70 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày tiếp quản Thủ đô vẫn mãi rực sáng trong tim mỗi chiến sĩ năm xưa. Hòa vào dòng chảy bất diệt của lịch sử dân tộc, những ký ức đó như một dấu son không bao giờ phai nhòa, mãi là những minh chứng sống động giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về những ngày thu lịch sử tháng 10/1954.
Cách đây 70 năm, ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội, trái tim yêu thương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi ách kìm kẹp, chiếm đóng, đô hộ của thực dân Pháp, mở ra trang sử mới cho thủ đô Hà Nội: Hòa bình và phát triển.
Những bức ảnh tại trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những cửa ô' tái hiện lại hình ảnh '5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về' đã in đậm trong ký ức người dân Thủ đô và cả nước.
Sáng 10/10 cách đây tròn 70 năm, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ, người dân Thủ đô tràn ra đường, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về. Đó thực sự là những thời khắc không thể quên. Cùng nhìn lại một số hình ảnh khó quên diễn ra trong ngày lịch sử 10/10/1954, để thấy rõ lời Bác: 'Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!'.
Tháng 10 này, Hà Nội kỷ niệm tròn 70 năm Ngày Tiếp quản Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đây là dịp không chỉ để nhớ về một dấu mốc lịch sử vĩ đại, mà còn để nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần quả cảm và đoàn kết của dân tộc, làm nên chiến thắng vinh quang.
Đại tá Dương Niết là một nhân chứng hiếm của Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308) nổi tiếng năm xưa. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), để bảo toàn lực lượng, tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị quân đội đầu tiên của ta rút khỏi Hà Nội. Đến ngày giải phóng Thủ đô, tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên được lệnh về tiếp quản Hà Nội…
Hoàng thành Thăng Long là một quần thể công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Đây cũng là nơi ghi dấu trang sử hào hùng của Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã trò chuyện với những nhân chứng lịch sử, những chiến sĩ trở về tiếp quản, giải phóng Thủ đô.
Ông chính là chỉ huy mặt trận Hà Nội trong 60 ngày đêm lịch sử, cũng là người Đại đoàn trưởng dẫn đầu Đại đoàn tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954.
Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân tiến vào Hà Nội trong rừng cờ hoa của 20 vạn người dân hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến.
Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băngrôn và biểu ngữ chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Những địa danh gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 không chỉ là 'chứng nhân' lặng lẽ của lịch sử, mà còn phản chiếu rõ nét hành trình chuyển mình mạnh mẽ của Hà Nội qua thời gian.
70 năm trôi qua, nhiều địa danh nổi tiếng như cầu Long Biên, Ga Hà Nội, Cột Cờ Hà Nội, Nhà hát lớn Hà Nội, chợ Đồng Xuân... đã có nhiều đổi khác.
Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.
Trước khi lui quân ra khỏi Hà Nội để lên An toàn khu chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô đã viết lên tường lời hẹn ngày về khi chiến thắng 'Hà Nội ơi, chúng tôi sẽ hẹn ngày chiến thắng trở về', 'Hỡi quân xâm lược Pháp, chúng tao hẹn ngày chiến thắng trở về', 'Tạm biệt nhé Hà Nội, chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng trở về'. Ngày 10/10/1954, các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô vinh dự cùng Đại đoàn quân Tiên phong dẫn đầu các cánh quân trở về tiếp quản Thủ đô, giữ trọn lời hẹn với Hà Nội.
Tại Đền Hùng, Bác Hồ căn dặn các chiến sĩ về tiếp quản Thủ đô phải luôn đoàn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, chăm tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Những ngày đầu tháng 2/1947, lực lượng của ta tiếp tục thực hiện nhiều trận đánh gây được tiếng vang, khiến quân Pháp bị hao tổn nhiều lực lượng, phương tiện.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) nhiều tuyến phố, địa điểm công cộng tại Hà Nội được trang trí cờ, hoa, pano...
Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước có vinh dự và tự hào là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ tối cao của Đảng và Nhà nước, cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương gắn bó với thời gian dài nhất, đã để lại biết bao dấu ấn sâu sắc và kỷ niệm thiêng liêng.
Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ.
Ngày 3/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân cựu Chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu Thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
70 năm trôi qua, nhưng những kỷ niệm về chặng đường từ chiến thắng Điện Biên Phủ về tiếp quản Thủ đô mãi in sâu trong tâm trí những người lính Trung đoàn pháo cao xạ 367 năm xưa.
Lượng khách du lịch nội địa tăng, có nơi tăng gấp hơn 6 lần. Cao tốc hoàn thành đã rút ngắn thời gian đi lại.
UBND TP. Vũng Tàu cho biết, trong hai ngày 1 - 2/9, lượng khách đến địa phương vui chơi, tắm biển sẽ tăng đột biến. Hôm qua (31/8), tuy thời tiết không thuận lợi, nhưng thành phố đã đón hơn 40.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vũng Tàu sẽ tiếp tục duy trì hình ảnh du lịch xanh – sạch – đẹp, đặc biệt là các bãi tắm để thu hút khách đến vui, chơi tắm biển.
