Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, vận dụng sáng tạo học thuyết này vào thực tiễn cách mạng nước ta, mà còn tích cực đấu tranh chống những tư tưởng phi mác-xít để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tinh thần đó của Người đã tiếp tục cổ vũ, khích lệ chúng ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay.
Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
Trong suốt tiến trình lịch sử từ khi Đảng ra đời cho đến nay, dù ở bất cứ giai đoạn nào, công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương trên lĩnh vực tuyên giáo luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần quan trọng củng cố, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; tạo thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, ổn định chính trị để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo, quản lí ở một số cơ quan, đơn vị… được trao cho nhiều quyền, được tự do quyết định toàn bộ công việc được giao.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nhiệm vụ rèn luyện tư cách, tác phong, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thể hiện trong hệ thống quan điểm, chỉ dẫn của Người về công tác cán bộ; trong đó, nội dung 'vị thế công bộc' của người cán bộ lãnh đạo vẫn còn nhiều giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn. Thời gian tới, cần tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về 'vị thế công bộc' của người cán bộ lãnh đạo, góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó có những tư tưởng thiên tài của Ph.Ăng-ghen, Đảng ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tiến lên CNXH và hiện nay đang lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Friedrich Engels (được phiên âm tiếng Việt là Phriđrich Ăngghen - gọi tắt là Ph.Ăng-ghen) là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, đã cùng Karl Marx (Các Mác) xây dựng nên lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ông sinh ngày 28-11-1820 ở Ba-rơ-men, tỉnh Rê-na-ni, Vương quốc Phổ (nước Đức), đã từ trần ngày 5-8-1895 tại Luân Đôn (Anh).
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, hệ trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Để góp phần phản bác, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng là mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, đi đầu trong bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không tập trung bàn riêng về tự do và tất yếu; song, trong những bài viết, bài nói của Người, chúng ta nhận thấy khá rõ quan điểm khẳng định về mối quan hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu, giữa tự do và bổn phận của mỗi công dân trên con đường phấn đấu để đi tới thắng lợi cuối cùng là xây dựng đất nước ta ngày càng 'đàng hoàng hơn, to đẹp hơn', nhằm tạo dựng 'nền tự do và hạnh phúc cho con cháu muôn đời sau'.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là quy luật, bài học quý giá của cách mạng Việt Nam. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, nhất là những thách thức an ninh phi truyền thống, việc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy luật kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại có ý nghĩa cấp thiết, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Cuộc đời và hoạt động của Các Mác đã đi vào lịch sử nhân loại với vị trí nổi bật trong hàng ngũ những vĩ nhân, đúng như Ăng-ghen nói: 'Tên tuổi Người, sự nghiệp của Người sống mãi nghìn thu!'.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội thảo Lý luận lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba.
Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của con người, sự phát triển về mặt tự nhiên và xã hội trong con người có sự thống nhất chặt chẽ, không tách rời. Hai mặt này làm tiền đề cho nhau, nương tựa vào nhau, giúp con người không ngừng hoàn thiện cả thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, thúc đẩy sự phát triển.
Ph.Ăng-ghen (1820 - 1895) là người bạn, người đồng chí thân thiết của C. Mác, người đã cùng C. Mác sáng lập học thuyết Mác - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Ph.Ăng-ghen đã có những cống hiến to lớn về tư tưởng, lý luận và trở thành lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cuốn sách 'Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cơ sở quan trọng cho tổng kết đường lối đổi mới của Đảng
Sau khi bài viết 'Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, BBT nhận được nhiều ý kiến, ở cả trong nước và ở nước ngoài. Các ý kiến đều đánh giá, đây là một tác phẩm có giá trị to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội hiện thực, không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với toàn thế giới.
Hiện nay, vấn nạn ô nhiễm môi trường sống, sự đe dọa của cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đã và đang đặt ra cho nhân loại nhiệm vụ hết sức cấp bách, đó là cần phải thay đổi tư duy cũng như thái độ, hành vi, nhất là thay đổi những hành động cụ thể trong việc ứng xử với giới tự nhiên. Có như vậy, con người mới có thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu và từ đó hình thành được văn minh sinh thái.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 - 2030. Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải có cách thức tiến hành khoa học, bài bản và xác định lộ trình tiến hành phù hợp, hiệu quả, khả thi. Bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không dừng lại ở câu hỏi: 'Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?', mà còn giải thích con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đang đi dưới những hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam.
Bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất vững chắc về mặt lý luận, sâu sắc, thấm thía và sáng tỏ về những khó khăn và mâu thuẫn thực tại, đồng thời, bài viết còn đề cập đến những khía cạnh chính của chủ nghĩa xã hội và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Chúng tôi đồng tình với đánh giá của đồng chí Nguyễn Phú Trọng rằng những chính sách của chủ nghĩa tự do mới và sự gia tăng bất bình đẳng đi kèm chính là nguyên nhân của căng thẳng xã hội, một hình thức gay gắt hơn của cuộc đấu tranh giữa các giai cấp.
Các Mác là nhà tư tưởng vĩ đại. Ông đã cùng với Ph. Ăng-ghen tạo dựng và phát triển chủ nghĩa cộng sản. Câu nói nổi tiếng của ông: 'Hạnh phúc là đấu tranh' đã được cả thế giới coi là bài học sâu sắc.
Trước các sự kiện chính trị lớn của đất nước, nhất là trước thềm các kỳ Đại hội của Đảng, các thế lực thù địch thường ráo riết chống phá Đảng, Nhà nước ta trên mặt trận tư tưởng lý luận. Trong đó, những luận điệu sai trái, phủ nhận tính đúng đắn, khoa học của đường lối phát triển kinh tế do Đảng ta xác định xuất hiện với mật độ, phạm vi ngày càng dày và rộng. Cần kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái này.
Không chỉ là nhà tư tưởng vĩ đại, cũng như Các Mác, Ăng-ghen đã đem nghị lực, trí tuệ sáng suốt và trái tim nồng cháy của mình tham gia phong trào cách mạng, dũng cảm đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân. Tài năng của Ăng-ghen với tư cách một nhà chiến lược và sách lược cách mạng thể hiện xuất sắc trong các thời kỳ cách mạng 1948 - 1949 ở châu Âu, thời kỳ hoạt động của Quốc tế I và Công xã Paris.
Hôm nay, 28-11, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen - nhà cách mạng, nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà lý luận chính trị, nhà giáo dục người Đức, người đã cùng C.Mác sáng lập, phát triển học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, lý luận về con đường cách mạng, khoa học để xây dựng hình thái kinh tế - xã hội mới không còn áp bức giai cấp. Hơn một thế kỷ qua, từ cống hiến vô cùng to lớn của ông, Ph.Ăng-ghen được tôn vinh là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, di sản tư tưởng vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăng-ghen luôn là ánh sáng soi đường cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phấn đấu đạt tới mục tiêu cao cả của loài người là xóa bỏ tình trạng người bóc lột người và giải phóng nhân dân lao động, xây dựng xã hội mới mang bản chất dân chủ, bình đẳng và ngày càng văn minh, mọi người được sống trong hạnh phúc, cùng có cơ hội phát triển.
Ngày 27-11, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Ph. Ăng-ghen (28-11-1820 - 28-11-2020), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: 'Di sản tư tưởng Ph. Ăng-ghen: Giá trị và sức sống thời đại'. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì hội thảo.
Cùng với C. Mác, tên tuổi Ph. Ăng-ghen đã đi vào lịch sử nhân loại với tư cách là nhà tư tưởng, người thầy, lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân trên thế giới, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, giải phóng con người. Ông cũng là người cổ vũ tinh thần, nhà tổ chức kiệt xuất của giai cấp công nhân các nước châu Âu vào nửa cuối thế kỷ XIX.
Thể chế quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Thể chế có tác động thúc đẩy hoặc gây ra rào cản cho việc thực hiện bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong chính trị nói riêng. Do đó, cần có sự xem xét đánh giá tác động từ thể chế đối với thực hiện bình đẳng giới về chính trị để Việt Nam có thể tiếp cận và thực hiện tốt nhất các mục tiêu phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai; nâng cao vai trò của phụ nữ trong tham chính và phát triển đất nước.
Thời kỳ trước đổi mới, ở Việt Nam cũng như ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đồng nhất sở hữu với tư cách là một quan hệ pháp lý với sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan. Chúng ta đã không tuân thủ những chỉ dẫn của C. Mác và Ph. Ăngghen về xóa bỏ chế độ tư hữu nên đã có tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí muốn xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong một thời gian ngắn. Trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các vấn đề về sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam.
Năm 2011 khi xuất bản Hồ Chí Minh Toàn tập lần thứ ba, Hội đồng xuất bản đã giới thiệu với bạn đọc trong nước và trên thế giới rằng: '...Hồ Chí Minh Toàn tập xuất bản lần thứ ba trở thành bộ sách kinh điển lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn cao về cách mạng Việt Nam. Bộ sách đã phản ánh thiên tài trí tuệ của vị lãnh tụ - người thầy của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng mác xít vĩ đại; đã phản ánh quá trình lịch sử đấu tranh anh dũng và thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh'(1). Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người, 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9, một lần nữa chúng ta bày tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ và yêu quý Người bằng việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, tìm hiểu sâu sắc và vận dụng có hiệu quả hơn nữa vào thực tiễn những luận điểm cách mạng có giá trị rộng lớn và vĩnh hằng của Người.
Đối với mỗi người cán bộ, công chức, đạo đức là gốc, là nền tảng để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến chất lượng thực thi công vụ. Vì thế, xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong tất cả các thời kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi nhanh, mạnh mẽ như hiện nay...
Trên chặng đường lãnh đạo cách mạng Việt Nam chín thập niên qua, Đảng ta đã dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua những thách thức khắc nghiệt nhất, giành được nhiều thắng lợi to lớn. Chuẩn bị bước vào chặng đường mới hướng tới 100 năm thành lập Đảng, trên cơ sở cơ đồ của đất nước hiện nay, Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa 'dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh', là nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển vào năm 2045. Chặng đường trước mắt của đất nước ta có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Hơn lúc nào hết, việc vận dụng sáng tạo bài học về sự hội tụ giữa ý Đảng - lòng dân sẽ tạo ra sức mạnh vô địch để cách mạng Việt Nam và cuộc trường chinh của dân tộc Việt Nam đi đến mục tiêu cao đẹp của toàn Đảng và toàn dân tộc. Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản.
Sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác của V.I. Lênin đã tạo bước ngoặt lớn lao trong hành trình giai cấp vô sản, quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới tiến tới những giá trị dân chủ, tự do thực sự.
Ngay từ khi mới xuất hiện và được các đảng cộng sản vận dụng vào quá trình hoạt động của mình, nguyên tắc tập trung dân chủ luôn chịu sự xuyên tạc, chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Do đó, phân tích rõ những sự xuyên tạc trên cơ sở đối chiếu, đánh giá những nội dung của nguyên tắc này từ thực tiễn để người cộng sản vững tin vào tính đúng đắn của nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời hạn chế những sai lầm trong thực tiễn vận dụng nguyên tắc, là việc làm có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
Bảo thủ là rào cản của Quy luật phủ định, bảo thủ nghĩa là không muốn sự vật mới thay thế sự vật cũ, nghĩa là níu kéo những giáo điều từ xa xưa cho hôm nay.