Học bạ điện tử nếu thông suốt cả nước, giáo viên, học sinh đều đỡ khổ

Ngành Giáo dục thực hiện triển khai học bạ điện tử trong phạm vi toàn quốc sẽ mang đến khá nhiều điều thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh.

Những cách làm hay để 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Nhờ những tấm thẻ bảo hiểm y tế được tặng mà gánh nặng viện phí đã bớt nặng gánh trên vai những phụ huynh học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Vì sao lại trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường?

Theo Luật Giáo dục 2019, UBND các tỉnh, thành phố lập hội đồng chọn sách giáo khoa nhưng thực tế có nơi chưa đảm bảo tối đa việc chọn sách của các trường nên để điều chỉnh, Bộ GD&ĐT vừa có Dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa mới.

Quyển sách 'Chuyện kể Bác Hồ với học sinh'

Năm học mới lại bắt đầu, học sinh náo nức, mừng ngày tựu trường được gặp lại thầy cô, bạn bè sau kỳ nghỉ hè với nhiều hoạt động vui tươi, bổ ích. Khai giảng năm học mới gợi cho chúng ta nhớ về bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến học sinh với những lời ân cần, sự quan tâm, chăm lo và tình yêu thương dào dạt cho những mầm non đất nước.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam - địa chỉ tin cậy của đội ngũ nhà giáo

12 năm thành lập- một quãng thời gian chưa phải dài nhưng Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã và đang làm tốt sứ mệnh của mình với bạn đọc.

'Con em bị ung thư máu rồi, cô cho em mua BHYT cho cháu'

Đợt điều trị dài nhất của bé phải gần 2 tháng với số tiền gần trăm triệu đồng.

Người tiêu dùng thích sản phẩm xanh nhưng muốn được dùng miễn phí

Những bó rau được gói bằng lá chuối, cốc cà phê với ống hút làm bằng cỏ bàng hay cốc làm bằng bã mía… Người tiêu dùng tỏ ra thích thú với những sản phẩm 'xanh' này nhưng lại không thể duy trì thói quen sử dụng nó.

Điểm chuẩn đại học tăng 'phi mã', nên bỏ quy định cộng điểm ưu tiên?

Có thí sinh đạt điểm cao nhưng không đỗ đại học, trong khi thí sinh được cộng điểm ưu tiên lại đỗ, vậy có nên bỏ quy định cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển?

Vì các em, giáo viên sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa

Chưa bao giờ giáo viên và học sinh lại có một mùa hè dài đến vậy, cũng chưa bao giờ năm học mới lại đến trong bao nỗi lo toan còn có thêm cả những đau thương và mất mát mà thời gian sau này cũng chưa dễ gì xóa nhòa được.

Nỗi lo khi con vào lớp 1

Như bình thường, thời điểm này học sinh các cấp đã tựu trường để chuẩn bị cho năm học mới. Tuy nhiên, năm học 2021-2022 tại tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thể biết được bao giờ các em học sinh mới được đến trường.

Trao tặng nhu yếu phẩm cho nhân dân

Sáng ngày 15/8, ông Phạm Trọng Nhân, Chủ tịch thị xã La Gi cùng đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã trao 12,5 tấn gạo và 2.500 chai nước mắm cho nhân dân các xã phường và lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch tại các cơ sở.

Rưng rưng khi thấy đoàn xe chở người hồi hương

Sáng ngày 14/8, tỉnh Bình Thuận hoàn tất đợt 3 đưa người từ thành phố Hồ Chí Minh về quê. Tính cả 3 đợt, số người được tỉnh đưa về từ mùa dịch đến nay đã hơn 800 người.

Ghi ở nơi tuyến đầu chống dịch

Từ những ngày đầu khi có dịch bùng phát tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Thuận đã thành lập nhiều chốt kiểm soát người dân ra vào tỉnh. Và, cũng từ những ngày đó, nhiều chiến sĩ công an, bộ đội, dân quân tự vệ cũng rời khỏi nhà để ngày đêm bám chốt.

Tiếng nói người dân: Vụ 'Gạo không phải là thiết yếu' ở La Gi

Ngay sau khi Báo Lao động có bài viết: Ở La Gi, 'gạo không phải thiết yếu, khó khăn thì gọi lãnh đạo xã mà kêu', thì rất nhanh sau đó UBND thị xã La Gi đã có công văn xử lý vụ việc.

Bộ Giáo dục khen thưởng thầy giáo cứu học trò trong tai nạn nguy cấp

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh vừa ký Quyết định tặng Bằng khen cho thầy giáo Võ Văn Cư, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Tánh Linh).

La Gi: Giá cả hàng hóa ở Bách hóa xanh vẫn ổn định

Từ 0 giờ ngày 15/7, thị xã La Gi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên một số mặt hàng thiết yếu tăng giá nhẹ. Thế nhưng chỉ một ngày sau đó, khi một số chợ bị phong tỏa thì một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày có mức giá cao hơn, mỗi nơi một giá nhưng rất khó mua.

La Gi: Trường học sẵn sàng thành khu cách ly

Ngay sau khi có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên địa bàn thị xã La Gi (ngày 12/7), cả bộ máy chính quyền nơi đây đã khẩn trương vào cuộc. Ngành y tế tiến hành điều tra dịch tễ, truy vết và khoanh vùng địa bàn F0 cư trú và lui tới.

Đổ xô đi chợ mới là nguy cơ làm lây lan dịch bệnh Covid

Hôm qua (12/7), vào đầu giờ chiều, khi thông tin tại phường Phước Hội, thị xã La Gi có một ca nghi nhiễm Covid-19 thì nhiều người bắt đầu kéo vào các cửa hàng tạp hóa, bách hóa xanh để mua hàng dự trữ.

'Sợ liên lụy mọi người, thôi con ở lại Sài Gòn'

Trước thông tin, thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn thành phố từ 0h ngày 9/7, thời gian áp dụng 15 ngày. Người dân chỉ có thể ra khỏi nhà trong trường hợp cần thiết: mua thực phẩm, thuốc men, thực hiện công vụ.

Điểm học và điểm thi vênh nhau

Mới đây, dư luận sửng sốt, bất bình với hình ảnh việc một bà mẹ bắt con gái quỳ giữa sân trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, chỉ vì con '7 năm học sinh giỏi mà giờ trường dân lập cũng không nhận'. Hành xử với con giữa chốn đông người như thế có thể thấy người mẹ đang vô cùng bức xúc, thất vọng vì bao ước mơ, hoài bão về con bất ngờ bị tan biến.

Nhiều phương tiện giao thông đi trái tuyến, La Gi tăng cường chốt kiểm dịch

Chốt kiểm soát dịch Covid-19 đóng ở thôn Hiệp Lễ, xã Tân Hải thị xã La Gi mới được thành lập ngày 1/7 vừa qua. Ông Phạm Trọng Nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã cho biết:

Giao thông hàng hóa mùa dịch, khởi sắc kinh tế vùng biển

Ngay tại thời điểm này, tình hình dịch Covid đang diễn biến vô cùng phức tạp, nhiều địa phương đã thực hiện việc phong tỏa, giản cách xã hội. Tuy nhiên, khác với năm Covid trước, khi phong tỏa, giản cách không chỉ cấm người qua lại giữa các vùng, mà hàng hóa cũng không được lưu thông.

Chủ tịch thị xã La Gi thăm các chốt phòng chống dịch Covid-19

Sáng ngày 1/7, Chủ tịch thị xã La Gi Phạm Trọng Nhân đã đến thăm các tổ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Sách mới, phụ huynh lo lắng cho con học trước lớp 1

Thời gian này, khi dịch Covid-19 đang hoành hành thì vẫn có phụ huynh tìm gia sư để dạy cho con trước khi vào lớp 1. Tất cả phụ huynh đều có chung một lo lắng rằng, sách mới kiến thức nặng hơn nhiều sách cũ nên sợ không cho con học trước, qua năm con sẽ khó theo kịp chương trình.

Đại học không phải con đường lập nghiệp duy nhất

9 giờ đêm có việc phải đi gấp nhưng khi đề xe hơi không nổ. Giờ này, chẳng ga ra nào còn mở cửa. Nhấc máy gọi đại… chỉ ít phút sau người thợ sửa ô tô (chính là ông chủ ga ra) đã có mặt tại nhà kiểm tra, xem xét…

Giáo viên Bình Thuận tập huấn sách giáo khoa mới

Từ ngày 14 -18/6, tỉnh Bình Thuận tổ chức cho giáo viên học thay sách lớp 2 của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thông tin cải chính, xin lỗi

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cải chính thông tin, thành thật xin lỗi Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Kiên Giang và quý bạn đọc về sự cố đáng tiếc này.

Cha mất, 4 đứa nhỏ sẽ thế nào đây?

11 giờ 30 phút ngày 31/5, chị Dương Thị Kiều Oanh – SN 1984 nhận được hung tin chồng chị là anh Huỳnh Minh Tuấn – SN 1983 rơi xuống biển hiện đang mất tích.

Kỷ nguyên 4.0, xóa sổ học bạ giấy được không?

Được dán học bạ là hạnh phúc lắm rồi. Đây, in ra rồi ngồi chép lại vô học bạ giấy. Cái vụ ngồi chép mới căng, sai một tí là phải thay học bạ mới.

Con đường 'tử thần' ở thị xã La Gi đã giảm tai nạn giao thông

Đường Hùng Vương, con đường đẹp nổi tiếng của thị xã La Gi. Nếu gọi là con đường huyết mạch của thị xã cũng không sai, lượng xe lưu động trong thị xã và thông thương ra nhiều tỉnh thành mỗi ngày cũng khá đông.

Chạy dịch Covid, nhiều trường thay đổi lịch thi định kỳ liên tục

Thời điểm này, nhiều trường học trên cả nước đều tranh thủ tổ chức kỳ thi cuối kỳ 'chạy' đề phòng dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Vừa mới thông báo lịch kiểm tra định kỳ cuối năm ngày 22/5 chưa được bao lâu, nhiều trường học lại dời chuyển lịch kiểm tra xuống ngày 17, rồi ngày 10, ngày 8, ngày 7/5 vì sợ diễn biến dịch bất thường học sinh có thể phải nghỉ học bất cứ lúc nào.

Sự cần thiết phải kiểm tra học kỳ 2 sớm

Tại thời điểm này, đã có một số tỉnh thành tạm thời cho học sinh nghỉ học vì tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

'Bệnh viện cứ mổ đi, tôi đảm bảo máu không thiếu!'

Lúc 13h45 phút, ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận đã tiếp nhận một ca tai nạn giao thông khá đặc biệt mà bệnh nhân là một học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tánh Linh. Người đưa em vào viện cấp cứu lại chính là thầy giáo Võ Văn Cư hiện đang dạy em ở trường.

Sáu kiến nghị gấp về xếp lương giáo viên theo Thông tư mới

Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể, thống nhất cả nước để các địa phương tiến hành bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới thống nhất, đồng bộ cả nước.

Làm căn cước công dân, rất cần sự thấu hiểu và cảm thông của người dân

Có mặt tại điểm làm căn cước công dân thuộc địa điểm phường Tân An ngày 26/3, chúng tôi nhận thấy người dân đi làm thẻ rất đông. Bên trong các phòng cũng như phía ngoài hành lang đều chật kín người. Tuy thế, không có cảnh chen lấn, xô đẩy, ai ai cũng khá trật tự chờ được gọi tên.

Sẽ không có giáo viên nào bị tụt hạng, xuống hạng sau 20/3/2021

Trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, tôi chưa tìm thấy có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc 'xuống hạng'.

Bộ Giáo dục quán triệt các sở về việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

'Tôi đi dạy gần 20 năm, giờ phải học chứng chỉ nghề nghiệp, có vô lý?'

'Tôi dạy học gần 20 năm, một số đồng nghiệp khác trên dưới 10 năm mà vẫn phải đi học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì thật vô lý', một giáo viên chia sẻ.

La Gi: Thị trường hoa tết đìu hiu

Dạo một vòng quanh đường Thống Nhất tại thị xã La Gi vào những ngày sắp tết, chúng tôi nhận thấy sức mua hoa, cây cảnh năm nay có phần hạ nhiệt hơn tết năm ngoái.

Ðể ai cũng vui như tết

Năm nào cũng thế, cứ gần đến Tết Nguyên đán trên các diễn đàn, các mạng thông tin lại tràn ngập những câu chuyện buồn vì người bán hoa mất tết vì hàng bán ế. Nhiều hình ảnh những chậu hoa cây cảnh bị đập bể, phá nát, những khuôn mặt âu sầu vì thức ngủ, vì lo lắng khi cả đống tiền bỏ ra chưa thể thu hồi, khi công sức làm cả năm nay đều đổ sông đổ biển…

Giáo viên nên giao bài tập tết hay không?

Mỗi dịp tết về, câu chuyện có nên giao bài tập về nhà cho học sinh luôn được nhiều ý kiến quan tâm.

Hãy giao chất lượng từng lớp

Dự giờ là hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong trường học ở tất cả các cấp học hiện nay. Mỗi người sẽ nói về tác dụng của việc dự giờ khác nhau tùy theo từng vị trí của mỗi người đang đảm nhiệm.

Không thể chối bỏ tính tích cực 5 bước lên lớp của VNEN

Với VNEN, các bước lên lớp là: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng.

Phê duyệt tài liệu chỉnh sửa Bộ sách Cánh Diều

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép nhà xuất bản được điều chỉnh nội dung ngữ liệu sách theo bản mẫu 'Tài liệu điều chỉnh ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Bộ sách Cánh Diều'.

Ai quản lý chất lượng những hàng rong ngoài cổng trường?

Nếu như ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông đều có căn tin trong trường học thì bậc tiểu học gần như không có trường học nào cho phép nhà trường được mở bán căng tin. Tâm lý của tuổi nhỏ thích ăn hàng và thích mua đồ chơi. Vì thế, trường không bán các em sẽ tự tìm mua bên ngoài.

Cả 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 đều phải điều chỉnh

Năm học 2020 - 2021 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành giáo dục là việc áp dụng rộng rãi chương trình mới ở khối lớp 1. Đồng thời, lần đầu tiên chúng ta có tới 5 bộ sách giáo khoa để giáo viên chọn lựa đưa vào dạy trong nhà trường. Tuy thế, cũng là lần đầu tiên, dư luận phản ứng dữ dội nhất về những hạt 'sạn' trong sách. Điều đáng buồn nữa là, không chỉ một bộ sách dính sạn mà tất thảy cả 5 bộ sách đều bị mắc lỗi về nội dung như lỗi dùng từ, lỗi về câu, về ý nghĩa giáo dục, về lượng âm vần trong một bài học để giảm tải khối lượng kiến thức học sinh cần tiếp nhận.

Con em giáo viên chưa mặn mà với việc nối nghiệp vì cơ hội việc làm, thu nhập?

Con cái giáo viên đã được trải nghiệm đầy đủ cung bậc vui, buồn của nghề giáo, minh chứng là bố mẹ mình từ khi ... lọt lòng.

Vấn nạn học thêm - lỗi đâu chỉ mình giáo viên?

Từ trước đến nay, nói đến việc dạy thêm, học thêm người ta thường thi nhau lên án, chỉ trích và người trở thành tâm điểm để hứng chịu búa rìu dư luận cũng chính là giáo viên. Trong khi, để việc dạy thêm trở thành vấn nạn như hiện nay chắc chắn không chỉ mình các thầy cô giáo.

Có nên phát động học sinh góp tiền ủng hộ?

Những ngày này, tại các trường học ở cả 3 cấp (tiểu học, THCS và THPT) đang tổ chức phát động phong trào học sinh ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiên tai. Có trường tiểu học chỉ trong 1 tuần phát động số tiền thu được gần 10 triệu đồng. Trường THCS và THPT lại gấp 2 - 3 lần số tiền ấy. Việc kêu gọi học sinh trong trường học quyên góp, ủng hộ cũng đã trở thành phong trào từ thiện ở nhiều trường học hiện nay. Mỗi khi có học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo hay vùng quê nào đó bị thiên tai, bão lũ thì phong trào này lại phát huy tác dụng. Số tiền gom góp từ sự chung tay ấy đã giúp nhiều mảnh đời bất hạnh bớt đi phần nào sự khốn khổ.