Quyền tiếp cận công lý trong pháp luật tố tụng hình sự

Công lý và quyền tiếp cận công lý là một vấn đề quan trọng để thực hiện mục tiêu 'tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người (QCN), quyền công dân'. Bảo đảm công lý và quyền tiếp cận công lý đã được ghi nhận trong các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành, góp phần bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người, bảo đảm sự công bằng trong việc giải quyết và đưa ra các phán xử trong vụ án hình sự.

Tăng cường giáo dục quyền con người từ cấp cơ sở

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9-11-2022 Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương tổ chức thực hiện với nhiều đổi mới, hướng đến người dân, lấy con người làm trung tâm. Việc giáo dục quyền con người cho cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn - những người tiếp xúc trực tiếp với người dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành văn hóa, tác phong, ý thức tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người từ cấp cơ sở.

Những kiến nghị góp ý đối với việc sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người

Mua bán người là tội phạm xâm hại nghiêm trọng quyền con người (QCN), xâm hại danh dự, nhân phẩm, tự do của con người. Khi một người trở thành nạn nhân bị mua bán, nhà nước có trách nhiệm can thiệp, bảo vệ và hỗ trợ. Quyền và nhân phẩm của con người, trong đó có người bị lừa bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cần phải được tôn trọng, bảo vệ bằng các chính sách, thể chế và hỗ trợ xã hội. Cách tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền cần được hiện thực hóa vào Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đang được Bộ Công an dự thảo.

Luận bàn về nguyên tắc không phân biệt đối xử theo Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới

Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới (UDHR) là một trong những văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con người (QCN) ghi nhận các nguyên tắc căn bản của QCN, trong đó có nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được UDHR nhấn mạnh trong nhiều điều khoản và sau này, đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt trong nhiều công ước quốc tế quan trọng về QCN, được tiếp nhận, cụ thể hóa trong Hiến pháp và pháp luật của nhiều nước trên thế giới, trở thành một ngôn ngữ chung để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trên toàn thế giới, thúc đẩy hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.

Chuẩn mực quốc tế về quyền con người và giá trị tham chiếu với Việt Nam

Trong năm 2023, Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế tổ chức kỷ niệm 75 năm Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Tuyên ngôn) và 30 năm Hội nghị Thế giới về quyền con người (QCN) thông qua bản Tuyên bố và Chương trình Hành động Viên, do Việt Nam đề xuất, được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước ngoặt mới trong nỗ lực cam kết chung của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp thúc đẩy và bảo vệ QCN trên phạm vi toàn cầu; khẳng định giá trị bền vững ở tầm thời đại, xuyên thế kỷ của cả hai văn kiện quốc tế quan trọng này.

Chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam

Gần đây, trước một số thông tin không chính xác, chưa đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, cơ quan chức năng của Việt Nam đã họp báo yêu cầu đính chính thông tin; đồng thời, khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (QCN), trong đó có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân.

Việt Nam bảo đảm phát triển toàn diện quyền của người dân tộc thiểu số và người nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (Công ước CERD) từ năm 1982. Mới đây, Việt Nam đã có phiên đối thoại về thực thi Công ước lần thứ 5 tại khóa họp lần thứ 111 của Ủy ban tại trụ sở Liên hiệp quốc (Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ). Đây là dịp để Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong bảo đảm quyền của người DTTS và người nước ngoài (NNN) ở Việt Nam, góp phần bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Việt Nam xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (QCN) là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững.

Nâng cao hiệu quả truyền thông về quyền con người tại Việt Nam

Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: '… trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm 'dân là gốc'; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng'. Điều này tiếp tục được khẳng định trong Đề án 'Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027' (Đề án 407) và Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (Đề án 1079) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022.

Vì một ASEAN hòa bình, thịnh vượng

Biến động chính trị quốc tế thời gian gần đây đã và đang đặt ra nhiều nguy cơ với nền hòa bình, an ninh và tiến bộ nhân loại. Việt Nam cùng các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nỗ lực bảo đảm quyền con người (QCN) một cách chủ động, thực chất và bao trùm hơn. ASEAN sẽ tiếp tục đặt con người làm trung tâm phát triển của Cộng đồng trong thập kỷ tiếp theo và nâng tầm bảo vệ QCN lên một nấc thang tiến bộ mới.

Việt Nam tích cực tham gia thúc đẩy quyền con người toàn cầu

Việt Nam đã trở thành thành viên nhiệm kỳ 2023-2025 của Hội đồng nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống Liên hiệp quốc về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (QCN).

Cục Thuế Bình Định: 3 điểm sáng trong công tác thuế nửa đầu năm

Trong bối cảnh thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, Cục thuế Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý định hướng mở bằng công nghệ; triển khai các gói tài khóa, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và số hóa công tác quản lý thuế. Đây là 3 điểm sáng góp phần giúp đơn vị hoàn thành đa mục tiêu trong nửa đầu năm.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Kế thừa truyền thống dân tộc và các giá trị của nhân loại, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tư tưởng đồ sộ, trong đó có tư tưởng về pháp quyền và quyền con người. Có thể khẳng định, tôn trọng, bảo vệ quyền con người trong nhà nước pháp quyền là 'sợi chỉ đỏ' xuyên suốt tư tưởng của Người, vừa đóng góp vào các giá trị chung về quyền con người của nhân loại, vừa định hướng cho hoạt động của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

30 năm hành động vì quyền con người

'Tuyên bố và chương trình hành động Viên - VDPA' được thông qua dựa trên sự đồng thuận của đại diện 171 quốc gia tại Hội nghị thế giới lần 2 về nhân quyền ngày 25-6-1993 tại Viên, Áo. Tuyên bố cho phép làm mới lại cam kết của cộng đồng quốc tế sau Chiến tranh lạnh để thúc đẩy, bảo vệ các quyền con người (QCN); vạch ra một tầm nhìn mới cho hành động toàn cầu ủng hộ nhân quyền trong thế kỷ tiếp theo.

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của người khuyết tật

Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên hiệp quốc (LHQ) về quyền của người khuyết tật năm 2007 và phê chuẩn năm 2014, điều này thể hiện tinh thần, ý thức trách nhiệm của Việt Nam đối với việc bảo đảm, thực thi quyền của người khuyết tật.

Dấu ấn nổi bật đầu tiên của Việt Nam trên cương vị thành viên HĐNQ LHQ

Việc Việt Nam đề xuất, soạn thảo và thương lượng Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức, quyết tâm và hành động của các nước thành viên và cộng đồng quốc tế trong hiện thực hóa các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người (QCN) đề ra trong hai văn kiện này. Đây cũng là đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của HĐNQ LHQ, đúng như tinh thần phương châm tham gia của Việt Nam: 'Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả QCN cho tất cả mọi người' trong nhiệm kì thành viên HĐNQ (2023-2025).

Đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' của cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền

Đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' của cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng nhằm bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền dân sự của người chưa thành niên

Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Công ước ICCPR) vào ngày 24-9-1982. Sau Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước ICCPR lần thứ ba của Việt Nam vào tháng 3-2019, Việt Nam đã nhận được các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc (HRC), trong đó có một số khuyến nghị liên quan đến tư pháp người chưa thành niên. Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực thực thi Công ước ICCPR cũng như các khuyến nghị của HRC.

Việt Nam tích cực, chủ động khi là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc

Đối với Việt Nam, việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Phiên họp Cấp cao của HĐNQ chính thức mở đầu sự tham gia của Việt Nam với tư cách là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Thúc đẩy những giá trị về quyền con người theo các công ước quốc tế

Quyền dân sự, chính trị là một trong hai nhóm quyền cơ bản, thiết yếu cấu thành quyền con người (QCN). Việc nâng cao chất lượng thụ hưởng các QCN nói chung, quyền dân sự, quyền chính trị nói riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Triển khai nhiệm vụ quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực đáng kể để bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn.

Giải quyết những thách thức về nhân quyền trong năm 2023

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đứng trước những biến chuyển sâu sắc của thế giới trong thế kỷ này. Các xu thế nghịch đảo lẫn nhau, nhất là đối đầu giữa các cường quốc, đã và sẽ tác động tiêu cực đến việc thực thi, bảo đảm và bảo vệ quyền con người (QCN) của nhân loại nói chung, ASEAN nói riêng. Nội bộ Khối cũng đang chuyển mình sau gần 10 năm hình thành Cộng đồng với những vấn đề mới nổi lên. Tuy nhiên, tin tưởng rằng trong khả năng và nỗ lực của cả Cộng đồng, ASEAN có thể biến nguy cơ thành cơ hội cùng có lợi, 'không bỏ ai lại phía sau'.

Tập huấn kiến thức về quyền con người cho đội ngũ báo chí

Trong 3 ngày, từ 30-5 đến 1-6, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quyền con người (QCN) dành cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực phía Nam.

Sự gắn bó giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và phát triển bền vững

Nghị viện châu Âu đánh giá cao kết quả này của VN, bởi bảo đảm QCN không chỉ là tập trung vào phát triển kinh tế mà còn là phát triển xã hội, trong đó có các vấn đề xóa đói giảm nghèo, môi trường, quyền của người lao động...