Hà Nội những ngày này, tiết trời Thu trong trẻo, dịu dàng, ánh nắng chan hòa, dịu nhẹ, đâu đó, hương hoa sữa đã bảng lảng, quẩn quanh bầu không khí mang tới vẻ đẹp mơ màng, say đắm nhưng cũng đầy hào hùng, oanh liệt. Bởi đó cũng là vẻ đẹp của ngày Giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm.
Hơn 700 tác phẩm của hơn 300 tác giả từ 50 tỉnh, thành và cơ quan, đơn vị đã tham gia Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Các tác phẩm gửi gắm những thông điệp về hòa bình, kỳ vọng vào tương lai phát triển của Thủ đô .
Chương trình đêm hội 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 sẽ diễn ra vào tối 11/5 tại Khu đô thị Bắc sông Cấm.
Sau hơn 10 năm tổ chức ở khu vực Nhà hát thành phố, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 được Hải Phòng chuyển sang quảng trưởng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.
Thường trực Thành ủy Hải Phòng đồng ý với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 tại KĐT Bắc sông Cấm.
Năm 1956, tôi 10 tuổi, lần đầu được đi xem bóng đá. Đấy là trận đấu ở sân Cột Cờ (Hà Nội). Đội bóng thi đấu hôm ấy là Thể Công. Chính cái lần đầu tiên ấy đã gieo vào tôi suốt cuộc đời một tình yêu thủy chung son sắt với đội bóng Quân đội-Thể Công.
Thường niên, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, thị xã Sơn Tây đều tổ chức Hội trưng bày sinh vật cảnh nghệ thuật tại di tích Thành cổ Sơn Tây để phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của nhân dân địa phương và đông đảo du khách.
V.League 2023/24tạm nghỉ nhường chỗ cho Asia Cup, nhưng xem ra không yên chút nào. Liên tục ghế huấn luyện viên đổi chủ, trong đó nổi cộm nhất vẫn là 3 đội bóng 'đồng chủ sân' Hàng Đẫy.
Ngày 23/9/1954, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh đã ký quyết định thành lập Đoàn công tác thể dục, thể thao quân đội - quyết định có ý nghĩa đặt nền móng cho hoạt động thể thao của quân đội ta.
Trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng, được Đảng, Quân đội giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trên nhiều cương vị trọng yếu, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn có mặt ở những nơi gian khổ, ác liệt nhất, không ngừng cống hiến, hy sinh trọn đời cho lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cuộc đời hoạt động cách mạng hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Đại tướng đã để lại cho các thế hệ sau một tấm gương người chiến sỹ cộng sản kiên trung, mẫu mực. Với các thế hệ cán bộ huấn luyện viên, vận động viên của thể thao Quân đội, Đại tướng còn là người anh cả, người xây nền móng cho công tác thể dục thể thao trong Quân đội.
Cách đây 69 năm (10/10/195410/10/2023Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.
Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân tràn ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...
Tháng 10 là một tháng có nhiều ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm cả trong nước và quốc tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những ngày lễ đặc biệt và ý nghĩa trong tháng 10...
Bàn thắng của Ba Đẻn rút ngắn tỷ số xuống 1-2 giúp Đội bóng Thể Công có thế trận thăng hoa trong hiệp 2 trước đội tuyển Cuba. Điều không nhiều người nghĩ tới trước trận đấu là chiến thắng thì đã được những người lính Thể Công làm được bằng tinh thần thi đấu ngoan cường.
Tối 2/9, hàng loạt sự kiện, lễ hội khu vực ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức khai mạc, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách, người dân địa phương đến dự.
Cứ mỗi dịp Quốc khánh, tôi lại nhớ tới trận bóng đá lịch sử với đội tuyển Cuba vào ngày 2-9-1970. Với tôi đó là trận đấu để đời. Đó cũng là trận đấu mà một cầu thủ trẻ như tôi được vinh dự khoác chiếc áo đỏ Thể Công thi đấu trận bóng đá quốc tế chính thức đầu tiên trong cuộc đời cầu thủ.
Không khí vui tươi, sôi nổi, ấn tượng và đặc sắc là điều mà du khách cùng người dân địa phương cảm nhận được trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2023).
Tối 12/5, tại khu vực Nhà hát lớn TP Hải Phòng, lần đầu tiên đoàn Đoàn Nghi lễ Công an Nhân dân thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an tổ chức biểu diễn chương trình diễu hành phục vụ người dân, du khách. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra đúng dịp kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2023), chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2023.
Nhiều người cứ nghĩ Ánh Viên xuống bể là có huy chương vàng (HCV). Nhưng có ra biển lớn mới thấy toàn 'ngọa hổ tàng long'. Chưa nói đến việc giành quyền vào lượt thi chung kết, giành huy chương ở đấu trường châu lục, thế giới, chỉ riêng việc Ánh Viên đàng hoàng giành vé dự Olympic cũng là cột mốc của thể thao Việt Nam.
Nhiều di tích ghi dấu ấn các cuộc chiến đấu bảo vệ và giải phóng Thủ đô vẫn hiện hữu, nhắc nhở cho các thế hệ sau về những thời khắc lịch sử của dân tộc.
Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngập tràn cờ, hoa, biểu ngữ trong ngày hội lớn. Thủ đô bừng tiến quân ca của lớp lớp đoàn quân tiến về giải phóng, kết thúc vẻ vang 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp.