợt rét đậm, rét hại liên tiếp, hiện nay thời tiết đã nắng ấm trở lại, nông dân các địa phương đang tập trung sản xuất vụ đông xuân. Vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm bởi vậy cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp và người dân quyết tâm khắc phục những khó khăn, đảm bảo niên vụ sản xuất đạt năng suất, sản lượng cao nhất.
ĐBP - Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Rét đậm, rét hại, mưa đá kèm giông lốc, hạn hán, sạt lở đất... thời gian qua đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp làm giảm năng suất, sản lượng nông sản trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và nông hộ đã chủ động phương án sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Những kết quả bước đầu triển khai cây bơ giống 034, cây sầu riêng Monthong (Thái Lan) và Ri6 đã mở ra hướng đi mới trong phát triển cây ăn quả chất lượng cao ở nhiều địa phương trong tỉnh. Khi các mô hình thí điểm được nhân rộng, người tiêu dùng có cơ hội sử dụng trái cây chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm được trồng trên đất Quảng Trị.
ĐBP- Vụ mùa năm 2020, theo kế hoạch toàn tỉnh gieo trồng trên 48.009ha gồm: Lúa mùa, lúa nương và các loại rau, cây màu. Hiện nay, nông dân các địa phương đang tập trung sản xuất, đảm bảo đúng khung lịch thời vụ, cơ cấu giống theo định hướng của các cơ quan chuyên môn.
ĐBP - Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh bám sát kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Ðến nay, đã hình thành và phát triển một số hình thức liên kết sản xuất như: Liên kết giữa người dân với người dân qua mô hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp; giữa người dân, HTX với các doanh nghiệp… để sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy lợi thế của từng địa phương phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững.
ĐBP - Ngay trong những tháng đầu năm 2020, hạn hán xảy ra gay gắt; hệ lụy của dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa chấm dứt đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta. Trước những khó khăn, thách thức đó, đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải chuyển đổi sản xuất, tái cơ cấu để vừa thích ứng với thiên tai, dịch bệnh, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phát triển ổn định kinh tế địa phương.
Hiện nay lúa Đông - Xuân 2019 - 2020 đã thu hoạch được khoảng 107.000ha, đạt 60% diện tích gieo trồng trên toàn tỉnh. Tại một số địa phương sản xuất lúa 2 vụ/năm thì đây là thời điểm thích hợp để bà con cách ly mầm bệnh, hạn chế ngộ độc hữu cơ và vệ sinh đồng ruộng chờ nguồn nước mưa để gieo sạ vụ Hè - Thu.
ĐBP - Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là tình hình khô hạn kéo dài. Trước tình hình đó các ngành chức năng, chính quyền địa phương đã vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp để hạn chế tối đa thiệt hại.
ĐBP - Vụ đông xuân 2020, ngoài cây lúa là chủ lực, nông dân trên địa bàn tỉnh cũng tập trung sản xuất các loại cây vụ đông. Toàn tỉnh hiện có hơn 9.000ha cây trồng vụ đông xuân. Ðến nay 295,3ha ngô đông (tập trung trên địa bàn huyện Tuần Giáo với 200ha) đã cho thu hoạch 255,6ha; năng suất 21,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt 546,6 tấn. Ngô xuân gieo trồng được 196,2ha (tập trung ở huyện Tủa Chùa với 140ha), nhanh hơn cùng kỳ năm trước 86,2ha. Lạc vụ đông gieo trồng được 21ha (tập trung ở huyện Nậm Pồ); vụ xuân gieo trồng được 143,9ha. Ðậu tương gieo trồng được 58ha, đã thu hoạch được 40ha; nhanh hơn cùng kỳ năm trước 30ha; năng suất ước đạt 11 tạ/ha, sản lượng đạt 44 tấn. Diện tích sắn đạt 8.458ha; đã thu hoạch 8.083,6ha nhanh hơn cùng kỳ năm trước 722,1ha; năng suất bình quân đạt 101,9 tạ/ha; sản lượng ước đạt 82.366,2 tấn... Ðến thời điểm này, các loại cây trồng mới gieo trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt. Ngô đang trong giai đoạn phát triển rộ; các loại rau xanh thì người dân vừa trồng mới, vừa thu hoạch…
Điệp khúc 'được mùa, rớt giá' trong sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ trong nhiều năm qua. Mặc dù các sở, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp về kết nối cung cầu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, rồi những cuộc 'giải cứu' cũng đã được thực hiện. Thế nhưng 'kịch bản' này vẫn cứ tái diễn, mà chưa thể tìm ra được giải pháp căn cơ.